Văn hóa – Di sản

Khu Di tích trận chiến lịch sử Bình Ba nhận bằng xếp hạng Di tích quốc gia

Nguyễn Lâm 12:13 03/08/2024

Di tích lịch sử "Địa điểm trận chiến ngày 6/6/1969 tại Bình Ba" (tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu) là nơi tưởng niệm 3.050 anh hùng liệt sỹ của Trung đoàn 33 đã hy sinh vì sự nghiệp thống nhất đất nước.

e5b07mws.png
Lãnh đạo UBND tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu và UBND H.Châu Đức đón nhận bằng xếp hạng di tích quốc gia (ảnh: Nguyễn Long)

UBND tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu vừa tổ chức Lễ đón nhận Bằng xếp hạng Di tích quốc gia cho Địa điểm trận chiến ngày 6/6/1969 tại Bình Ba, xã Bình Ba, huyện Châu Đức. Sự kiện này đánh dấu sự công nhận chính thức về giá trị lịch sử, khoa học và quân sự của di tích này.

Trước đó, vào ngày 29/12/2023, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã ban hành Quyết định số 4248/QĐ-BVHTTDL, xếp hạng di tích lịch sử này là Di tích quốc gia.

Di tích lịch sử Địa điểm trận chiến ngày 6.6.1969 tại Bình Ba là khu tưởng niệm các Liệt sĩ Tiểu đoàn 1, Trung đoàn 33. Cách đây 55 năm, ngày 6.6.1969, trong trận đánh Bình Ba Xăng, 53 cán bộ, chiến sĩ Trung đoàn 33 Quân giải phóng đã anh dũng hy sinh và bị địch chôn tập thể tại xã Bình Ba.

Hài cốt của các anh đã được đưa về nghĩa trang liệt sĩ tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu nhưng nhân dân địa phương vẫn tiếp tục thờ cúng tưởng nhớ các anh. Khu di tích rộng 4.094m2, gồm tượng đài, bia ghi danh 49 chiến sĩ bị địch đào hố chôn tập thể, Nhà truyền thống trưng bày những hình ảnh các chiến sĩ trong quá trình tham gia chiến đấu với quân địch để bảo vệ Tổ quốc và những buổi họp mặt xúc động từ khi hòa bình lập lại đến nay của các chiến sĩ trên khắp mọi miền đất nước.

Hơn nửa thế kỷ đã trôi qua, với tấm lòng trân trọng, tri ân các liệt sĩ, nhân dân địa phương và đồng đội luôn tìm đến cúng viếng các liệt sĩ ngay tại địa điểm mà ngày nay đã trở thành Khu tưởng niệm Trung đoàn 33 anh hùng.

Trung đoàn 33, thành lập ngày 25/4/1965 tại Quảng Bình, là đơn vị chủ lực của Bộ Tư lệnh Miền Đông Nam Bộ trong kháng chiến chống Mỹ. Trung đoàn đã chiến đấu trên nhiều mặt trận, với hơn 3.000 cán bộ, chiến sĩ hy sinh tại Bà Rịa - Vũng Tàu và Đồng Nai. Trung đoàn đã được phong tặng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân vì những thành tích xuất sắc trong chiến đấu.

Ngày nay, khu di tích này là nơi tưởng niệm 3.050 anh hùng liệt sĩ của Trung đoàn 33, mang nhiều giá trị lịch sử, khoa học quân sự và là nguồn cảm hứng cho các thế hệ sau về lòng yêu nước và tinh thần chiến đấu vì Tổ quốc.

Phát biểu tại lễ đón nhận di tích cựu chiến binh Trung đoàn 33 xúc động nói mơ ước lớn của những người lính nằm lại nơi chiến trường đã thành sự thật khi ngày 30-4-1975 đất nước sạch bóng quân thù, non sông nối liền một dải. Ông Nguyễn Công Vinh - Phó Chủ tịch UBND tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu chia sẻ là di tích quốc gia địa điểm trận chiến ngày 6-6-1969 Bình Ba mang nhiều giá trị về lịch sử, khoa học quân sự, chiến thuật, chiến lược quân sự tại chiến trường.

Di tích cũng là bằng chứng hùng hồn ca ngợi sự dũng cảm,hy sinh quên mình vì sự nghiệp giải phóng dân tộc, thống nhất non song của những người lính Bộ đội Cụ Hồ; là địa chỉ đỏ, nơi giáo dục lòng yêu nước, truyền thống đấu tranh cách mạng anh hùng, nơi tham quan du lịch tâm linh cho các thế hệ người Việt Nam hôm nay và mai sau./.

Bài liên quan
  • Tu bổ Chùa Cầu (Hội An): "Không thể tránh làm cho di tích có phần “mới” ra"
    "Việc phục hồi màu sắc, dù thế nào cũng không thể tránh làm cho di tích có phần “mới” ra, nhưng điều quan trọng hơn là đã giữ gìn được tính nguyên gốc, đảm bảo tính nguyên tắc trong tu bổ di tích phù hợp với bản chất vốn có của di tích”, Trung tâm Quản lý Bảo tồn Di sản Văn hóa Hội An đưa ra thông tin trước những ồn ào về việc “làm mới” Chùa Cầu.
(0) Bình luận
Nổi bật Tạp chí Người Hà Nội
  • Tuần lễ chiếu phim đặc sắc về Quân đội nhân dân Việt Nam
    Tuần phim Kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam (22/12/1944 – 22/12/2024) sẽ diễn ra tại thành phố Cao Bằng (từ ngày 9/12 đến ngày 13/12) và trên phạm vi cả nước (từ 19/12 đến ngày 25/12).
  • Thêm một cuốn sách về tôn giáo và đời sống tôn giáo ở Việt Nam
    Để giúp bạn đọc hiểu rõ và đầy đủ hơn về các tôn giáo, đời sống tôn giáo ở Việt Nam, Nhà xuất bản Chính trị quốc gia Sự thật xuất bản cuốn sách “Tôn giáo và đời sống tôn giáo ở Việt Nam - Hỏi và đáp” của tác giả Nguyễn Thái Bình và Đỗ Thị Thanh Hương.
  • Họa mi vương vấn
    Chọn cho mình một góc quán cà phê ngoài trời, tôi nhìn dọc theo Phố sách Hà Nội. Vài ba người có lẽ là khách du lịch đang thích thú chụp ảnh và lựa sách, thi thoảng so vai, sửa lại khăn choàng khi có cơn gió ngang qua.
  • [Podcast] Dẻo thơm hương vị bánh gai làng Giá
    Nhắc tới bánh gai có lẽ nhiều người sẽ nghĩ tới bánh gai Ninh Giang (Hải Dương), bánh gai bà Thi (Nam Định) hay bánh gai tứ Trụ (Thanh Hóa), nhưng nếu một lần được thưởng thức bánh gai làng Giá - Xứ Đoài của Thủ đô Hà Nội tại huyện Hoài Đức bạn sẽ nhớ mãi. Theo quan niệm của người dân làng Giá (xã Yên Sở, H. Hoài Đức), bánh gai là thể hiện cho con người giao hòa với trời đất, âm dương, vì thế, công đoạn làm bánh phải thật công phu.
  • Hà Nội đẩy mạnh ứng dụng khoa học công nghệ phát triển kinh tế tuần hoàn trong nông nghiệp
    Nhằm phát huy các tiềm năng, lợi thế sẵn có của Hà Nội để phát triển kinh tế tuần hoàn trong nông nghiệp (nông nghiệp tuần hoàn); Thành phố sẽ triển khai nhiều giải pháp đẩy mạnh phát triển khoa học và ứng dụng, chuyển giao công nghệ thúc đẩy kinh tế tuần hoàn trong nông nghiệp trên địa bàn Hà Nội hướng tới phát triển nông nghiệp xanh và bền vững.
Đừng bỏ lỡ
Khu Di tích trận chiến lịch sử Bình Ba nhận bằng xếp hạng Di tích quốc gia
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO