Văn hóa – Di sản

Địa điểm Mít tinh Mỹ Lợi được xếp hạng di tích lịch sử cấp tỉnh Thừa Thiên Huế

Hương Giang 20:35 10/08/2024

Địa điểm Mít tinh Mỹ Lợi (xã Vinh Mỹ, huyện Phú Lộc, tỉnh Thừa Thiên Huế) được xếp hạng là di tích lịch sử (lưu niệm sự kiện) cấp tỉnh Thừa Thiên Huế.

3loi.jpg
Trao bằng xếp hạng Địa điểm Mít tinh Mỹ Lợi là di tích lịch sử cấp tỉnh Thừa Thiên Huế.

Ngày 9/8, UBND xã Vinh Mỹ (huyện Phú Lộc, tỉnh Thừa Thiên Huế) tổ chức lễ đón nhận bằng xếp hạng Địa điểm Mít tinh Mỹ Lợi là di tích lịch sử (lưu niệm sự kiện) cấp tỉnh Thừa Thiên Huế. Dự buổi lễ có ông Đặng Ngọc Trân - Trưởng Ban Nội chính Tỉnh ủy Thừa Thiên Huế, bà Hoàng Thị Diệu Hoa - Phó Chủ tịch HĐND huyện Phú Lộc, ông Nguyễn Hải Đăng - Phó Chủ tịch UBND huyện Phú Lộc và đông đảo người dân xã Vinh Mỹ.

Mỹ Lợi là nơi thành lập lực lượng Tự vệ Đỏ, tổ chức nhiều cuộc Mít tinh, phong trào biểu tình chống dự án thuế mới, đòi tự do dân chủ… và là nơi làm việc và đóng trụ sở của các cơ quan, trường học như Ty Công an, Tòa án tỉnh đóng tại thôn 3, Ty Giáo dục, Trường Trung học kháng chiến Lâm Mộng Quang, Việt Minh Bạch Vân…

Trong cuộc Cách mạng tháng 8/1945, nhân dân xã Vinh Mỹ nói riêng và nhân dân các xã khu 3 huyện Phú Lộc nói chung đã cho thấy sự sáng tạo, chủ động, nhạy bén trong việc thực hiện chủ trương khởi nghĩa, giành chính quyền. Hơn nữa, việc giành chính quyền sớm đã cho phép người dân Vinh Mỹ, khu 3 tham gia vào việc giành chính quyền ở huyện lỵ Phú Lộc, qua đó đóng góp một phần công sức vào thành quả cách mạng chung của huyện và tỉnh Thừa Thiên Huế.

Trải qua hai cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ, nhân dân Vinh Mỹ vẫn đứng vững trong mưa bom, lửa đạn của kẻ thù, tượng trưng cho sức chiến đấu kiên cường bất khuất của dân làng Mỹ Lợi đi theo cách mạng cho đến ngày toàn thắng. Những sự kiện lịch sử diễn ra tại Mỹ Lợi đã tô thắm thêm truyền thống yêu nước đấu tranh chống giặc ngoại xâm của dân tộc ta, góp phần giáo dục truyền thống yêu nước, lòng tự hào dân tộc cho thế hệ trẻ.

4loi.jpg
Bia tưởng niệm Địa điểm Mít tinh Mỹ Lợi.

Bia tưởng niệm Địa điểm Mít tinh Mỹ Lợi là biểu tượng của hòa bình, của lòng yêu nước, là nơi giáo dục truyền thống cách mạng, là địa chỉ đỏ cho lớp lớp thế hệ con cháu mai sau học tập, noi gương thế hệ đi trước, từ nền tảng đó từng bước xây dựng và bảo vệ đất nước ta ngày một cường thịnh. Địa điểm Mít tinh Mỹ Lợi được UBND tỉnh Thừa Thiên Huế xếp hạng là di tích lịch sử cấp tỉnh Thừa Thiên Huế (lưu niệm sự kiện) theo Quyết định số 704/QĐ-UBND ngày 21/3/2024.

