Văn hóa – Di sản

“Hồi sinh” ở di tích lịch sử cấp Quốc gia A So Airport

Hương Giang 13/10/2024 06:55

Sau khi được khắc phục hậu quả chất độc hóa học, khu vực sân bay A So (huyện A Lưới, Thừa Thiên Huế) đã đảm bảo an toàn và tạo điều kiện phát triển kinh tế - xã hội của địa phương.

Nằm giữa một thung lũng rộng lớn, sân bay A So (xã Đông Sơn, huyện A Lưới, tỉnh Thừa Thiên Huế) có diện tích 5km2 (dài 1.200m, rộng 800m) và là một trong 3 sân bay do đế quốc Mỹ xây dựng ở huyện A Lưới. Vào năm 1960, đế quốc Mỹ cho mở rộng đồn A So và xây dựng một sân bay nhằm tăng cường tiềm lực quân sự để chống lại các hoạt động vũ trang của quân và dân ta. Cùng thời điểm đó, xây dựng thêm sân bay A Co ở xã Hồng Thượng và sân bay A Lưới ở thị trấn A Lưới với mưu đồ gây khó khăn cho cuộc kháng chiến của nhân dân ta, khống chế hành lang chiến lược phía Tây dãy Trường sơn và ngăn chặn sự lớn mạnh của con đường chiến lược Hồ Chí Minh từ miền Bắc vào cũng như từ miền Nam ra.

z5921887410990_52839c224798ea61eaf1855a2bfb8a26.jpg
Di tích lịch sử cấp Quốc gia A So Airport.

Ngày 11/3/1966 các lực lượng vũ trang giải phóng và Trung đoàn 95 thuộc Sư đoàn 325B phối hợp chặt chẽ với lực lượng bộ đội địa phương (Huyện Đội A Lưới) cùng dân quân du kích tổ chức trận đánh, giải phóng Sân bay A So làm thất bại những mưu đồ của đế quốc Mỹ. Sau đó, đế quốc Mỹ cố gắng cứu vãn tình thế bằng cách dùng nhiều máy bay chiến lược B52 ném bom và rải một lượng chất độc dioxin (chất độc màu da cam) vượt quá mức cho phép xuống A Lưới.

Đế quốc Mỹ sử dụng thung lũng A So của huyện A Lưới làm sân bay dã chiến, nơi chứa và đựng chất độc hóa học, là trạm trung chuyển để không quân Mỹ đi phun rải ở khu vực miền trung Việt Nam. Trong vòng 10 năm (1961-1971), Thừa Thiên Huế với trọng điểm là sân bay A So là nơi hứng chịu hậu quả nặng nề của chất độc hóa học, tỉnh Thừa Thiên Huế có gần 16 nghìn người bị nhiễm chất độc da cam/dioxin và riêng huyện A Lưới có khoảng 5.000 người.

Năm 2023, Binh chủng Hóa học (Bộ Quốc phòng) đã công bố hoàn thành xử lý hiện trường đất nhiễm chất độc dioxin tại sân bay A So bằng phương pháp chôn lấp cô lập và phân huỷ sinh học. Sau khi hoàn thổ và bàn giao đất sạch cho địa phương đã trồng cây trên diện tích 5,23 ha… bên cạnh đó người dân nơi đây cũng tiến hành trồng rừng kinh tế phát triển nông nghiệp bền vững.

Clip "hồi sinh" ở di tích sân bay A So (huyện A Lưới, tỉnh Thừa Thiên Huế).

Điểm di tích sân bay A So là nơi chứng minh sức mạnh, ý chí quyết tâm, tinh thần quả cảm sáng tạo của quân và dân ta trong cuộc đấu tranh giành độc lập dân tộc. Sân bay A So là di tích lưu niệm sự kiện đã được Nhà nước công nhận là di tích lịch sử cấp Quốc gia vào tháng 2/2013.

Bài liên quan
(0) Bình luận
  • Giang Văn Minh và những giai thoại rạng danh xứ Đoài
    Nằm dưới chân núi Tổ, vùng đất cổ Đường Lâm, xứ Đoài không chỉ nổi tiếng là nơi sinh ra vua Phùng Hưng (cuối thế kỷ thứ VIII) và vua Ngô Quyền (thế kỷ thứ X) mà còn được biết đến là quê hương của Thám hoa Giang Văn Minh - một nhân vật lỗi lạc trong lịch sử ngoại giao của nước nhà, hồi cuối thế kỷ XVI - đầu thế kỷ XVII.
  • Tiếp thêm sức sống cho nghề truyền thống Thủ đô
    Là địa phương đứng đầu cả nước về số lượng các làng nghề truyền thống, các nghệ nhân và người làm nghề truyền thống Hà Nội đang không ngừng sáng tạo trong công tác gìn giữ, bảo tồn các làng nghề. Sự sáng tạo không chỉ mang lại một diện mạo mới, một sức sống mới cho các làng nghề mà còn gợi mở những không gian trải nghiệm văn hóa mới cho người dân Thủ đô và du khách.
  • Khởi công xây dựng đền thờ Đức vua Ngô Quyền
    Sáng 26/6, Tổng Bí thư Tô Lâm dự Lễ khởi công dự án xây dựng đền thờ Đức vua Ngô Quyền tại Khu di tích lịch sử quốc gia đặc biệt Cổ Loa (xã Cổ Loa, huyện Đông Anh).
  • Trưng bày “Báo chí Huế trong dòng chảy Báo chí Cách mạng Việt Nam”
    Nhân kỷ niệm 100 năm Ngày Báo chí Cách mạng Việt Nam, Hội Nhà báo Thành phố Huế phối hợp Ban Tuyên giáo và Dân vận Thành uỷ, Sở Văn hoá Thể thao tổ chức Triển lãm trưng bày “Báo chí Huế trong dòng chảy Báo chí cách mạng Việt Nam”.
  • Hà Nội: Thêm 9 di tích được xếp hạng cấp thành phố
    Ngày 10/6, UBND Thành phố Hà Nội ban hành Quyết định số 2859/QĐ-UBND về việc xếp hạng di tích lịch sử-văn hóa và danh lam thắng cảnh trên địa bàn Thành phố Hà Nội.
  • Công nhận hội Lim ở Bắc Ninh là di sản văn hóa phi vật thể quốc gia
    Hội Lim là nơi các giá trị lịch sử, tín ngưỡng và đặc biệt là Dân ca Quan họ Bắc Ninh được thực hành, bảo tồn và lan tỏa, thể hiện tính gắn kết bền chặt và tinh tế giữa các làng Quan họ.
Nổi bật Tạp chí Người Hà Nội
  • Khơi dậy giá trị di sản bị lãng quên từ quán Đạo giáo
    Trong hệ thống tín ngưỡng tôn giáo của người Việt, đình, chùa, đền, miếu từ lâu đã được nhận diện như những thiết chế tiêu biểu, in đậm dấu ấn trong tâm thức cộng đồng. Tuy nhiên, có một loại hình di tích tôn giáo từng giữ vai trò quan trọng trong đời sống tinh thần dân tộc nhưng dần bị lãng quên: đó là quán Đạo giáo. Cuốn sách "Quán Đạo giáo với một số vấn đề lịch sử và tôn giáo ở Việt Nam" của TS. Nguyễn Thế Hùng (NXB Chính trị quốc gia Sự thật, 2025) là một chuyên khảo công phu nhằm lấp đầy khoảng trống
  • Phường Sơn Tây (mới) ngày đầu thực hiện tổ chức chính quyền 2 cấp: Vì Nhân dân phục vụ
    Từ ngày 1/7/2025, cùng với cả nước, phường Sơn Tây (thị xã Sơn Tây cũ - thành phố Hà Nội) thực hiện hoạt động chính quyền 2 cấp. Từ đầu giờ sáng nay, 1/7, toàn bộ cán bộ, công chức Phục vụ hành chính công phường Sơn Tây đã có mặt đầy đủ, đã bắt tay ngay vào thực hiện nhiệm vụ.
  • Kỳ họp thứ Nhất HĐND phường Cửa Nam: Không để đứt gãy công việc khi vận hành chính quyền địa phương 2 cấp
    Thực hiện Luật Tổ chức chính quyền địa phương, sáng 1/7, HĐND phường Cửa Nam (Thành phố Hà Nội) khóa I, nhiệm kỳ 2021-2026 tổ chức kỳ họp thứ nhất để xem xét, quyết định công tác nhân sự và thực hiện các nội dung quan trọng thuộc thẩm quyền. Đây là kỳ họp đặc biệt của phường Cửa Nam để hoàn thiện tổ chức bộ máy, vận hành chính quyền địa phương 2 cấp hiệu lực, hiệu quả góp phần xây dựng và phát triển Thủ đô Văn hiến – Văn minh – Hiện đại.
  • Ngày đầu tiên vận hành chính quyền 2 cấp tại phường Ba Đình diễn ra thông suốt
    Sáng 1/7, 126 xã, phường trên địa bàn Thành phố Hà Nội chính thức vận hành theo mô hình chính quyền địa phương 2 cấp được đánh giá diễn ra thuận lợi, người dân đánh giá cao tinh thần phục vụ chu đáo của đội ngũ cán bộ, công chức.
  • Kỳ họp thứ Nhất HĐND phường Phú Thượng: Nâng cao hiệu quả phục vụ nhân dân
    Sáng 1/7, HĐND phường Phú Thượng (Hà Nội) khóa I tổ chức kỳ họp thứ Nhất, nhiệm kỳ 2021-2026, thông qua nhiều nghị quyết quan trọng nhằm thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội địa phương.
Đừng bỏ lỡ
“Hồi sinh” ở di tích lịch sử cấp Quốc gia A So Airport
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO