Văn hóa – Di sản

Chiêm ngưỡng “cây đa tía” hơn 300 tuổi, bộ rễ ôm gọn trên các phiến đá lớn

Hà Oai 20:24 18/03/2024

Cây di sản Việt Nam "cây đa tía" hơn 300 tuổi ở cuối làng Đá Bạc tại huyện Phú Lộc (Thừa Thiên Huế) có bộ rễ ôm gọn vào các phiến đá kết thành khối rộng lớn. Người dân dựng miếu thờ dưới gốc “cây đa tía” này cầu cho mưa thuận gió hòa…

z5244390005612_824a2efcda13bcef91b53aa32b12b755.jpg
"Cây đa tía" - cây di sản Việt Nam nằm sát Quốc lộ 1A.

Cây đa Đá Bạc nằm sát bên Quốc lộ 1A thuộc tổ dân phố Đá Bạc (thị trấn Phú Lộc, huyện Phú Lộc, tỉnh Thừa Thiên Huế) có tuổi đời trên 300 năm. Cây đa tía cổ thụ hay còn được gọi là cây đa Đá Bạc có chiều cao khoảng 20m, tán xum xuê với diện tích rộng gần 40m2, nhiều rễ chính và rễ phụ ôm gọn vào các phiến đá kết thành khối rộng lớn.

Theo người dân địa phương cho biết, trong vùng không ai biết cây đa Đá Bạc có từ bao giờ và chỉ biết cây đa rất thiêng nên ngư dân làng Đá Bạc dựng miếu thờ Bà Thủy từ 120 năm trước dưới gốc cây đa để cầu cho mưa thuận gió hòa, được mùa tôm cá. Theo sử sách, làng Đá Bạc được thành lập khoảng thế kỷ XV lấy tên là làng Bạch Thạch (nghĩa là “đá bạc”) và phía ngoài đầm Cầu Hai có một hòn đảo nhỏ vẫn còn nguyên 5 hòn đá trắng nên lấy ý nghĩa đó đặt tên cho làng, được người dân lập miếu hương khói.

Đến khoảng thế kỷ XVII - XVIII, người dân làng Đá Bạc ngày càng đông và đi vào ổn định, để cắm mốc ranh giới giữa làng này với làng khác nên các cụ trong làng đã chọn cách trồng 3 loại cổ thụ là đầu làng trồng cây thị, giữa làng cây gõ và cuối làng trồng cây đa (điểm cuối làng). Gần cây đa Đá Bạc có Bến cây đa Đá Bạc và là bến đò đưa đón cán bộ cách mạng qua về hoạt động giữa khu 1, khu 3 (Phú Lộc) cùng nhiều vùng lân cận như Con Quan, Phú Thứ (Phú Đa, Phú Vang) trong khoảng những năm 1946 – 1970 nên Pháp đã cho xây dựng một đồn cách cây đa Đá Bạc chừng 500m để canh gác, theo dõi.

“Cây đa tía” hay cây đa Đá Bạc (điểm cuối làng) đã được Hội bảo vệ thiên nhiên và môi trường Việt Nam (VACNE) trao bằng công nhận cây di sản Việt Nam năm 2016 và theo khảo sát của các chuyên gia thì cây đa tía này có tuổi đời khoảng 300 năm.

Hiện, cây đa Đá bạc có vị trí đặc biệt quan trọng đối với lịch sử, đời sống văn hóa, tín ngưỡng cộng đồng và người dân địa phương. Đồng thời cũng là địa điểm vui chơi giải trí của cộng đồng và du khách thập phương khi đến Thừa Thiên Huế.

Những hình ảnh về cây đa Đá Bạc - Cây di sản Việt Nam.

z5244389989302_bc9297d5407b6f7675dbc15f6e344d7c.jpg
"Cây đa tía" được công nhận Cây di sản Việt Nam năm 2016.
z5244389995603_983a85269bfba90cc8cc7dc45d1d019f.jpg
"Cây đa tía" có cành lá xum xê và dưới tán cây hay có người dừng nghỉ chân hóng mát.
z5244389987453_3ff69f6ff310d253c22d01db60df93f0.jpg
Bộ rễ chính và phụ ôm gọn vào các phiến đá kết thành khối lớn.
z5244389976768_32753a86c14adad71349f8c171e89800.jpg
Dưới gốc cây đa Đá Bạc có dựng miếu thờ.
z5244390003100_f6dbf2492b89d52b7d5292ceea5db5ee.jpg
Bến cây đa Đá Bạc mới được đầu tư xây dựng.
Bài liên quan
  • Cuộc thi viết về cây di sản Việt Nam năm 2024
    Ngày 15/3, Hội Bảo vệ Thiên nhiên và Môi trường Việt Nam cùng Tạp chí điện tử Thiên nhiên và Môi trường tổ chức Lễ phát động và công bố thể lệ "Cuộc thi viết về cây di sản Việt Nam năm 2024".
(0) Bình luận
Nổi bật Tạp chí Người Hà Nội
  • Thưởng lãm tranh sơn mài của họa sĩ Nguyễn Hải Nam
    Từ ngày 17/12/2024 đến hết ngày 23/12/2024, tại nhà triển lãm 29 Hàng Bài (quận Hoàn Kiếm, Hà Nội) sẽ diễn ra triển lãm tranh sơn mài của họa sĩ Nguyễn Hải Nam.
  • “Cơ hội mới - giá trị mới” để phát triển Thủ đô Hà Nội “Văn hiến - Văn minh - Hiện đại”
    Ngày 12/12, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã ký ban hành Quyết định số 1569/QĐ-TTg về việc “Phê duyệt Quy hoạch Thủ đô Hà Nội thời kỳ 2021 – 2030, tầm nhìn đến năm 2050” với những quan điểm, mục tiêu, tầm nhìn phát triển Thủ đô Hà Nội “Văn hiến – Văn minh – Hiện đại”.
  • Ra mắt cuốn sách song ngữ Việt - Anh về tiểu sử và sự nghiệp của Chủ tịch Hồ Chí Minh
    Nhằm giúp bạn đọc có thêm tài liệu tham khảo, góp phần tiếp tục thúc đẩy mạnh mẽ việc học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh trong cán bộ, đảng viên và nhân dân, Khu Di tích Chủ tịch Hồ Chí Minh tại Phủ Chủ tịch biên soạn cuốn sách song ngữ . Sách vừa được Nhà Xuất bản Chính trị quốc gia Sự thật ấn hành và giới thiệu tới độc giả.
  • [Video] Làng nghề Sơn Đồng: Trung tâm đồ thờ gỗ của Thủ đô và cả nước
    Với kỹ thuật chạm khắc tinh xảo cùng cái tâm với nghề, những nghệ nhân làng nghề thủ công mỹ nghệ Sơn Đồng (huyện Hoài Đức, TP. Hà Nội) đã tạo nên những sản phẩm vừa đem lại giá trị kinh tế cao, vừa giới thiệu đến bạn bè quốc tế về một Hà Nội của Việt Nam với những nét văn hóa độc đáo trong dòng chảy lịch sử nghìn năm văn hiến.
  • “Hiến kế” cho Hà Nội xây dựng mô hình quản trị đô thị trong kỷ nguyên mới
    Trên cơ sở phân tích lịch sử 70 năm hình thành và phát triển của mô hình quản trị đô thị ở Thành phố Hà Nội, TS. Đỗ Tất Cường (Phó Vụ trưởng Vụ Quản lý khoa học) và TS. Ngô Thị Ngọc Anh (Phó Tổng Biên tập Tạp chí Kinh tế và Quản lý, Viện Kinh tế) - Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh, đã “hiến kế” cho Hà Nội một số định hướng phát triển của mô hình quản trị đô thị ở Thủ đô trong kỷ nguyên mới.
Đừng bỏ lỡ
Chiêm ngưỡng “cây đa tía” hơn 300 tuổi, bộ rễ ôm gọn trên các phiến đá lớn
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO