Văn hóa – Di sản

Đề nghị công nhận ấn vàng "Hoàng đế chi bảo" là bảo vật quốc gia

Văn Thiện 20:05 14/10/2024

UBND tỉnh Bắc Ninh đề nghị Bộ VHTT&DL xem xét, báo cáo Hội đồng thẩm định hiện vật trình Thủ tướng Chính phủ công nhận bảo vật quốc gia cho ấn vàng “Hoàng đế chi bảo”.

an-vang-1728860705.jpg
Ân vàng "Hoàng đế chi bảo" được trưng bày tại Bảo tàng Hoàng gia Nam Hồng- Bắc Ninh.

UBND tỉnh Bắc Ninh vừa có báo cáo về thực trạng công tác bảo vệ, bảo quản, phát huy giá trị bảo vật quốc gia của tỉnh. Lãnh đạo UBND tỉnh Bắc Ninh đề xuất Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch (VHTTDL) xem xét, báo cáo Hội đồng thẩm định hiện vật và hồ sơ hiện vật, trình Thủ tướng Chính phủ công nhận ấn vàng Hoàng đế chi bảo là bảo vật quốc gia.

"Thực hiện văn bản hướng dẫn của Bộ VHTTDL, UBND tỉnh Bắc Ninh giao Sở VHTTDL chủ trì, phối hợp với Bảo tàng Hoàng gia Nam Hồng xây dựng hồ sơ hiện vật kim bảo Hoàng đế chi bảo đề nghị Bộ VHTTDL thẩm định, trình Thủ tướng Chính phủ công nhận là bảo vật quốc gia đợt 13, năm 2024", báo cáo nêu.

Ấn vàng “Hoàng đế chi bảo” được đặt tên “Con dấu vàng quý hiếm Kim bảo tỷ” của Hoàng đế Minh Mạng (1791 - 1841), cao 10,4cm, mặt hình vuông, kích thước 13,8x13,7cm. Mặt trên của ấn khắc hai dòng chữ: “Minh Mạng tứ niên nhị nguyệt sơ tứ nhật cát thời chú tạo” (Được làm vào ngày 4/2, năm thứ 4 đời Vua Minh Mạng, tức ngày 4/2/1823) và “Thập thành hoàng kim trọng nhị bách bát thập lạng cửu tiền nhị phân” (Làm bằng vàng, nặng 280 lạng, 9 chỉ, 2 phân, khoảng 10,7kg). Đế ấn in dòng chữ “Hoàng đế chi bảo” (Báu vật của hoàng đế).

Ấn vàng “Hoàng đế chi bảo” nằm trong số 14 “kim ngọc, bảo tỷ” (ấn vàng, ấn ngọc) mà Hoàng đế Minh Mạng đã cho chế tác vào thời ông trị vì (1820-1841). Trong đó, 13 chiếc vẫn đang lưu giữ tại Bảo tàng Lịch sử quốc gia Việt Nam. Chiếc duy nhất còn lại chính là ấn “Hoàng đế chi bảo” có số phận gian truân, nhưng cuối cùng cũng được hồi hương về cố quốc, tạo ra được một bộ sưu tập ấn thời Minh Mạng hoàn mỹ, toàn vẹn.

Ấn vàng "Hoàng đế chi bảo" hiện được trưng bày tại Bảo tàng Hoàng gia Nam Hồng (TP Từ Sơn, Bắc Ninh). Trước đó, ông Nguyễn Thế Hồng - Giám đốc Công ty TNHH Bảo tàng Hoàng gia Nam Hồng đã chi 6,1 triệu Euro (hơn 153 tỷ đồng) mua lại ấn từ nhà đấu giá Millon của Pháp, dưới sự bảo trợ của Chính phủ và các bộ, ngành, cơ quan Việt Nam.

Tính đến tháng 10/2023, Bắc Ninh có 17 Bảo vật, nhóm Bảo vật Quốc gia gồm: Bộ tượng Phật Tam thế chùa Bút Tháp, Hương án chùa Bút Tháp và Tòa Cửu phẩm liên hoa chùa Bút Tháp (lưu giữ tại chùa Bút Tháp, xã Đình Tổ, huyện Thuận Thành); Cửa võng đình Diềm; Bia Tiến sĩ Văn Miếu Bắc Ninh; Tượng phật Adiđà (lưu giữ tại chùa Phật Tích, huyện Tiên Du); Tượng Quan âm nghìn mắt nghìn tay (lưu giữ tại chùa Bút Tháp, huyện Thuận Thành);

Bia “Xá Lợi Tháp Minh” (hiện lưu giữ tại Bảo tàng tỉnh Bắc Ninh); Rồng đá (Xà thần) (hiện lưu giữ tại đền thờ Lê Văn Thịnh, huyện Gia Bình); Ba pho tượng Tam Thế (hiện được lưu giữ tại chùa Linh Ứng, xã Gia Đông, huyện Thuận Thành); Bộ tượng 10 linh thú Chùa Phật Tích; Cột đá chạm rồng chùa Dạm; Bộ tượng Phật Tứ Pháp vùng Dâu - Luy Lâu (hiện thờ tại Chùa Dâu, Chùa Phi Tướng, Chùa Dàn, huyện Thuận Thành); Mộc bản sách “Hải Thượng y tông tâm lĩnh”; Thạp đồng văn hóa Đông Sơn (hiện lưu giữ tại Bảo tàng Hoàng gia Nam Hồng); Bia đá chùa Tĩnh Lự niên đại n1648 (hiện lưu giữ tại chùa Tĩnh Lự, huyện Gia Bình); Tượng Quan thế âm chùa Cung Kiệm niên đại 1449 (hiện được thờ tại chùa Cung Kiệm, huyện Quế Võ)./.

Bài liên quan
  • Tái hiện thực cảnh đánh cá Lễ hội Đả Ngư - nét văn hóa đặc sắc của xứ Đoài Hà Nội
    Sáng 13/10, Thị xã Sơn Tây (TP. Hà Nội) long trọng tổ chức Khai mạc thực cảnh đánh cá Lễ hội Đả Ngư Đền Và - năm Giáp Thìn 2024 tại khu vực Đầm Sen –phường Trung Hưng. Đồng chí Nguyễn Quang Hán, Phó Bí thư Thường trực Thị ủy – Chủ tịch HĐND thị xã; Ngô Đình Ngũ – Chủ tịch UBND thị xã cùng đông đảo Nhân dân và du khách thập phương tham dự buổi lễ.
(0) Bình luận
  • Giang Văn Minh và những giai thoại rạng danh xứ Đoài
    Nằm dưới chân núi Tổ, vùng đất cổ Đường Lâm, xứ Đoài không chỉ nổi tiếng là nơi sinh ra vua Phùng Hưng (cuối thế kỷ thứ VIII) và vua Ngô Quyền (thế kỷ thứ X) mà còn được biết đến là quê hương của Thám hoa Giang Văn Minh - một nhân vật lỗi lạc trong lịch sử ngoại giao của nước nhà, hồi cuối thế kỷ XVI - đầu thế kỷ XVII.
  • Tiếp thêm sức sống cho nghề truyền thống Thủ đô
    Là địa phương đứng đầu cả nước về số lượng các làng nghề truyền thống, các nghệ nhân và người làm nghề truyền thống Hà Nội đang không ngừng sáng tạo trong công tác gìn giữ, bảo tồn các làng nghề. Sự sáng tạo không chỉ mang lại một diện mạo mới, một sức sống mới cho các làng nghề mà còn gợi mở những không gian trải nghiệm văn hóa mới cho người dân Thủ đô và du khách.
  • Khởi công xây dựng đền thờ Đức vua Ngô Quyền
    Sáng 26/6, Tổng Bí thư Tô Lâm dự Lễ khởi công dự án xây dựng đền thờ Đức vua Ngô Quyền tại Khu di tích lịch sử quốc gia đặc biệt Cổ Loa (xã Cổ Loa, huyện Đông Anh).
  • Trưng bày “Báo chí Huế trong dòng chảy Báo chí Cách mạng Việt Nam”
    Nhân kỷ niệm 100 năm Ngày Báo chí Cách mạng Việt Nam, Hội Nhà báo Thành phố Huế phối hợp Ban Tuyên giáo và Dân vận Thành uỷ, Sở Văn hoá Thể thao tổ chức Triển lãm trưng bày “Báo chí Huế trong dòng chảy Báo chí cách mạng Việt Nam”.
  • Hà Nội: Thêm 9 di tích được xếp hạng cấp thành phố
    Ngày 10/6, UBND Thành phố Hà Nội ban hành Quyết định số 2859/QĐ-UBND về việc xếp hạng di tích lịch sử-văn hóa và danh lam thắng cảnh trên địa bàn Thành phố Hà Nội.
  • Công nhận hội Lim ở Bắc Ninh là di sản văn hóa phi vật thể quốc gia
    Hội Lim là nơi các giá trị lịch sử, tín ngưỡng và đặc biệt là Dân ca Quan họ Bắc Ninh được thực hành, bảo tồn và lan tỏa, thể hiện tính gắn kết bền chặt và tinh tế giữa các làng Quan họ.
Nổi bật Tạp chí Người Hà Nội
Đừng bỏ lỡ
Đề nghị công nhận ấn vàng "Hoàng đế chi bảo" là bảo vật quốc gia
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO