Văn hóa – Di sản

Di tích khảo cổ Rộc Tưng - Gò Đá đón bằng xếp hạng Di tích quốc gia đặc biệt

KT 20:15 12/11/2023

Di tích khảo cổ Rộc Tưng - Gò Đá thuộc xã Xuân An và Gò Đá, nằm trên địa bàn phường An Bình, thị xã An Khê. Vào năm 2015, các chuyên gia Viện Khảo cổ liên bang Nga và Viện Khảo cổ học Việt Nam hợp tác thực hiện chương trình khai quật khảo cổ tại di tích Rộc Tưng - Gò Đá.

rx3ppsw9.png
Công cụ sơ kỳ đá cũ An Khê - niên đại cách nay 800.000 năm - đang lưu giữ tại Bảo tàng tỉnh Gia Lai - Ảnh: Bảo tàng tỉnh Gia Lai.

Tối 11.11, tại Quảng trường Đại Đoàn Kết (TP Pleiku, Gia Lai), UBND tỉnh Gia Lai đã tổ chức Lễ đón nhận Bằng xếp hạng Di tích quốc gia đặc biệt Rộc Tưng - Gò Đá và Quyết định công nhận Bảo vật quốc gia đối với Sưu tập công cụ Sơ kỳ Đá cũ An Khê, tỉnh Gia Lai. Cũng trong dịp này đã diễn ra Lễ khai mạc Tuần Văn hóa - Du lịch Gia Lai và Liên hoan trình diễn di sản văn hóa phi vật thể Không gian văn hóa Cồng chiêng Tây Nguyên năm 2023.

Tối 11/11, tỉnh Gia Lai đã long trọng tổ chức Lễ công bố và đón nhận Bằng xếp hạng di tích quốc gia đặc biệt Rộc Tưng - Gò Đá và công bố bảo vật quốc gia Sưu tập công cụ sơ kỳ đá cũ An Khê.

Tại buổi lễ, Phó Cục trưởng Cục Di sản Văn hóa (Bộ VHTTDL) Phạm Định Phong đã công bố các quyết định xếp hạng Di tích quốc gia đặc biệt Rộc Tưng-Gò Đá và công nhận Bảo vật quốc gia đối với Sưu tập công cụ sơ kỳ Đá cũ An Khê.

Thứ trưởng Bộ VHTTDL Hoàng Đạo Cương đã trao Bằng xếp hạng Di tích quốc gia đặc biệt Rộc Tưng - Gò Đá và Quyết định công nhận bảo vật quốc gia đối với Sưu tập công cụ Sơ kỳ Đá cũ An Khê, tỉnh Gia Lai.

Với những phát hiện về khảo cổ học An Khê, giá trị của di tích được xác định không chỉ bổ sung tư liệu nghiên cứu lịch sử Việt Nam, mà còn cung cấp tư liệu nghiên cứu mới về nguồn gốc loài người ở châu Á. Lễ công bố và đón nhận bằng xếp hạng một lần nữa khẳng định Gia Lai là vùng đất giàu trầm tích văn hóa, lịch sử, khảo cổ với những di sản vô giá.

Di tích khảo cổ Rộc Tưng - Gò Đá thuộc xã Xuân An và Gò Đá, nằm trên địa bàn phường An Bình, thị xã An Khê. Vào năm 2015, các chuyên gia Viện Khảo cổ liên bang Nga và Viện Khảo cổ học Việt Nam hợp tác thực hiện chương trình khai quật khảo cổ tại di tích Rộc Tưng - Gò Đá.

Tại đây, các nhà khảo cổ đã phát hiện nhiều hiện vật đồ đá, địa tầng, di vật quý. Theo kết quả phân tích, những mảnh thiên thạch phát hiện tại đây đã khẳng định sự tồn tại một cộng đồng cư dân cổ cùng thành tựu văn hóa đầu tiên của loài người từ 800.000 năm trước. Đây là bằng chứng sinh động về văn hóa của cộng đồng cư dân sơ kỳ đá cũ. Sau khi phát hiện, di tích khảo cổ Rộc Tưng - Gò Đá đã được Thủ tướng Chính phủ xếp hạng là di tích quốc gia đặc biệt.

Năm 2022, Bảo tàng tỉnh Gia Lai đã chọn các hiện vật tìm được tại di tích này để đăng ký bảo vật quốc gia, trong đó có 4 bộ rìu tay sơ kỳ đá cũ An Khê. Đây là những công cụ độc đáo, được chế tác cách đây 800.000 năm, thể hiện trình độ tư duy, thẩm mỹ cao của con người thời kỳ đá cũ.

Phát hiện kỹ nghệ Đá cũ An Khê cũng đã làm thay đổi nhận thức về lịch sử vùng đất và đời sống của tổ tiên chúng ta, lâu nay cho rằng, người sơ kỳ Đá cũ chỉ chế tác công cụ đá khi nào cực kỳ cần thiết, và công cụ họ làm ra đều mang tính vạn năng. Với phát hiện di tích Đá cũ An Khê, chúng ta có thêm cơ sở kéo dài hơn lịch sử Việt Nam về phía trước.

Và như vậy, vùng thượng lưu sông Ba (Gia Lai) được ghi dấu vào bản đồ thế giới, là một trong những nơi lưu giữ dấu tích văn hóa của tổ tiên loài người - Người đứng thẳng (Homo erectus)./.

KT