Bài liên quan
(0) Bình luận
  • Hỏa dược khố, Quan Tượng Đài triều Nguyễn như bị “lãng quên” ở phía Tây Nam Kinh thành Huế
    Hỏa dược khố và Quan Tượng Đài của triều Nguyễn ít khách đến tham quan, chiêm ngưỡng do bị khóa cổng khiến 2 di tích như bị “lãng quên” ở phía Tây Nam Kinh thành Huế.
  • Bảo tồn, phát huy giá trị Di sản văn hóa phi vật thể Quốc gia dệt Dèng A Lưới
    Di sản văn hóa phi vật thể Quốc gia nghề dệt Dèng của đồng bào các dân tộc huyện A Lưới (TP Huế) đang được bảo tồn và phát huy giá trị với các sản phẩm văn hóa kết hợp hiện đại phục vụ du lịch, trải nghiệm, trình diễn thời trang.
  • Đình, chùa Tây Vị được công nhận là di tích lịch sử, nghệ thuật cấp thành phố
    Chùa Tây Vị không chỉ là nơi thờ Phật, mà còn là trung tâm sinh hoạt tôn giáo, một biểu tượng cố kết cộng đồng từ xưa đến nay. Sự tồn tại của ngôi chùa là minh chứng cho thấy sự hưng thịnh và tầm ảnh hưởng của Phật giáo đối với người dân nơi đây.
  • Nghệ sĩ Phạm Ngọc Trâm: Kể chuyện di sản bằng đường thêu nét nhuộm
    Giữa nhịp sống hiện đại, khi nhiều nghề thủ công truyền thống dần bị lãng quên, nghệ sĩ Phạm Ngọc Trâm lại chọn gắn bó với nghệ thuật thêu - một công việc đòi hỏi sự tỉ mỉ, kiên trì và cả chiều sâu văn hóa. Không chỉ nghiên cứu, thực hành nghệ thuật, chị còn là người kết nối textile art (nghệ thuật tạo hình từ sợi vải) với di sản văn hóa Việt Nam, khám phá và tái hiện những giá trị thêu cổ bằng góc nhìn đương đại. Từ xưởng thêu ven sông Hội An đến các triển lãm, workshop, hành trình của Ngọc Trâm là sự kết hợp giữa nghiên cứu, sáng tạo và gìn giữ ký ức dân tộc, nơi mỗi mũi chỉ, đường kim đều kể một câu chuyện về truyền thống và bản sắc.
  • "Hội diều làng Bá Dương Nội" đón nhận Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia
    Chiều 12/4, huyện Đan Phượng (Hà Nội) tổ chức Lễ đón nhận Di sản văn hóa phi vật thể Quốc gia “Hội Diều làng Bá Dương Nội” và Bằng công nhận danh hiệu “Nghề truyền thống Hà Nội” đối với nghề làm diều sáo làng Bá Dương Nội, xã Hồng Hà, huyện Đan Phượng.
  • Lễ hội Tổng Nam Phù vào danh mục Di sản văn hóa phi vật thể cấp quốc gia
    Lễ hội Tổng Nam Phù được ghi danh vào Danh mục Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia là minh chứng cho những giá trị văn hóa được bảo tồn và phát huy qua nhiều thế hệ, là biểu tượng cho sự gắn kết cộng đồng, nơi truyền thống được tôn vinh và giá trị văn hóa được thắp sáng hôm nay và mai sau.
Nổi bật Tạp chí Người Hà Nội
  • Trưng bày "Non sông liền một dải": Tái hiện hành trình thống nhất thiêng liêng của dân tộc
    Nhân kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2025), Bảo tàng Lịch sử quốc gia tổ chức trưng bày chuyên đề “Non sông liền một dải” nhằm tái hiện hành trình đấu tranh kiên cường, bất khuất của toàn Đảng, toàn dân và toàn quân ta trong suốt 21 năm kháng chiến chống Mỹ cứu nước.
  • “Di sản công nghiệp” - nguồn lực để Hà Nội tạo ra các trung tâm công nghiệp văn hóa
    Phát triển công nghiệp văn hóa (CNVH) được Thành phố Hà Nội xác định là một trong những chủ trương quan trọng, tạo động lực phát triển kinh tế - xã hội. Thực tế, Hà Nội có nhiều lợi thế để xây dựng, phát triển trung tâm CNVH, trong đó Thành phố có thể tái sử dụng và hồi sinh các “di sản công nghiệp” để mở ra các không gian sáng tạo.
  • Hồi sinh nghệ thuật truyền thống trong đời sống đương đại
    Nghệ thuật truyền thống là một phần không thể tách rời trong đời sống văn hóa Việt Nam, góp phần gìn giữ bản sắc dân tộc qua bao thế hệ. Từ những câu hò, điệu lý, làn điệu chèo, tuồng, cải lương, đến tranh dân gian Đông Hồ, Hàng Trống hay nghệ thuật múa rối nước… tất cả đều mang trong mình hơi thở của lịch sử và tâm hồn Việt. Tuy nhiên, trong guồng quay của nền kinh tế thị trường và sự lên ngôi của các loại hình giải trí hiện đại, nghệ thuật truyền thống đang đối mặt với nhiều thách thức. Làm thế nào để bảo tồn và phát huy nghệ thuật truyền thống trong đời sống hiện đại - đó là yêu cầu, nhiệm vụ cần thiết, đòi hỏi sự chung tay của cả cộng đồng.
  • Hà Nội yêu cầu đảm trật tự, an toàn giao thông dịp nghỉ lễ 30/4 - 1/5
    UBND TP Hà Nội vừa có Công văn số 1541/UBND-ĐT chỉ đạo các đơn vị bảo đảm trật tự, an toàn giao thông phục vụ nhu cầu đi lại của Nhân dân dịp nghỉ lễ 30/4 - 1/5 và cao điểm du lịch hè 2025.
  • Cầu truyền hình "Vang mãi khúc khải hoàn" được thực hiện tại 3 điểm cầu của 3 miền Bắc, Trung, Nam.
    Cầu truyền hình "Vang mãi khúc khải hoàn" kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước sẽ được thực hiện tại 3 điểm cầu ở Hà Nội, Quảng Trị và TP.HCM.
Đừng bỏ lỡ
Địa điểm Mít tinh Mỹ Lợi được xếp hạng di tích lịch sử cấp tỉnh Thừa Thiên Huế
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO