Văn hóa – Di sản

9 cây sưa làng Hương Trà được công nhận Cây di sản Việt Nam

Hải Đô 20:37 07/04/2024

Hội Bảo vệ Thiên nhiên và Môi trường Việt Nam đã ban hành Quyết định số 112/QĐ-HMTg công nhận quần thể 9 cây Giáng Hương Ấn (dân gọi là cây sưa)-những cây cổ thụ hàng trăm năm tuổi đời tại làng sinh thái Hương Trà (thành phố Tam Kỳ, Quảng Nam) là Quần thể Cây Di sản Việt Nam.

btsk333b(1).png
Một trong 9 cây sưa được công nhận Cây di sản Việt Nam. (Ảnh: Trịnh Bang Nhiệm/TTXVN)

Ngày 5/4, thành phố Tam Kỳ (tỉnh Quảng Nam) tổ chức lễ công bố Quyết định và đón nhận Bằng công nhận Cây di sản Việt Nam đối với Quần thể 9 cây Giáng hương ấn (tên thường gọi ở địa phương là cây Sưa làng Hương Trà), phường Hòa Hương, thành phố Tam Kỳ của Hội Bảo vệ thiên nhiên và Môi trường Việt Nam.

Quần thể cây sưa ở làng Hương Trà, phường Hoà Hương, thành phố Tam Kỳ, tỉnh Quảng Nam có tuổi đời trung bình hơn 100 năm, trong đó12 cây cổ thụ với độ tuổi hơn 200 năm được người dân làng Hương Trà qua các thế hệ chăm sóc, gìn giữ..

Cây giáng hương ấn tên thường gọi ở địa phương là cây sưa. Theo người dân trong làng, hàng sưa vàng chính là niềm tự hào của cộng đồng dân cư nơi đây. Trong quá trình lập đất, lập làng, để bảo vệ nhà cửa, làng mạc, giữ gìn hệ thống giao thông, các bậc tiền nhân đã trồng những gốc sưa vàng trước nhà, trong vườn, dọc bờ đê làng... Để giờ đây hai bên đường Làng Hương Trà nổi bật với hai hàng sưa xanh biếc, xum xuê.

Hàng năm, mỗi độ tháng Tư về, hoa Sưa vàng rực tô thắm cả vùng đất Hương Trà. Hương hoa Sưa bay theo gió thơm xa khắp cả vùng, nên người dân nơi đây còn gọi là cây Cửu lý hương.

Hơn 20 năm qua, thành phố Tam Kỳ đã trồng thêm gần 2.000 cây sưa trên đường phố và không gian công cộng. Thành phố tổ chức thường niên Lễ hội “Tam Kỳ - Mùa hoa sưa” nhằm giới thiệu, quảng bá và bảo tồn giá trị của quần thể cây sưa cổ thụ làng Hương Trà, góp phần bảo tồn giá trị tài nguyên bản địa, bảo vệ môi trường, tạo điểm đến cho du lịch sinh thái./.

Bài liên quan
(0) Bình luận
  • Giang Văn Minh và những giai thoại rạng danh xứ Đoài
    Nằm dưới chân núi Tổ, vùng đất cổ Đường Lâm, xứ Đoài không chỉ nổi tiếng là nơi sinh ra vua Phùng Hưng (cuối thế kỷ thứ VIII) và vua Ngô Quyền (thế kỷ thứ X) mà còn được biết đến là quê hương của Thám hoa Giang Văn Minh - một nhân vật lỗi lạc trong lịch sử ngoại giao của nước nhà, hồi cuối thế kỷ XVI - đầu thế kỷ XVII.
  • Tiếp thêm sức sống cho nghề truyền thống Thủ đô
    Là địa phương đứng đầu cả nước về số lượng các làng nghề truyền thống, các nghệ nhân và người làm nghề truyền thống Hà Nội đang không ngừng sáng tạo trong công tác gìn giữ, bảo tồn các làng nghề. Sự sáng tạo không chỉ mang lại một diện mạo mới, một sức sống mới cho các làng nghề mà còn gợi mở những không gian trải nghiệm văn hóa mới cho người dân Thủ đô và du khách.
  • Khởi công xây dựng đền thờ Đức vua Ngô Quyền
    Sáng 26/6, Tổng Bí thư Tô Lâm dự Lễ khởi công dự án xây dựng đền thờ Đức vua Ngô Quyền tại Khu di tích lịch sử quốc gia đặc biệt Cổ Loa (xã Cổ Loa, huyện Đông Anh).
  • Trưng bày “Báo chí Huế trong dòng chảy Báo chí Cách mạng Việt Nam”
    Nhân kỷ niệm 100 năm Ngày Báo chí Cách mạng Việt Nam, Hội Nhà báo Thành phố Huế phối hợp Ban Tuyên giáo và Dân vận Thành uỷ, Sở Văn hoá Thể thao tổ chức Triển lãm trưng bày “Báo chí Huế trong dòng chảy Báo chí cách mạng Việt Nam”.
  • Hà Nội: Thêm 9 di tích được xếp hạng cấp thành phố
    Ngày 10/6, UBND Thành phố Hà Nội ban hành Quyết định số 2859/QĐ-UBND về việc xếp hạng di tích lịch sử-văn hóa và danh lam thắng cảnh trên địa bàn Thành phố Hà Nội.
  • Công nhận hội Lim ở Bắc Ninh là di sản văn hóa phi vật thể quốc gia
    Hội Lim là nơi các giá trị lịch sử, tín ngưỡng và đặc biệt là Dân ca Quan họ Bắc Ninh được thực hành, bảo tồn và lan tỏa, thể hiện tính gắn kết bền chặt và tinh tế giữa các làng Quan họ.
Nổi bật Tạp chí Người Hà Nội
Đừng bỏ lỡ
9 cây sưa làng Hương Trà được công nhận Cây di sản Việt Nam
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO