Văn hóa – Di sản

Cận cảnh di tích nhà “Lãnh chúa miền Trung” Ngô Đình Cẩn đang xuống cấp

Hà Oai 28/06/2024 14:31

Di tích cấp Quốc gia nhà chứng tích Ngô Đình Cẩn những năm 1955 - 1964 hoang vắng nhiều năm và hiện đang bị xuống cấp theo thời gian.

Nhà chứng tích Ngô Đình Cẩn nằm trên đường Thiên Thai thuộc phường An Tây (TP Huế) với diện tích gần 8.000 m2 và cách trung tâm TP Huế khoảng 5km. Nhà chứng tích Ngô Đình Cẩn hiện nay trước đây của ông Bát Tấn (người Sài Gòn), sau đó được bán cho ông Bùi Duy Tín (một vị quan triều Nguyễn) và con cháu ông Bùi Duy Tín tiếp tục bán lại cho một thương nhân người Hoa tên là Lý Lâm Tinh để làm vườn. Năm 1956 dưới áp lực của Ngô Đình Cẩn nên ông Lý lâm Tinh phải nhượng lại toàn bộ khu vườn cho Ngô Đình Cẩn sử dụng, ông Ngô Đình Cẩn đã cho xây dựng trong khuôn viên này một số công trình như khu biệt thự rộng khoảng 450 m2 (nhà hai tầng), nhà thủy tạ, hồ bán nguyệt, cổng vò, suối đá, giếng nước và vườn cây ăn quả... biến nơi này thành một địa điểm để nghỉ ngơi, vui chơi giải trí.

z5374903579401_809cdae102cbb2389610326afab9d30c.jpg
Nhà chứng tích Ngô Đình Cẩn với biệt thự 2 tầng ở TP Huế.

Năm 1941, thực dân Pháp xây dựng khu Chín Hầm dưới chân núi Thiên Thai (còn gọi là núi Ngũ Tây) để cất giấu vũ khí nhưng sang năm 1945 sau khi Nhật đảo chính “hất cẳng” Pháp và quân Pháp đã lấy toàn bộ vũ khí nên các hầm bị bỏ trống từ đó. Đến thời kỳ Ngô Đình Cẩn cai quản miền Trung và Tây Nguyên đã cải tạo và sử dụng Chín Hầm thành khu biệt giam những người yêu nước hoặc có tư tưởng chống đối chế độ độc tài gia đình họ Ngô, khu vực Chín Hầm từ đó trở thành vùng cấm.

Được anh trai là Ngô Đình Diệm giao quản lý miền Trung và Tây Nguyên nên ông Ngô Đình Cẩn được ví như là “Lãnh chúa miền Trung”, cụ thể ông Ngô Đình Cẩn ở ngôi biệt thự 2 tầng khang trang này để tiện theo dõi việc giam cầm, tra tấn các chiến sĩ cách mạng ở Chín Hầm (cách biệt thự khoảng 1km). Năm 1964, sau khi Ngô Đình Cẩn bị tử hình thì khu biệt thự trở nên hoang vắng.

Mặc dù là di tích cấp Quốc gia nhưng nhà chứng tích “Lãnh chúa miền Trung” rất vắng khách đến tham quan, tìm hiểu… mặt khác dù mới được các đơn vị liên quan phát quang cây cỏ xung quanh nhưng khu nhà chứng tích Ngô Đình Cẩn đã có nhiều hạng mục có dấu hiệu xuống cấp như tường có hiện tượng nứt rêu phong, một số chỗ trang trí trong nhà đã hư hỏng lòi thép ra, mái nhà hai tầng đang còn mọc cỏ um tùm…

Những hình ảnh PV Tạp chí Người Hà Nội ghi nhận tại Nhà chứng tích Ngô Đình Cẩn.

z5374928040084_d1a601b797f8704d01244c0cd5b5fb4d.jpg
Cổng và đường lên biệt thự 2 tầng của Ngô Đình Cẩn.
z5374903553446_b449fbdbc168fcce1b89a9be01930641.jpg
Nhà Thủy tạ đã bị rêu phong không còn nguyên vẹn.
z5374903540544_552c347f4acb73ecc24487c399e61e3b.jpg
Khu biệt thự 2 tầng được Ngô Đình Cẩn sử dụng để tiện theo dõi việc giam cầm.
z5374903540473_7481e8f8ac4cce883940d3845be53e61.jpg
Trên mái biệt thự 2 tầng cỏ đã mọc do để hoang nhiều năm.
z5374903550185_812d0085d7e3abdf07bd8335ad4ad235.jpg
Phòng giữa tầng 2 biệt thự.
z5374903550277_c642c395e243f8b60f51abe51865f03c.jpg
Các tường hầu như đã bị rêu phong, bong các lớp ra.
di-tich-ngo-dinh-can-11-1711099069940810883328.jpg
Một số hạng mục đã bị hư hỏng lòi sắt ra.
z5374903577382_a35c89a785c42b37e301e29dd5ee9459.jpg
Hệ thống hòn non bộ được làm bằng đá tổ ong, đá gan gà qua thời gian bị rêu mốc, lá cây phủ kín.

Ngày 16/12/1993, khu nhà Ngô Đình Cẩn và khu vực Chín Hầm đã được Bộ trưởng Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch xếp hạng là di tích lịch sử lưu niệm sự kiện cấp Quốc gia tại Quyết định số 2015/QĐ-BT./.

Bài liên quan
(0) Bình luận
Nổi bật Tạp chí Người Hà Nội
  • [Podcast] Truyện ngắn: Xa - gần & tình yêu
    Reng. Reng. Reng. Là tiếng chuông điện thoại chứ không phải báo thức. Thơ giật mình, một lo lắng vơ vẩn cồn lên. Từ ngày ba mất, cô vốn sợ những tiếng chuông điện thoại vào những giờ bất thường, sáng sớm hoặc là tối khuya. Nhìn thấy số của Yên, Thơ hơi bất ngờ. Chưa bao giờ cô ấy gọi cho cô vào giờ này...
  • "Đám cưới chuột" lên sân khấu xiếc
    Chiều 13/12, Nhà hát Nghệ thuật xiếc và tạp kỹ Hà Nội đã tổ chức họp báo, giới thiệu vở diễn "Đám cưới chuột", vở diễn lấy cảm hứng từ bức tranh dân gian Đông Hồ chuẩn bị ra mắt khán giả...
  • Phi công Nguyễn Đức Soát ra mắt sách kể chuyện hồi ức “đời bay”
    Hướng tới kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam (22/12/1944 – 22/12/2024), Nhà xuất bản Trẻ ra mắt bạn đọc cuốn sách “Bầu trời - Trường đại học của tôi” của Trung tướng Nguyễn Đức Soát.
  • Lịch nghỉ học kỳ I và nghỉ Tết Dương lịch 2025 của học sinh
    Bộ GD&ĐT đã công bố lịch nghỉ Tết dương lịch năm 2025 và lịch nghỉ học kỳ một của học sinh cả nước.
  • Cơ sở định vị mục tiêu, vận hội lịch sử đưa đất nước bước vào Kỷ nguyên mới - Kỷ nguyên vươn mình của dân tộc
    Tổng Bí thư Tô Lâm trong các bài viết, bài nói gần đây đã nhấn mạnh đây là thời điểm Việt Nam “hội tụ” tổng hòa các lợi thế, sức mạnh để đưa đất nước bước vào kỷ nguyên mới, kỷ nguyên vươn mình của dân tộc tiếp sau kỷ nguyên độc lập, tự do, xây dựng chủ nghĩa xã hội và kỷ nguyên đổi mới. Đồng chí Tổng Bí thư đã chỉ rõ cơ sở định vị mục tiêu, vận hội lịch sử đưa đất nước bước vào Kỷ nguyên mới - Kỷ nguyên vươn mình của dân tộc.
Đừng bỏ lỡ
Cận cảnh di tích nhà “Lãnh chúa miền Trung” Ngô Đình Cẩn đang xuống cấp
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO