Chính sách & Quản lý

Cận cảnh trước và sau trùng tu của Di tích lịch sử đình làng An Cựu

Hà Oai 18/09/2024 07:31

Sau hơn một năm trùng tu, gian nhà chính của Di tích lịch sử đình An Cựu (phường An Cựu, TP Huế) đã được tu bổ và gia cố chắc chắn theo kiến trúc nhà rường truyền thống.

An Cựu là ngôi làng cổ có tuổi đời hàng trăm năm tại tỉnh Thừa Thiên Huế và gắn với lịch sử phát triển của ngôi làng này có di tích đình An Cựu được các bậc tiền nhân xây dựng vào thế kỉ XIX để làm nơi diễn ra các hoạt động cộng đồng quan trọng của làng xã. Đình làng An Cựu (kiệt 33, đường An Dương Vương, TP Huế) là một công trình kiến trúc nhà rường truyền thống tiêu biểu với không gian sân vườn, nhà cửa bố trí hài hòa, đầm ấm song rất uy nghiêm.

9.jpg
Hình ảnh trước đây của Di tích lịch sử đình An Cựu (phường An Cựu, TP Huế) bị xuống cấp.

Nơi đây là địa điểm sinh hoạt của chi bộ Đảng cơ sở An Cựu (một chi bộ thành lập sớm ở vùng ven Huế trong những ngày đầu thành lập Đảng bộ Đảng CSVN). Vào ngày Quốc tế Lao động 1/5/1930, lá cờ Đảng đã tung bay trên cột cờ của đình làng An Cựu do người Đảng viên trẻ tuổi Bửu Ba thực hiện theo nghị quyết của chi bộ cơ sở An Cựu chấp hành sự lãnh đạo của Tỉnh ủy Thừa Thiên Huế họp phiên đầu tiên từ ngày 7-10/4/1930 ngay sau khi thành lập.

Trải qua các giai đoạn lịch sử cách mạng từ tiền khởi nghĩa đến khởi nghĩa thắng lợi, trải qua hai cuộc kháng chiến chống thực dân đế quốc, giải phóng quê hương, đình An Cựu là chứng nhân lịch sử và được UBND tỉnh Thừa Thiên Huế công nhận là di tích lịch sử cấp tỉnh Thừa Thiên Huế theo Quyết định số 2467/QĐ-UBND ngày 29/10/2008. Tuy nhiên, do xuống cấp nghiêm trọng nên trong một thời gian người dân chỉ thực hiện các nghi lễ cúng tế quan trọng và hạn chế các hoạt động văn hóa cộng đồng…

Trước thực trạng đó, năm 2020 UBND TP Huế đã có chủ trương trùng tu Di tích lịch sử đình làng An Cựu với kinh phí khoảng 9,8 tỷ đồng. Đến giữa tháng 3/2023, UBND TP Huế đầu tư hơn 26 tỷ đồng trùng tu các đình làng trên địa bàn TP Huế và trong đó có đình làng An Cựu.

Theo đó, các hạng mục được trùng tu, sửa chữa của ngôi nhà rường chính như tu bổ, tôn tạo và phục dựng lại toàn bộ đình, trụ biểu, bình phong, Tả Vu, Hữu Vu, Miếu Thành Hoàng theo nguyên trạng. Đồng thời, thực hiện các biện pháp chống mối mọt toàn bộ khu vực đình, lát sân trước đình... tuy nhiên vẫn còn một số hạng mục như 2 dãy nhà 2 bên hay trụ biểu chưa được trùng tu lại.

Những hình ảnh Di tích lịch sử đình làng An Cựu sau trùng tu

1.jpg
Gian nhà chính của Di tích lịch sử đình An Cựu (TP Huế) đã được tu bổ hoàn thiện.
3.jpg
Các cột chắc chẵn sau khi được trùng tu.
2.jpg
Phần cửa được được đầu tư thi công đẹp và vững chắc.
5.jpg
Phía trên mái được trang trí đẹp theo mẫu cũ của đình làng An Cựu.
4.jpg
Hình ảnh rồng trên mái đình làng An Cựu.
7.jpg
Nơi dâng hương bên trong Di tích lịch sử đình An Cựu.
8.jpg
Những hình ảnh trang trí đẹp ở di tích.
6.jpg
Ngôi nhà rường Di tích lịch sử đình làng An Cựu đã được trùng tu vfa gia cố chắc chắn.
Bài liên quan
(0) Bình luận
Nổi bật Tạp chí Người Hà Nội
Đừng bỏ lỡ
  • Trung tâm phục vụ hành chính công Hà Nội: Lấy người dân, doanh nghiệp là trung tâm, chủ thể, động lực
    UBND thành phố Hà Nội vừa có tờ trình HĐND thành phố về việc thông qua Đề án thí điểm và thành lập Trung tâm phục vụ hành chính công thành phố Hà Nội. Trung tâm Phục vụ hành chính công thành phố Hà Nội được xây dựng với nguyên tắc hoạt động chính là lấy người dân, doanh nghiệp là trung tâm, chủ thể và động lực để xây dựng thiết kế mô hình; lấy sự hài lòng của tổ chức, cá nhân là thước đo chất lượng và hiệu quả phục vụ.
  • Ra mắt bộ sách kĩ năng Dám mơ - Biết nói - Giỏi làm
    Với mong muốn giúp bạn đọc trẻ trang bị những kĩ năng mềm, Nhà xuất bản Kim Đồng giới thiệu bộ sách Dám mơ - Biết nói - Giỏi làm gồm 2 cuốn “Tiệm sữa Chào buổi sáng” và “Người biết đi đường dài”.
  • Xiếc Việt Nam giành giải Bạc tại Liên hoan xiếc quốc tế tại Nga
    Liên hoan năm nay quy tụ sự tham gia của hơn 200 nghệ sĩ đến từ 15 quốc gia: Ethiopia, Đức, Italia, Pháp, Trung Quốc, Mexico, Azerbaijan, Kazakhstan, Việt Nam... Các đoàn mang đến Liên hoan nhiều tiết mục dự thi đa dạng ở các thể loại tung hứng, nhào lộn, đu bay, cầu bật…
  • [Podcast] Câu chuyện truyền thanh: Cảnh sát biển Việt Nam có được hoạt động ngoài vùng biển Việt Nam không?
    Theo Khoản 2, Điều 11 Luật Cảnh sát biển Việt Nam quy định, trong trường hợp vì mục đích nhân đạo, hoà bình, đấu tranh phòng chống tội phạm vi phạm pháp luật, cảnh sát biển Việt Nam được hoạt động ngoài vùng biển Việt Nam...
  • Khởi động Giải Mai Vàng lần thứ 30 - năm 2024
    Năm nay, Giải Mai Vàng sẽ mở rộng đến 3 thành phố lớn: Hà Nội, Đà Nẵng và TP Hồ Chí Minh, với một vòng đề cử được tổ chức từ ngày 15/9 đến 25/11. Độc giả có thể tham gia đề cử thông qua Báo Người Lao Động điện tử (nld.com.vn) và trang web chính thức của Giải Mai Vàng (maivang.nld.com.vn).
  • Ngọn đèn vàng trong căn bếp phố cổ
    Mỗi lần đi du lịch ở trong và ngoài nước, điều tôi không thích nhất ở các khách sạn là họ toàn dùng ánh sáng đèn vàng, cứ nhờ nhờ, sáng chả ra sáng, tối không ra tối. Đa phần mọi người đều nói dùng đèn vàng như thế mới sang trọng, nhưng tôi thì không. Cũng là bởi cứ mỗi khi gặp ánh đèn vàng, ký ức tôi lại dội về căn nhà xưa cũ trên phố cổ những năm sáu mươi, bảy mươi của thế kỷ trước với căn bếp ám khói và ngọn đèn vàng mờ mịt.
  • [Podcast] Câu chuyện truyền thanh: Cảnh sát biển Việt Nam có những nhiệm vụ gì
    Sao hôm nay cô người yêu của anh lại buồn thế nhỉ?/ Em ra đây để tìm cảm hứng cho đề tài sắp tới, thế mà đến giờ vẫn chưa nghĩ ra được gì cả, trong khi đó sắp hết thời hạn đăng ký rồi/ Đề tài là gì? anh có giúp được gì không?/ Bây giờ thanh niên đang phát động viết về chủ đề biển đảo quê hương...
  • Hà Nội: Thành lập Hội đồng thẩm định, đánh giá xác định Chỉ số cải cách hành chính năm 2024
    UBND Thành phố ban hành Quyết định số 4762/QĐ-UBND ngày 12/9/2024 về việc thành lập Hội đồng thẩm định, đánh giá xác định Chỉ số cải cách hành chính năm 2024 của các Sở, cơ quan tương đương Sở và UBND các quận, huyện, thị xã thuộc thành phố Hà Nội.
  • Hội An quy định chỉ hộ gia đình văn hóa mới được làm lưu trú đón khách
    Theo quy định mới, ngoài việc đạt danh hiệu "Gia đình văn hóa tiêu biểu", các hộ gia đình đón khách cần có sinh hoạt gắn liền với các hoạt động truyền thống như sản xuất, kinh doanh nghề thủ công, hoặc các hoạt động văn hóa - nghệ thuật để du khách có thể tham gia trải nghiệm.
  • Rộn ràng Đêm hội Trăng rằm tại quận Tây Hồ
    Tối 15/9, UBND quận Tây Hồ phối hợp với các đơn vị liên quan tổ chức “Đêm hội Trăng rằm" và xúc tiến thương mại gắn kết quảng bá du lịch, văn hóa năm 2024 tại Không gian văn hóa sáng tạo Tây Hồ.
Cận cảnh trước và sau trùng tu của Di tích lịch sử đình làng An Cựu
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO