Văn hóa – Di sản

Bảo tồn di sản văn hóa Cố đô Huế gắn với khai thác, phát huy giá trị và phát triển kinh tế xã hội

Hương Giang 03/04/2024 16:17

Làm việc với Đoàn học viên Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Thừa Thiên Huế khẳng định, công cuộc bảo tồn di sản văn hóa ở Cố đô Huế luôn gắn chặt với quá trình khai thác, phát huy giá trị di sản và tạo điều kiện cho phát triển kinh tế - xã hội.

2024.4.2.doanhocvienthucte2..jpg
Tỉnh Thừa Thiên Huế làm việc với Đoàn học viên Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh.

Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Thừa Thiên Huế Nguyễn Thanh Bình cùng lãnh đạo một số sở, ngành vừa tiếp, làm việc với Đoàn học viên cao cấp lý luận chính trị K74 - A03 của Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh đến nghiên cứu thực tế về công tác bảo quản, tu bổ, phục hồi và phát huy giá trị di sản Cố đô Huế ngày 2/4.

Đại diện Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế đã khái quát về tình hình công tác bảo quản, tu bổ, phục hồi và phát huy giá trị di sản Cố đô Huế trong thời gian qua. Cố đô Huế là nơi duy nhất còn bảo lưu được khá nguyên vẹn tổng thể kiến trúc nghệ thuật Cung đình với sự kết hợp hài hoà giữa các yếu tố con người, kiến trúc và cảnh quan thiên nhiên. Do đó trong công tác Bảo tồn phải luôn tuân thủ các yêu cầu rất nghiêm ngặt là vừa phải bảo vệ tổng thể di tích bao gồm bảo vệ các công trình kiến trúc gắn liền với bảo vệ cảnh quan thiên nhiên, bảo vệ di sản văn hóa vật chất đi đôi với bảo vệ và phát huy những giá trị văn hóa tinh thần.

Từ khi được UNESCO công nhận là di sản văn hóa thế giới - di sản văn hóa vật thể đầu tiên của Việt Nam, Quần thể di tích cố đô Huế đã trải qua hai thời kỳ quy hoạch (giai đoạn 1996 - 2010 và giai đoạn 2010 - 2020). Công cuộc bảo tồn Di tích Cố đô Huế đã triển khai và thực hiện đạt nhiều kết quả rất đáng tự hào với hàng trăm công trình di tích được bảo quản, tu bổ, phục hồi trong đó có nhiều công trình lớn, có giá trị tiêu biểu cả về lịch sử và nghệ thuật, các di sản văn hóa phi vật thể cũng được chú trọng nghiên cứu bảo tồn một cách bài bản và phát huy một cách hiệu quả.

Trong thời gian gần đây với sự quan tâm của các ban, bộ, ngành Trung ương trong việc tạo những điều kiện thuận lợi nhất cho Thừa Thiên Huế phát triển đã kịp thời ban hành nhiều cơ chế, chính sách đặc thù tạo cơ sở pháp lý quan trọng cho chiến lược bảo tồn, phát huy giá trị di sản văn hóa Huế một cách toàn diện. Công cuộc bảo tồn, trùng tu di tích Huế, bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa vật thể, phi vật thể, tôn tạo cảnh quan môi trường tại khu di sản Huế luôn được chú trọng và gắn liền với việc đẩy mạnh trao đổi hợp tác quốc tế, ứng dụng thành tựu khoa học bảo tồn tiên tiến của thế giới và phát triển nguồn nhân lực địa phương...

Tại buổi làm việc, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Thừa Thiên Huế Nguyễn Thanh Bình nhấn mạnh, Thừa Thiên Huế đang tập trung nguồn lực để xây dựng và phát triển tỉnh Thừa Thiên Huế đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045, xác định xây dựng và phát triển Thừa Thiên Huế trở thành thành phố trực thuộc Trung ương trên nền tảng bảo tồn, phát huy giá trị di sản Cố đô và bản sắc văn hóa Huế. Nghị quyết số 54/NQ-TW của Bộ Chính trị là động lực để thúc đẩy phát triển các giá trị di sản văn hóa Cố đô Huế một cách bền vững, đặc biệt là tạo điều kiện thuận lợi cho Thừa Thiên Huế trong việc huy động các nguồn lực phát triển văn hóa.

Trên cơ sở Nghị quyết số 54-NQ/TW, nhiều chính sách và kế hoạch phát triển tỉnh Thừa Thiên Huế đã được ban hành nhằm khơi dậy, phát huy các giá trị văn hóa, sức mạnh con người Huế chung tay bảo tồn, gìn giữ và phát huy các giá trị di sản văn hóa trên đất cố đô, xây dựng một thành phố Huế vừa cổ kính, vừa hiện đại. Huy động mọi nguồn lực từ phía nhà nước, người dân để quản lý, bảo tồn và phát huy giá trị Di sản văn hóa vật thể và phi vật thể, Quần thể Di tích Cố đô Huế dần chuyển sang giai đoạn ổn định và phát triển bền vững.

Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Thừa Thiên Huế khẳng định, công cuộc bảo tồn di sản văn hóa tại Cố đô Huế luôn gắn chặt với quá trình khai thác, phát huy giá trị di sản và tạo điều kiện cho phát triển kinh tế - xã hội, trọng tâm là kinh tế du lịch - dịch vụ. Các loại hình di sản văn hóa của Cố đô Huế sau khi được UNESCO công nhận đã trở thành nguồn lực có giá trị vô cùng to lớn để khai thác và phát triển kinh tế - xã hội địa phương. Đồng thời, ông Nguyễn Thanh Bình cảm ơn và hoan nghênh Đoàn học viên cao cấp lý luận chính trị của Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh đã chọn Thừa Thiên Huế để nghiên cứu thực tế về công tác bảo quản, tu bổ, phục hồi và phát huy giá trị di sản Cố đô Huế.

2024.4.2.doanhocvienthucte..jpg
Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Thừa Thiên Huế phát biểu tại buổi làm việc.

Thay mặt đoàn nghiên cứu thực tế, TS Trần Quang Phú - Phó vụ trưởng Vụ Quản lý đào tạo Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh bày tỏ cảm ơn sự tiếp đón và chuẩn bị nội dung buổi làm việc chu đáo. Đồng thời khẳng định các báo cáo, trao đổi tại buổi làm việc là những tư liệu quan trọng, thiết thực, ý nghĩa giúp cán bộ, học viên của đoàn có thêm tư liệu để hoàn thành nội dung nghiên cứu thực tế./.

Bài liên quan
(0) Bình luận
Nổi bật Tạp chí Người Hà Nội
  • Trận Điện Biên của âm nhạc Việt
    Ngay từ khi xuất hiện, tân nhạc Việt Nam đã thể hiện rất rõ bản sắc Việt trong giai điệu của mình. Bản sắc được thể hiện qua giai điệu nằm trong điệu thức phương Tây nhưng được viết ra từ tâm hồn Việt và giai điệu tiến hành theo điệu thức phương Đông tràn ngập âm hưởng Việt.
  • Chiến sĩ Điện Biên luôn phát huy phẩm chất và truyền thống tốt đẹp của Bộ đội cụ Hồ
    Đại diện Chiến sỹ Điện Biên phát biểu tại Lễ Kỷ niệm 70 năm chiến thắng Lịch sử Điện Biên Phủ (7/5/1954 - 7/5/2024) diễn ra sáng nay ngày 7/5 tại TP Điện Biên Phủ, đồng chí Phạm Đức Cư, khẳng định “là Chiến sĩ Điện Biên, là cựu chiến binh phải luôn luôn phát huy phẩm chất và truyền thống tốt đẹp của Bộ đội cụ Hồ”.
  • Trưng bày chuyên đề “Chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ - Bản hùng ca thời đại Hồ Chí Minh”
    Thông tin từ Ban Quản lý Khu Di tích Phủ Chủ tịch Hồ Chí Minh (quận Ba Đình, TP. Hà Nội), cho biết, trưng bày chuyên đề “Chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ - Bản hùng ca thời đại Hồ Chí Minh” vừa khai mạc. Trưng bày diễn ra đến hết tháng 9/2024.
  • Bài 1: Vững vàng trên trận tuyến phòng, chống ma túy
    Điện Biên được xác định là một trong những địa bàn trung chuyển ma túy lớn từ khu vực “Tam giác vàng” ra khu vực biên giới Lào - Việt Nam, sau đó vận chuyển về Điện Biên rồi đi sâu vào nội địa tiêu thụ. Trước những tác động của tình hình tội phạm ma túy ở khu vực biên giới của tỉnh tiếp tục có những diễn biến phức tạp, BĐBP Điện Biên đã tăng cường lực lượng, bám nắm các địa bàn trọng điểm, đấu tranh không khoan nhượng với tội phạm ma túy, từng bước làm trong sạch địa bàn. Nhân kỷ niệm 70 năm chiến thắng Đi
  • Đoàn làm phim “Hoàng Hậu Cuối Cùng” làm việc với tỉnh Thừa Thiên Huế
    Công ty TNHH Mar6 Studios làm việc với tỉnh Thừa Thiên Huế về dự án phim điện ảnh “Hoàng Hậu Cuối Cùng”.
Đừng bỏ lỡ
Bảo tồn di sản văn hóa Cố đô Huế gắn với khai thác, phát huy giá trị và phát triển kinh tế xã hội
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO