Văn hóa – Di sản

Di tích khảo cổ Rộc Tưng - Gò Đá đón bằng xếp hạng Di tích quốc gia đặc biệt

KT 20:15 12/11/2023

Di tích khảo cổ Rộc Tưng - Gò Đá thuộc xã Xuân An và Gò Đá, nằm trên địa bàn phường An Bình, thị xã An Khê. Vào năm 2015, các chuyên gia Viện Khảo cổ liên bang Nga và Viện Khảo cổ học Việt Nam hợp tác thực hiện chương trình khai quật khảo cổ tại di tích Rộc Tưng - Gò Đá.

rx3ppsw9.png
Công cụ sơ kỳ đá cũ An Khê - niên đại cách nay 800.000 năm - đang lưu giữ tại Bảo tàng tỉnh Gia Lai - Ảnh: Bảo tàng tỉnh Gia Lai.

Tối 11.11, tại Quảng trường Đại Đoàn Kết (TP Pleiku, Gia Lai), UBND tỉnh Gia Lai đã tổ chức Lễ đón nhận Bằng xếp hạng Di tích quốc gia đặc biệt Rộc Tưng - Gò Đá và Quyết định công nhận Bảo vật quốc gia đối với Sưu tập công cụ Sơ kỳ Đá cũ An Khê, tỉnh Gia Lai. Cũng trong dịp này đã diễn ra Lễ khai mạc Tuần Văn hóa - Du lịch Gia Lai và Liên hoan trình diễn di sản văn hóa phi vật thể Không gian văn hóa Cồng chiêng Tây Nguyên năm 2023.

Tối 11/11, tỉnh Gia Lai đã long trọng tổ chức Lễ công bố và đón nhận Bằng xếp hạng di tích quốc gia đặc biệt Rộc Tưng - Gò Đá và công bố bảo vật quốc gia Sưu tập công cụ sơ kỳ đá cũ An Khê.

Tại buổi lễ, Phó Cục trưởng Cục Di sản Văn hóa (Bộ VHTTDL) Phạm Định Phong đã công bố các quyết định xếp hạng Di tích quốc gia đặc biệt Rộc Tưng-Gò Đá và công nhận Bảo vật quốc gia đối với Sưu tập công cụ sơ kỳ Đá cũ An Khê.

Thứ trưởng Bộ VHTTDL Hoàng Đạo Cương đã trao Bằng xếp hạng Di tích quốc gia đặc biệt Rộc Tưng - Gò Đá và Quyết định công nhận bảo vật quốc gia đối với Sưu tập công cụ Sơ kỳ Đá cũ An Khê, tỉnh Gia Lai.

Với những phát hiện về khảo cổ học An Khê, giá trị của di tích được xác định không chỉ bổ sung tư liệu nghiên cứu lịch sử Việt Nam, mà còn cung cấp tư liệu nghiên cứu mới về nguồn gốc loài người ở châu Á. Lễ công bố và đón nhận bằng xếp hạng một lần nữa khẳng định Gia Lai là vùng đất giàu trầm tích văn hóa, lịch sử, khảo cổ với những di sản vô giá.

Di tích khảo cổ Rộc Tưng - Gò Đá thuộc xã Xuân An và Gò Đá, nằm trên địa bàn phường An Bình, thị xã An Khê. Vào năm 2015, các chuyên gia Viện Khảo cổ liên bang Nga và Viện Khảo cổ học Việt Nam hợp tác thực hiện chương trình khai quật khảo cổ tại di tích Rộc Tưng - Gò Đá.

Tại đây, các nhà khảo cổ đã phát hiện nhiều hiện vật đồ đá, địa tầng, di vật quý. Theo kết quả phân tích, những mảnh thiên thạch phát hiện tại đây đã khẳng định sự tồn tại một cộng đồng cư dân cổ cùng thành tựu văn hóa đầu tiên của loài người từ 800.000 năm trước. Đây là bằng chứng sinh động về văn hóa của cộng đồng cư dân sơ kỳ đá cũ. Sau khi phát hiện, di tích khảo cổ Rộc Tưng - Gò Đá đã được Thủ tướng Chính phủ xếp hạng là di tích quốc gia đặc biệt.

Năm 2022, Bảo tàng tỉnh Gia Lai đã chọn các hiện vật tìm được tại di tích này để đăng ký bảo vật quốc gia, trong đó có 4 bộ rìu tay sơ kỳ đá cũ An Khê. Đây là những công cụ độc đáo, được chế tác cách đây 800.000 năm, thể hiện trình độ tư duy, thẩm mỹ cao của con người thời kỳ đá cũ.

Phát hiện kỹ nghệ Đá cũ An Khê cũng đã làm thay đổi nhận thức về lịch sử vùng đất và đời sống của tổ tiên chúng ta, lâu nay cho rằng, người sơ kỳ Đá cũ chỉ chế tác công cụ đá khi nào cực kỳ cần thiết, và công cụ họ làm ra đều mang tính vạn năng. Với phát hiện di tích Đá cũ An Khê, chúng ta có thêm cơ sở kéo dài hơn lịch sử Việt Nam về phía trước.

Và như vậy, vùng thượng lưu sông Ba (Gia Lai) được ghi dấu vào bản đồ thế giới, là một trong những nơi lưu giữ dấu tích văn hóa của tổ tiên loài người - Người đứng thẳng (Homo erectus)./.

Bài liên quan
(0) Bình luận
Nổi bật Tạp chí Người Hà Nội
  • Hiểu rõ hơn lịch sử Quốc Tử Giám dưới thời nhà Lý
    Tại Nhà Đông vu, khu Đại Thành thuộc Văn Miếu - Quốc Tử Giám (Hà Nội), những hiện vật được trưng bày thường xuyên với chủ đề “Quốc Tử Giám - Trường Quốc học đầu tiên” giúp du khách tìm hiểu rõ hơn về lịch sử Quốc Tử Giám dưới thời Lý.
  • Phát động Cuộc thi sáng tác tranh cổ động kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô
    Sáng nay 9/5, Sở VH&TT Hà Nội phối hợp với Cục Văn hóa cơ sở (Bộ VHTT&DL) phối hợp Phát động Cuộc thi Sáng tác tranh cổ động tuyên truyền kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô.
  • Giao hưởng Điện Biên - thành tựu mới của nhà thơ Hữu Thỉnh
    Chiến thắng Điện Biên là chiến thắng vĩ đại “lừng lẫy Điện Biên chấn động địa cầu” (Tố Hữu), làm rạng danh nước Việt trên thế giới “Nước Việt Nam từ máu lửa/ Rũ bùn đứng dậy sáng lòa” (Nguyễn Đình Thi). Ngày 7/5/1954, lá cờ Quyết chiến Quyết thắng tung bay trên nóc hầm tướng De Castriest, ngày 12/5 Bác Hồ đã có bài thơ dài đăng trên báo Nhân Dân: “Quân ta toàn thắng ở Điện Biên Phủ”. Rồi sau đó, Tố Hữu có bài thơ nổi tiếng “Hoan hô chiến sĩ Điện Biên”. Bên cạnh những tác phẩm thơ, Điện Biên còn được nhắc đến trong nhiều truyện ngắn, tiểu thuyết, các cuốn sách hồi ký, biên khảo…
  • Hội thảo Văn hóa năm 2024 khơi nguồn lực, tạo động lực phát triển thiết chế văn hóa
    Thông tin từ Bộ Văn hóa – Thể thao và Du lịch, ngày 12/5 tại tỉnh Quảng Ninh, Ủy ban Văn hóa - Giáo dục của Quốc hội, Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh, Ban Tuyên giáo Trung ương, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch và tỉnh Quảng Ninh sẽ phối hợp tổ chức Hội thảo Văn hóa năm 2024 với chủ đề “Chính sách và nguồn lực cho phát triển thiết chế văn hóa, thể thao”.
  • Khai mạc Triển lãm Quốc tế chuyên ngành Y Dược Việt Nam lần thứ 31
    Sáng 9/5, Triển lãm Quốc tế chuyên ngành Y Dược Việt Nam lần thứ 31 – VIETNAM MEDI-PHARM 2024 đã chính thức khai mạc tại Cung Văn hoá Hữu nghị (số 91 Trần Hưng Đạo, Hoàn Kiếm, Hà Nội).
Đừng bỏ lỡ
Di tích khảo cổ Rộc Tưng - Gò Đá đón bằng xếp hạng Di tích quốc gia đặc biệt
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO