Văn hóa – Di sản

Độc đáo cây Thị hơn 600 tuổi giữa làng cổ Phước Tích, thân rỗng được ví như “hang động”

Hà Oai 27/04/2024 11:42

Cây thị hơn 600 tuổi ở làng cổ Phước Tích (xã Phong Hòa, huyện Phong Điền, tỉnh Thừa Thiên Huế) độc đáo với hệ thống “thạch nhũ” đẹp từ dưới gốc lên ngọn và rỗng thân giống như “hang động”. Trong chiến tranh không ít chiến sĩ cách mạng đã chui vào trong cây ẩn nấp, trốn thoát sự truy lùng của địch.

Đến với làng cổ Phước Tích (Thừa Thiên Huế) du khách không chỉ được chiêm ngưỡng nhà rường cổ, hệ thống di tích, đình, chùa, miếu, nhà thờ, di tích văn hoá Chăm Pa… mà còn được ngắm cây di sản cổ thụ hơn 600 tuổi ở giữa làng với cành lá xum xuê tỏa rộng cùng hệ thống “thạch nhũ” đẹp mắt. Ở giữa thân cây có “hang động” mà ngày xưa các chiến sĩ cách mạng ẩn nấp để tránh địch tuy tìm. Đặc biệt, cụ Thị đã được công nhận là cây di sản Việt Nam từ năm 2015.

z5385668064102_707e310a51c6800a6fb9c4163281113d.jpg
Cây Thị di sản hơn 600 tuổi ở giữa làng cổ Phước Tích (Thừa Thiên Huế).

Ghi nhận của PV Tạp chí Người Hà Nội cho thấy, cây Thị cao khoảng 25m, chu vi thân 6,5m và đường kính 1,9m, cành lá tỏa rộng hơn 15m tính từ gốc... thân cây xù xì nhô ra như những “Thạch nhũ” với vẻ đẹp kỳ bí bởi dưới gốc còn có miếu thờ Thánh Mẫu PoNagar của người Chăm đã được Việt hóa.

Dẫn phóng viên chúng tôi đến cây thị trên 600 tuổi chiêm ngưỡng, một người dân trú ở xóm Cây Thị (xóm Trung Hòa) của xã Phong Hòa (huyện Phong Điền, tỉnh Thừa Thiên Huế) cho biết, sử sách chép lại cho biết cây Thị có mặt trước khi tổ tiên làng Phước Tích đến khai phá đất đai để lập làng vào năm 1470 và thân cây Thị bị rỗng giống như “hang động” nên trong cuộc kháng chiến chống giặc ngoại xâm thì các cán bộ cách mạng đã ẩn nấp bên trong, trốn thoát sự truy lùng của địch.

Theo quan sát, cách mặt đất khoảng 40cm trên thân cây Thị có một lỗ với độ rộng vừa đủ cho một người lớn chui lọt vào. Từ vị trí lối vào dưới lên ngọn đều bị rỗng với bên trong có những phần gỗ bị mục và có một số lỗ to nhỏ thông ra bên ngoài từ dưới lên cao trên thân cây, nhìn từ bên ngoài phần thân vỏ có nhiều vết xù xì như là hệ thống “thạch nhũ” trông rất đẹp.

“Trước đây, các chiến sĩ cách mạng dùng ván gỗ đóng thành bậc thang trong lòng cây Thị từ dưới gốc lên đến ngọn rồi vào trong ẩn nấp tránh địch và có thể chứa được vài người - Một người dân địa phương cho biết.

z5385668202623_ce305d19c9c893272479c5cfb65d8b35.jpg
Dưới gốc cây Thị là miếu thờ Thánh Mẫu PoNagar của người Chăm.
z5385668198683_e19227698b63bec06af43f7a9eb1146a.jpg
Dưới gốc cây Thị có lỗ vào trong thân cây và được ví như "hang động".
z5385668061876_07fa9e6ff6a2abfbed67fd24a1a798b2.jpg
Phía trên ngon cây Thị cũng có lỗ thoát ra rộng lọt một người.
z5385673807008_d5c7da3e99a46f2870f1806991ccff46.jpg
Từ dưới gốc lên ngọn cây Thị bị sần sùi giống như "thạch nhũ" trong các hang động.
z5385668068547_cb561cb6fb0ac57eba7fa6eab82532eb.jpg
Một cành to của cây Thị phải dùng 2 cây sắt làm trụ đỡ.

Theo Ban Quản lý Di tích kiến trúc nghệ thuật làng cổ Phước Tích, Cây Thị và miếu thờ Thánh Mẫu PoNagar có giá trị rất lớn về văn hóa và tín ngưỡng dân gian của người dân nơi đây. Đặc biệt, người dân rất tự hào bởi cây Thị cổ thụ đã được Hội Bảo vệ thiên nhiên và môi trường Việt Nam công nhận là cây di sản Việt Nam./.

Bài liên quan
(0) Bình luận
Nổi bật Tạp chí Người Hà Nội
  • Ra mắt bộ phim “Địa đạo: Mặt trời trong bóng tối” - Kỷ niệm 50 năm thống nhất đất nước
    Tối 31/3, tại Landmark 81 (TP.HCM) đã diễn ra sự kiện ra mắt bộ phim 'Địa đạo: Mặt trời trong bóng tối'. Bộ phim tái hiện cuộc sống và quá trình chiến đấu của những du kích ở Củ Chi trong giai đoạn kháng chiến chống Mỹ.
  • Hình ảnh người mẹ qua các tác phẩm trong sách giáo khoa Ngữ văn hiện nay
    Trong thơ ca Việt Nam, hình tượng người mẹ không chỉ mang ý nghĩa sinh thành, dưỡng dục mà còn là biểu tượng của sự hi sinh thầm lặng, lòng bao dung vô hạn và những giá trị văn hóa truyền thống bền vững.
  • “Hồn Việt” và “dặm đời” trong thơ Lê Cảnh Nhạc
    Nhà báo, nhà thơ Lê Cảnh Nhạc từng đảm nhiệm chức Phó Tổng cục trưởng Tổng cục dân số, Tổng biên tập báo Gia đình và Xã hội, hiện đang là Phó Chủ tịch Hội Nhà văn Hà Nội. Anh đã in bốn tập truyện và truyện kí cùng nhiều tập thơ như: “Khúc giao mùa” (2005), “Không bao giờ trăng khuyết” (2010), “Khúc thiên thai” (2015), “Non nước đàn trời” (2015). Tập thơ thứ 5 của anh có tên là “Đi về phía mặt trời”, do cơ duyên mà đến tay tôi. Tôi đọc và không khỏi ngạc nhiên, khâm phục trước sức cảm, sức viết của anh. Nhan đề của tập thơ giàu tính biểu tượng, thể hiện khái quát nội hàm hướng về mặt trời, hướng về ánh sáng.
  • [Podcast] Bánh đúc riêu cua – Món ngon của người Hà Nội xưa
    Hà Nội là nơi lưu giữ những hương vị khó quên với những món ăn không quá cầu kỳ nhưng lại chứa đựng biết bao tinh túy của đất trời, của văn hóa, của con người, được tích tụ và lan tỏa theo chiều dài hơn 1000 năm lịch sử. Và có một món ăn dân dã, bình dị nhưng đã đi cùng bao thế hệ người Hà Nội, nhất là những ai từng lớn lên trong những con phố nhỏ. Một món ăn mà chỉ cần nghe tên thôi cũng đủ gợi lên cả một trời ký ức: Bánh đúc riêu cua.
  • Hà Nội: Đẩy nhanh tiến độ khởi công và xây dựng 43 cụm công nghiệp
    UBND TP Hà Nội ban hành Thông báo số 171/TB-VP ngày 31/3 về kết luận của Phó Chủ tịch UBND Thành phố Nguyễn Mạnh Quyền tại cuộc họp rà soát quy trình thành lập cụm công nghiệp.
Đừng bỏ lỡ
Độc đáo cây Thị hơn 600 tuổi giữa làng cổ Phước Tích, thân rỗng được ví như “hang động”
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO