Văn hóa – Di sản

Đình Trung Kiền (Thừa Thiên Huế) đón nhận Bằng xếp hạng di tích lịch sử cấp tỉnh

Hương Giang 09:08 19/04/2024

Công bố Quyết định và đón nhận Bằng xếp hạng di tích lịch sử cấp tỉnh Thừa Thiên Huế đình Trung Kiền (xã Lộc Tiến, huyện Phú Lộc, tỉnh Thừa Thiên Huế).

2024.4.18.dinhtrungkien2..jpg
Đại biểu đến dự lễ Công bố Quyết định và đón nhận Bằng xếp hạng di tích lịch sử cấp tỉnh Thừa Thiên Huế đình Trung Kiền.

Ngày 18/4, UBND xã Lộc Tiến (huyện Phú Lộc, tỉnh Thừa Thiên Huế) long trọng tổ chức lễ Công bố Quyết định và đón nhận Bằng xếp hạng di tích lịch sử cấp tỉnh đình Trung Kiền. Dự buổi lễ có ông Nguyễn Thanh Bình - Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Thừa Thiên Huế cùng đại diện lãnh đạo Ban Tuyên giáo Tỉnh uỷ, lãnh đạo Sở Văn hoá và Thể thao, đại diện lãnh đạo huyện Phú Lộc và đông đảo người dân thôn Trung Kiền (xã Lộc Tiến).

Đình Trung Kiền toạ lạc tại thôn Trung Kiền được khởi dựng vào năm Cảnh Hưng thứ 10 (1749). Sau đó, vào thời vua Gia Long (1811) được sửa chữa một số hạng mục nhỏ.

Đình Trung Kiền là nơi gắn liền với dấu tích công lao của bà Hựu Thiên Thuần hoàng hậu Dương Thị Thục (ái nữ ông Dương Quang Hướng, vợ vua Đồng Khánh, mẹ vua Khải Định). Vào năm Đinh Sửu (1937) cúng dường tiền bạc để tu sửa đình làng và tại gian chính giữa phát tâm của bà vẫn còn bức hoành, khắc dòng chữ “Đình Trung Kiền”.

Đình Trung Kiền có giá trị tiêu biểu về mặt lịch sử, văn hóa và kiến trúc. Là nơi lưu giữ giá trị văn hóa vật thể với kiến trúc truyền thống của người Việt thuộc loại hình tín ngưỡng dân gian, cùng với giá trị vật thể đình Trung Kiền còn là nơi lưu giữ những giá trị văn hóa phi vật thể, mặc dù có ảnh hưởng của quá trình đô thị hóa tác động nhưng khu vực đình Trung Kiền vẫn còn giữ được nét cơ bản của cư dân nông nghiệp trong các lễ cúng hằng năm tưởng nhớ công ơn những bậc tiền nhân đã có công lập làng giữ nước… Tuy được trùng tu nhiều lần, song vẫn giữ nét cổ kính truyền thống như bao ngôi đình khác trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế.

Việc bảo tồn di tích đình Trung Kiền là cấp thiết nhằm gìn giữ những giá trị lịch sử, văn hóa của địa phương trên tinh thần Nghị quyết số 54-NQ/TW ngày 10/12/2019 của Bộ Chính trị về xây dựng và phát triển Thừa Thiên Huế đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045. Ngày 21/3/2024, UBND tỉnh Thừa Thiên Huế đã có Quyết định số 708/QĐ-UBND xếp hạng đình Trung Kiền là di tích lịch sử cấp Tỉnh.

2024.4.18.dinhtrungkien.-1-.jpg
Trao Bằng xếp hạng di tích lịch sử cấp tỉnh Thừa Thiên Huế đình Trung Kiền.
2024.4.18.dinhtrungkien5..jpg
Ra mắt Ban quản lý di tích lịch sử đình Trung Kiền.

Tại buổi lễ, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Thừa Thiên Huế Nguyễn Thanh Bình chia vui và chúc mừng bà con nhân dân thôn Trung Kiền đã vinh dự được đón nhận Bằng xếp hạng di tích lịch sử cấp tỉnh đình Trung Kiền. Với những giá trị lịch sử, văn hoá trong tiến trình phát triển của lịch sử dân tộc đình Trung Kiền là chứng nhân lịch sử, là địa điểm ghi dấu những đóng góp không nhỏ của nhân dân làng Trung Kiền vào sự nghiệp cách mạng của huyện Phú Lộc.

Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh hy vọng với việc được xếp hạng là di tích lịch sử cấp Tỉnh, là một dấu mốc trong quá trình xây dựng, giữ gìn và phát huy những giá trị lịch sử, văn hoá, kiến trúc của đình Trung Kiền. Qua đó, góp phần lan tỏa giá trị, giáo dục lịch sử truyền thống đến với các thế hệ trẻ. Đồng thời, mong muốn chính quyền địa phương và Ban quản lý di tích đình Trung Kiền luôn quan tâm, tiếp tục phát huy và chung tay cùng bà con nhân dân trong việc quản lý, bảo tồn, tôn tạo để di tích ngày càng hoàn thiện hơn.

Bài liên quan
(0) Bình luận
  • Thông qua quyết định về bảo tồn Hoàng thành Thăng Long-Hà Nội tại Kỳ họp thứ 46 của Ủy ban Di sản thế giới
    Hồ sơ bảo tồn và phát huy giá trị Di sản thế giới Khu trung tâm Hoàng thành Thăng Long được thông qua mở ra việc khơi thông Trục Hoàng Đạo, tiến tới khôi phục không gian và Chính điện Kính Thiên.
  • Điệu múa trống bồng làng Triều Khúc
    Múa bồng đã xuất hiện ở nhiều nơi tại nhiều lễ hội và mỗi nơi múa bồng lại có dáng vẻ riêng. Tuy nhiên đến nay chỉ duy nhất ở làng Triều Khúc điệu múa này còn giữ được nguyên hồn cốt và thần thái.
  • Làm "sống lại" trò chơi được vua quan triều Nguyễn yêu thích
    “Đầu hồ” trò chơi truyền thống được vua, hạ thần, quan lại thời nhà Nguyễn yêu thích vừa được “Trung tâm Trải nghiệm thực tế ảo (VR) – Đi tìm Hoàng Cung đã mất” ra mắt và du khách có thể trải nghiệm trong Đại Nội Huế.
  • Đề nghị Lễ hội Sayangva vào danh mục Di sản văn hóa
    Lễ hội Sayangva còn gọi là lễ cúng thần Lúa hay là Mừng lúa mới. Đây là lễ hội lớn nhất của người Chơro, thường diễn ra từ rằm tháng 2 đến rằm tháng tư âm lịch hàng năm vào những ngày trời đẹp, đêm có trăng sáng. Lễ hội truyền thống này mang ý nghĩa cầu cho mưa thuận gió hòa, mùa màng bội thu, cuộc sống no đủ.
  • Vẻ đẹp của ngôi chùa thờ vị thiền sư đầu tiên được phong hiệu Quốc sư
    Chùa Non Nước tên Hán là Sóc Thiên Vương Thiền Tự, nằm trong quần thể di tích Đền Sóc (xã Phù Linh, huyện Sóc Sơn, TP. Hà Nội) không chỉ là nơi có cảnh đẹp kỳ vĩ giữa núi rừng mà nơi đây còn lưu giữ những giá trị lịch sử lâu đời của văn hóa Phật giáo Việt Nam.
  • “Bão Thánh Gióng hái cà” ở làng Bẽ
    Nói đến sự tích Thánh Gióng, mọi người đều nhớ chuyện cậu bé làng Gióng ở huyện Gia Lâm. Sau ba năm từ lúc sinh ra, cậu nằm trên chõng tre im lặng, chẳng biết nói cười. Đến một ngày nghe tiếng loa của sứ giả vua Hùng gọi tìm người tài, cậu vươn vai đứng dậy tình nguyện đi đánh giặc Ân.
Nổi bật Tạp chí Người Hà Nội
Đừng bỏ lỡ
Đình Trung Kiền (Thừa Thiên Huế) đón nhận Bằng xếp hạng di tích lịch sử cấp tỉnh
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO