Văn hóa – Di sản

Di tích đền thờ Lê Khắc Cẩn đón nhận Bằng xếp hạng Di tích quốc gia

KT 02/05/2024 07:54

Tối 1/5, UBND huyện An Lão, thành phố Hải Phòng, tổ chức Lễ đón nhận Bằng xếp hạng Di tích quốc gia Đền thờ Lê Khắc Cẩn. Sự kiện nằm trong chuỗi hoạt động chào mừng Lễ hội Hoa Phượng đỏ thành phố Hải Phòng năm 2024 với chủ đề “Hải Phòng - Bừng sáng miền Di sản”.

13a7f4f5-f23a-4383-9868-69ac460b9570-screenshot_1714405581_highres.png
Khuôn viên đền thờ tiến sĩ, nhà thơ yêu nước Lê Khắc Cẩn. Ảnh: Lê Dũng

Đây là sự kiện mà Hải Phòng cùng cả nước hướng về Lễ kỷ niệm 49 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước và người dân thành phố hướng về 69 năm Ngày Giải phóng Hải Phòng, hưởng ứng Lễ hội Hoa phượng đỏ năm 2024; kỷ niệm 155 năm, ngày mất của Tiến sỹ, nhà thơ yêu nước Lê Khắc Cẩn.

Đền thờ Tiến sĩ, Nhà thơ yêu nước Lê Khắc Cẩn tôn thờ Song nguyên Hoàng giáp Lê Khắc Cẩn, một vị quan trung quân, ái quốc, một nhà văn hóa lớn của Việt Nam thế kỷ XIX.

Đền được xây dựng trên chính mảnh đất quê hương của ông ở làng Hạnh Thị, tổng Đại Phương Lang, huyện An Lão, phủ Kiến Thụy, tỉnh Hải Dương, nay là thôn Hạnh Thị, xã An Thọ, huyện An Lão, thành phố Hải Phòng.

Đến tham quan đền thờ, du khách được tìm hiểu truyền thống lịch sử, công đức của Tiến sĩ, nhà thơ yêu nước Lê Khắc Cẩn hiện được thờ phụng tại đền. Theo các tư liệu lịch sử và thư tịch cổ, năm Ất Mão (1855), ông đỗ đầu kỳ thi Hương tại trường thi Nam Định. Kỳ thi Hội năm Nhâm Tuất niên hiệu Tự Đức thứ 15 (1862), ông tiếp tục đỗ đầu; vào thi Đình, đỗ Đệ nhị giáp Tiến sĩ xuất thân đệ nhị danh (Hoàng giáp).

Dưới triều Nguyễn, ông không chỉ là tiến sĩ duy nhất mà còn được phong là Song nguyên Hoàng giáp duy nhất của vùng đất Hải Phòng trong hơn 100 năm khoa cử của triều đình Huế. Cuộc đời, sự nghiệp của ông gắn liền với các chức vụ từ Nội các Huế, kề cận vua Tự Đức đến các chức vụ tại các địa phương. Dù ở bất kỳ cương vị nào, Hoàng giáp Lê Khắc Cẩn luôn tỏ rõ là người tài năng, mẫn cán trong công việc, được vua tin tưởng, nhân dân quý mến.

Sinh thời, Lê Khắc Cẩn đã để lại cho đời nhiều tập thơ, điếu văn, biểu, văn tế như: Hải Hạnh văn phái, Hải Hạnh thi tập, Miễn Trai văn tập, Hạnh Thị Song nguyên Lê phiên hầu thi văn, với hàng trăm bài văn, bài thơ, câu đối, thư thiếp. Ngoài ra, tác phẩm của ông còn được chép trong: Hải Vân Am thi tập (A.1515), Việt cổ văn (VHv.2479), Vi Giang Hiệu tần tập (VHv.216), Điếu văn đối trướng...

Theo nghiên cứu và các thư tịch cổ, trong lịch sử truyền thống khoa bảng thời phong kiến của thành phố Hải Phòng, Tiến sĩ, Nhà thơ yêu nước Lê Khắc Cẩn là vị Tiến sĩ duy nhất của thành phố dưới triều đại nhà Nguyễn.

“Đền thờ Lê Khắc Cẩn được được xếp hạng Di tích Lịch sử quốc gia thể hiện sự tri ân sâu sắc của thế hệ hôm nay đối với Tiến sĩ, Nhà thơ yêu nước Lê Khắc Cẩn. Khơi dậy và nêu cao lòng tự hào, góp phần giáo dục và phát huy truyền thống lịch sử văn hóa, truyền thống hiếu học, truyền thống yêu nước và đấu tranh giải phóng dân tộc hào hùng của dân tộc ta trong thời kỳ đổi mới. Bên cạnh đó, còn tôn vinh, giới thiệu, quảng bá những giá trị lịch sử, văn hóa và kiến trúc tiêu biểu, độc đáo của Đền thờ Lê Khắc Cẩn và tiềm năng của An Lão, giới thiệu về một An Lão có bề dày lịch sử và chiều sâu văn hóa đến du khách trong và ngoài thành phố”, bà Ngô Thị Thanh Thủy, Bí thư huyện An Lão chia sẻ./.

Bài liên quan
  • Chuyện chưa biết về cây Thị hơn 300 năm tuổi ở Cố đô Huế
    Cây thị 324 năm tuổi gắn với lịch sử hình thành họ Thân Văn ở Thừa Thiên - Huế và đã được công nhận Cây Di sản Việt Nam năm 2010. Tuy nhiên, rất ít người biết đến do “cụ” thị được trồng trên triền bán sơn địa Dương Xuân Hạ (phường Thủy Xuân, TP Huế).
(0) Bình luận
  • Công nhận Mộc bản ở chùa Dâu (Bắc Ninh) là Bảo vật Quốc gia
    Bộ mộc bản chùa Dâu gồm 107 ván khắc là hiện vật gốc duy nhất, độc bản, toàn vẹn và có tính xác thực với nhiều loại hình văn bản như: truyền thuyết về Phật Tứ pháp, kể hạnh về Phật Tứ pháp, kinh Phật, các nghi lễ cầu mưa, cầu tạnh, cúng tế các vị Tổ chùa...
  • Gìn giữ nét Việt cùng giấy Dó giữa lòng Hà Nội
    Vùng Bưởi xưa nổi danh Hà thành với nhiều làng nghề truyền thống, trong đó đặc biệt nhất phải kể đến nghề làm giấy dó làng Yên Thái. Nghề làm giấy dó xưa đã đi vào ca dao người Việt, niềm tự hào nét tinh hoa văn hóa của người Kẻ Bưởi: Mịt mù khói tỏa ngàn sương/Nhịp chày Yên Thái, mặt gương Tây Hồ.
  • Lễ hội làng Keo được công nhận là Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia
    Lễ hội truyền thống làng Keo thuộc thôn Giao Tất, xã Kim Sơn (huyện Gia Lâm, Hà Nội) gắn liền với tín ngưỡng thờ thần Thành hoàng, vị thần bảo trợ của cộng đồng làng Keo là tướng quân Đào Phúc và Tiên Anh công chúa đã có công cùng đại danh tướng Lý Thường Kiệt lập phòng tuyến trên sông Như Nguyệt, đánh tan quân Tống, quân Chiêm Thành xâm lược.
  • Phát huy giá trị di sản văn hóa Hội thề Trung hiếu đền Đồng Cổ
    Ngôi đền Đồng Cổ nằm trong không gian di sản bên bờ Hồ Tây, Hà Nội độc đáo vì gìn giữ được Hội thề trung hiếu từ thời nhà Lý đến nay. Đây là di sản không chỉ có giá trị văn hóa mà còn có mang ý nghĩa giáo dục bồi đắp lòng kiên trung, hiếu học theo khát vọng của người xưa.
  • Hiểu rõ hơn lịch sử Quốc Tử Giám dưới thời nhà Lý
    Tại Nhà Đông vu, khu Đại Thành thuộc Văn Miếu - Quốc Tử Giám (Hà Nội), những hiện vật được trưng bày thường xuyên với chủ đề “Quốc Tử Giám - Trường Quốc học đầu tiên” giúp du khách tìm hiểu rõ hơn về lịch sử Quốc Tử Giám dưới thời Lý.
  • Nhiều hoạt động đặc sắc tại Festival Huế 2024
    Diễn ra từ 7 - 12/6/2024, Tuần lễ Festival nghệ thuật quốc tế Huế 2024, với chủ đề “Di sản văn hóa với hội nhập và phát triển” là điểm nhấn Festival Huế 2024.
Nổi bật Tạp chí Người Hà Nội
Đừng bỏ lỡ
Di tích đền thờ Lê Khắc Cẩn đón nhận Bằng xếp hạng Di tích quốc gia
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO