Văn hóa – Di sản

Chuyện chưa biết về cây Thị hơn 300 năm tuổi ở Cố đô Huế

Hà Oai 29/04/2024 07:56

Cây thị 324 năm tuổi gắn với lịch sử hình thành họ Thân Văn ở Thừa Thiên - Huế và đã được công nhận Cây Di sản Việt Nam năm 2010. Tuy nhiên, rất ít người biết đến do “cụ” thị được trồng trên triền bán sơn địa Dương Xuân Hạ (phường Thủy Xuân, TP Huế).

Theo lời kể của gia tộc, cây Thị được ông Thân Văn Thẩm (1671-1758) - Thủy tổ phái Thân Văn đem hạt giống từ làng Nguyệt Biều (Thủy Biều, TP Huế) về trồng năm 1698 tại làng Dương Xuân Hạ (nay là khu vực 5, phường Thủy Xuân, TP Huế) với mục đích làm mốc địa giới cho con cháu của dòng họ.

z5387292361507_4467fbe89168f1e817e8bcad2637f0de.jpg
Toàn cảnh cây Thị hơn 300 năm tuổi của họ Thân Văn (TP Huế).

Bia ký ghi “Đầu mùa xuân năm Ất Hợi (1695) niên hiệu Chính Hòa thứ 16, đời vua Lê Hy Tông, Ngài Thủy Tổ phái họ Thân Dương Xuân Hạ, húy là Văn Thẩm (1671 - 1758) nguyên làm giáo học tại Nguyệt Biều, tổng Cư Chánh, huyện Hương Thủy, tỉnh Thừa Thiên. Ngài tứ thân (ông từ của thôn – PV) băng đồi vượt suối, sưu tầm địa cuộc, tìm nơi lập cư lâu bền cho con cháu và ngài đã chọn được vùng triền bán sơn địa Dương Xuân Hạ có phong thủy tốt, cảnh vật hữu tình làm nơi trú xứ”.

Sau đó, “ngài trở lại Nguyệt Biều tìm bằng được giống cây thị quý đem về trồng ngay giữa vườn để làm mốc giới. Đồng thời đánh dấu cho dòng tộc họ Thân của ngài định cư và phát triển từ đây”.

Theo ghi nhận của PV Tạp chí Người Hà Nội, cây Thị cổ thụ đã được Hội Bảo vệ Thiên nhiên và Môi trường Việt Nam công nhận là Cây Di sản Việt Nam năm 2010 và hiện “cụ thị” vẫn đang phát triển xanh tốt với thế cành rộng, tán lá xum xuê trước nhà thờ họ Thân Văn. Ở giữa thân cây thị cổ có một phần bị rỗng và có một số chùm lan sinh sống trên cành của “cụ thị”… Dưới gốc cây thị là tấm bia công nhận Cây Di sản Việt Nam.

Về kích thước, cây thị cao 25m, thân cây tại tọa độ cao cách mặt đất 1,3m có chu vi 4,2m, đường kính 1,4m và chu vi bạnh vè hơn 10m. Được biết, trong thời chiến tranh, làng Dương Xuân Hạ bị bom đạn cày nát, nhà cửa và cây cối bị đốt cháy nhưng cây thị vẫn xanh tốt. Là nơi tiễn đưa hàng trăm thanh niên trong làng lên đường ngập ngũ.

Tại bia ký ghi và mô tả về cây Thị di sản Việt Nam “Quả thật đất lành đã không phụ lòng người, cây Thị hợp phong thổ đã nhanh chóng đâm chồi trổ nhánh, nảy lộc xum xuê tươi tốt, đơm hoa kết trái thơm lành. Thị là loài cây được quý chuộng, thường có thân cao bóng cả, thế cảnh tỏa rộng uy nghi tứ phía, trái chín vàng mọng tỏa hương thơm ngọt ngào và dịu dàng quyến rũ khiến nhiều người yêu thích, nâng niu chiêm ngắm.

Bên cạnh đó, tại bia ký cũng có những lời căn dặn cho con cháu của ngài Thủy tổ được trích Gia phổ họ Thân phái Dương Xuân “Đây là loài cây biểu trưng cho lớp người có tinh thần sống đạo đức thanh cao, là thông điệp truyền thừa cho các tầng lớp hậu duệ noi gương tiên tổ. Hãy luôn giữ mình ăn ở sao cho hiền hòa tốt đẹp được nhiều người quý mến – như cây thị xưa nay – xứng đáng là con cháu dòng dõi họ Thân danh giá lưu truyền, đó là chủ ý sâu xa của ngài Thủy tổ”.

z5387292358332_77c6f8f846f1da76ca64a713d1cd515e.jpg
Bia ký và bia công nhận cây di sản Việt Nam.
z5387292367883_e39dea3767d2c5b879bb9d3b22cdf6be.jpg
Cây Thị có một lỗ rỗng vào trong thân.
z5387292358935_983670a106a6697f21de25c704bb3998.jpg
Các nhánh lan sinh sống trên cành của cây Thị.
z5387292373352_1b8e78109b582db88cce67dce696f660.jpg
Cây Thị có nhiều cành và tán rộng xum xuê.

Một người cháu phái Thân Văn có nhà sống gần gốc cây thị cho biết, cây thị có ý nghĩa rất lớn đối với họ tộc như một nhân chứng cho sự trường tồn của phái Thân Văn ở Thừa Thiên - Huế. Hàng năm cây thị ra hoa vào tháng 5 và kết trái trong mùa hè./.

Bài liên quan
(0) Bình luận
Nổi bật Tạp chí Người Hà Nội
Đừng bỏ lỡ
  • [Podcast] Bánh tẻ Cầu Liêu – Món ăn thấm hồn quê của làng Thạch xá
    Vùng đất xứ Đoài không chỉ nổi tiếng với những danh lam thắng cảnh, mà còn có nhiều món ăn ngon, trở thành nét văn hóa ẩm thực đặc trưng của xứ Đoài, trong đó có món Bánh tẻ. Bánh tẻ xuất hiện sớm tại 2 địa danh của vùng xứ Đoài xưa là Cầu Liêu (Thạch Thất) và Phú Nhi (Sơn Tây). Nếu như bánh tẻ Phú Nhi được gói bằng lá dong, lá chuối như nhiều loại bánh tẻ khác thì bánh tẻ Cầu Liêu so với những nơi khác là bánh được gói bằng loại lá đặc biệt – lá tre mai.
  • Bản hòa ca Hà Nội qua tranh vẽ
    70 tác phẩm đa dạng về chất liệu từ màu nước, ký họa, lụa, sáp dầu... với chủ đề về Hà Nội sẽ được giới thiệu tới công chúng tại Trung tâm thông tin triển lãm 93 Đinh Tiên Hoàng, quận Hoàn Kiếm, Hà Nội từ 20/11 đến 28/11/2024.
  • Khai mạc triển lãm ảnh “Sắc màu các dân tộc Việt Nam”
    Chiều 18/11, tại Trung tâm Giám định và Triển lãm tác phẩm Mỹ thuật, Nhiếp ảnh (số 29 Hàng Bài, quận Hoàn Kiếm, Hà Nội), Cục Mỹ thuật, Nhiếp ảnh và Triển lãm (Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch) tổ chức khai mạc triển lãm ảnh “Sắc màu các dân tộc Việt Nam”.
  • Nghề dệt thổ cẩm truyền thống của người Mường được công nhận Di sản Văn hóa phi vật thể quốc gia
    Việc công nhận “Nghề dệt thổ cẩm của đồng bào dân tộc Mường xã Kim Thượng, xã Xuân Đài” là Di sản văn hóa phi vật thể cũng đánh dấu hướng phát triển du lịch gắn với bảo tồn văn hóa đặc trưng ở Phú Thọ.
  • Trưng bày chuyên đề “Hoàng đế Lê Thái Tổ - Người khai sáng vương triều Hậu Lê”
    Chào mừng Ngày Di sản Văn hoá Việt Nam (23/11/2005 - 23/11/2024), sáng 18/11, Sở Văn hóa và Thể thao Hà Nội, Ban Quản lý Di tích danh thắng Hà Nội tổ chức khai mạc trưng bày chuyên đề: “Hoàng đế Lê Thái Tổ - Người khai sáng vương triều Hậu Lê”. Phó Bí thư Thường trực Thành uỷ Nguyễn Văn Phong tới dự.
  • Khám phá Hà Nội qua triển lãm "Mười Bốn Art Show 2024"
    Triển lãm “Mười Bốn Art Show 2024” đang diễn ra tại không gian Aqua Art - Hanoi Aqua Central 44 Yên Phụ, Trúc Bạch, Ba Đình, Hà Nội.
  • Hang xóm Trại và Mái đá làng Vành chính thức nhận Bằng xếp hạng Di tích Quốc gia đặc biệt
    Di tích khảo cổ Hang xóm Trại và Mái đá Làng Vành, huyện Lạc Sơn, tỉnh Hoà Bình vừa được công nhận là Di tích quốc gia đặc biệt.
  • Ra mắt hai cuốn sách văn hóa Việt tại Trung Quốc
    Trong khuôn khổ của Tuần lễ Văn hóa sách Trung Quốc – Đông Nam Á 2024 được tổ chức tại Thành phố Nam Ninh (Trung Quốc), Công ty Cổ phần Văn hóa Chi (Chibooks) đã tổ chức lễ ra mắt sách “Vắt qua những ngàn mây” và “Người Hà Nội, chuyện ăn chuyện uống một thời” ấn bản tiếng Trung vào chiều 16/11. Đây là lần đầu tiên sách Văn hóa Việt được dịch ra tiếng Trung và được xuất bản chính thức tại Trung Quốc. Sự kiện do Công ty Cổ phần Văn hóa Chi và NXB Khoa học Kỹ thuật Quảng Tây đồng tổ chức.
  • Lễ hội thiết kế sáng tạo Hà Nội 2024 khẳng định thương hiệu “Thành phố sáng tạo”
    Tối 17/11, Lễ hội Thiết kế sáng tạo Hà Nội 2024 “Giao lộ Sáng tạo” đã kết thúc với thành công ngoài mong đợi, tạo dấu ấn trong lòng nhân dân Thủ đô và du khách.
  • [Podcast] Quốc Tử Giám - Trường Đại học đầu tiên của Việt Nam
    Văn Miếu - Quốc Tử Giám là biểu tượng của “nguyên khí quốc gia”, nơi đây đào tạo sĩ tử và hơn thế nữa, là nơi tôn vinh nhân tài. Hiện nay, Di tích đặc biệt quan trọng này đang là nơi lưu giữ những hiện vật vô cùng giá trị: Bia Tiến sĩ là Bảo vật Quốc gia, Di sản tư liệu thế giới; Khuê Văn Các được chọn là Biểu tượng của Thủ đô Hà Nội…
Chuyện chưa biết về cây Thị hơn 300 năm tuổi ở Cố đô Huế
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO