Nghệ sĩ xót xa không gian nghệ thuật Phúc Tân, bích hoạ Phùng Hưng xuống cấp

kinhtedothi| 11/08/2022 11:47

Không gian nghệ thuật Phúc Tân, bích hoạ Phùng Hưng (Hoàn Kiếm, Hà Nội) đang xuống cấp. Quan sát các tác phẩm nghệ thuật bị hư vỏng, nứt vỡ, thậm chí hoàn toàn biến mất, nhiều nghệ sĩ không khỏi tiếc nuối, xót xa.

Tác phẩm bị hư hỏng

Những năm gần đây, không gian nghệ thuật Phúc Tân nổi tiếng với việc đã biến một bãi rác ven sông Hồng trở thành địa điểm nổi tiếng với người dân Thủ đô. 16 nghệ sĩ với 16 tác phẩm nghệ thuật trải dài trên những bức tường dài hàng trăm mét đã mang lại nhiều lợi ích về văn hoá, môi trường và tham quan du lịch.

Không gian nghệ thuật Phúc Tân.
Không gian nghệ thuật Phúc Tân.

Tuy nhiên, trở lại không gian nghệ thuật vào những ngày gần đây, nhiều nghệ sĩ không khỏi xót xa khi chứng kiến thực trạng xuống cấp của các tác phẩm nghệ thuật. Cụ thể, theo khảo sát của phóng viên KT&ĐT ngày 10/8, hầu hết các tác phẩm đều đã hư hỏng, xuống cấp. Nổi bật nhất, tác phẩm “Thuyền” của tác giả Vũ Xuân Đông – miêu tả bến sông nhộn nhịp của một Kẻ Chợ huy hoàng đã tả tơi. Vỏ chai nhựa sắp đặt nên hình dáng chiếc thuyền bị rơi rụng, nứt vỡ khiến người xem khó hình dung ra đó là một tác phẩm nghệ thuật. Tương tự, tác phẩm “Rồng của dòng sông” của cố nhà thiết kế người Tây Ban Nha Diego Cortizas đã bong tróc, nứt vỡ một mảng lớn.

Tác phẩm
Tác phẩm "Thuyền" bị hư hỏng, xuống cấp.

Nhưng xót xa nhất, tác phẩm “Phù sa” bằng mảnh sành và màu tự nhiên từ đất phù sa sông Hồng của tác giả Nguyễn Đức Phương đã gần như biến mất hoàn toàn, chỉ còn sót lại 3 mảnh ghép phía chân tường, nhiều nét vẽ nghệch ngoạc bằng sơn màu đã thay thế hoàn toàn cho một tác phẩm nghệ thuật.

Hoạ sĩ Xuân Lam – tác giả của tác phẩm “Múa Lân”, tái hiện hình dạng những cây tò he cỡ lớn bị hư hỏng nặng chia sẻ: “Thỉnh thoảng đi ra Phúc Tân, tôi thấy rất buồn. Thậm chí, tôi không còn dám nhìn sản phẩm do mình làm ra mà đi thẳng qua. Tôi thấy xấu hổ”.

Tác phẩm “Múa Lân” bị hư hỏng.
Tác phẩm “Múa Lân” bị hư hỏng.

Bên cạnh những tác phẩm bị hư hỏng, xuống cấp, nhiều tác phẩm tại không gian nghệ thuật Phúc Tân cũng bị lấn chiếm để người dân để xe, treo đồ và kinh doanh dịch vụ. Đây cũng là thực trạng đang diễn ra ở phố bích hoạ Phùng Hưng khi phóng viên KT&ĐT khảo sát ngày 10/8. Ngay từ đầu phố Phùng Hưng, phần vòm cầu được đánh số 76 viết thông tin giới thiệu về dự án nghệ thuật đã bị lấn chiếm để làm nơi trông giữ xe. Ở vị trí này, đơn vị trông giữ xe còn ngang nhiên dựng mái, lấn chiếm vỉa hè, che mất thông tin phần giới thiệu không gian phố bích hoạ.

Bên cạnh đó, các tác phẩm trên phố bích hoạ Phùng Hưng cũng diễn ra tình trạng hư hỏng. Đơn cử như tác phẩm “Phố Hàng Mã - Phố của tuổi thơ” của tác giả Trận Hậu Yên Thế và Lê Đăng Ninh bị mất một góc. Du khách thiếu ý thức còn vẽ, gạch nhiều nét bút xâm hại các tác phẩm nghệ thuật. Ngoài ra, phố bích hoạ Phùng Hưng còn bị một số người đổ sơn đỏ, để rác thải, biến thành nơi đốt vàng mã.

Chính quyền cần vào cuộc

Những dự án nghệ thuật công cộng thường chỉ giữ được nguyên vẹn giá trị trong vòng 3 - 5 năm, sau đó sẽ bị xuống cấp hoặc cần thay đổi để phù hợp với hơi thở của thời đại. Không gian nghệ thuật công cộng tại Phúc Tân, Phùng Hưng cũng khó tránh khỏi quy luật này. Tuy nhiên, sự xuống cấp của các tác phẩm tại đây mang đến nhiều tiếc nuối, nhất là khi những không gian nghệ thuật tương tự còn quá ít tại Thủ đô.

Trao đổi với phóng viên KT&ĐT về nguyên nhân xuống cấp của các tác phẩm, Giám tuyển của dự án - họa sĩ Nguyễn Thế Sơn cho biết: “Ở Phúc Tân, các tác phẩm đều được làm kiên cố bằng kết cấu thép, chôn xuống đất nhưng những vật liệu lắp lên nó, đặc biệt là chai nhựa sau một thời gian chịu ảnh hưởng của thời tiết sẽ kém dần. Chưa kể, sự tương tác của người dân nhiều khi chưa có ý thức, chơi bóng chuyền, bóng đá đập vào tác phẩm dẫn đến việc hư hỏng”.

Về giải pháp khắc phục, theo hoạ sĩ Nguyễn Thế Sơn: “Nghệ sĩ không thể suốt ngày loanh quanh với tác phẩm như đi trông con. Với nghệ thuật công cộng, ngoài kinh phí thực hiện tác phẩm thì chi phí duy tu bảo dưỡng định kỳ cũng cần một khoản không nhỏ, mà các nghệ sĩ không thể cứ mãi tự bỏ tiền, công sức và thời gian như đã từng làm với dự án nghệ thuật công cộng Phúc Tân”.

Cũng là Giám tuyển của dự án bích hoạ Phùng Hưng, nghệ sĩ Nguyễn Thế Sơn nhận xét: “So với ban đầu, màu sắc của bích hoạ Phùng Hưng đã xuống màu, bị bong một số chỗ. Dù vậy, sau 5 năm tồn tại, tôi chưa thấy động thái nào muốn duy tu, bảo trì từ địa phương. Do vậy, dự án này đang xuống cấp dần”.

Các nghệ sĩ tham gia dự án nghệ thuật công cộng ở Phúc Tân, Phùng Hưng bày tỏ, dù những tác phẩm xuống cấp, nhưng họ đầu thấy vui vì không gian nghệ thuật công cộng đã có đời sống của riêng mình, trở thành một phần hài hòa với cộng đồng. Khách du lịch đến đây để ngắm nhìn những tác phẩm bụi bặm đang sống trong cộng đồng, thay vì được đóng khung trong bảo tàng.

Các nghệ sĩ tham gia thực hiện các dự án nghệ thuật công cộng mong muốn sự quan tâm và hành động từ các bên liên quan, để những dự án nghệ thuật công cộng như tại Phúc Tân, Phùng Hưng sẽ tiếp tục mang đến sự gắn kết giữa người dân địa phương với nhau và cả với khách du lịch ghé thăm.

(0) Bình luận
Nổi bật Tạp chí Người Hà Nội
  • Khán giả Thủ đô hào hứng đón xem vở chèo cổ "Trinh Nguyên" do NSND Trần Quốc Chiêm phục dựng
    Tối 19/5, tại Rạp Đại Nam, đông đảo khán giả Thủ đô đã đến xem buổi tổng duyệt vở chèo cổ "Trinh Nguyên". Vở chèo được dàn dựng công phu từ sự tôn kính nghề và sự tâm huyết với chèo cổ của NSND Trần Quốc Chiêm.
  • Đẩy mạnh phân cấp trong lĩnh vực văn hóa, du lịch khi tổ chức chính quyền địa phương 2 cấp
    Bộ Văn hóa – Thể thao và Du lịch đang tổ chức lấy ý kiến nhân dân về “Nghị định sửa đổi, bổ sung một số điều của một số Nghị định quy định về phân cấp, phân định thẩm quyền trong lĩnh vực văn hóa, gia đình, thể dục, thể thao, du lịch; báo chí, phát thanh và truyền hình; thông tấn; xuất bản, in, phát hành, thông tin điện tử, thông tin cơ sở và thông tin đối ngoại khi tổ chức chính quyền địa phương 2 cấp”.
  • Tinh hoa thơ ca Hồ Chí Minh
    Kỷ niệm 135 năm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/5/1890 – 19/5/2025), NXB Chính trị quốc gia Sự thật đã ra mắt Tủ sách điện tử Chủ tịch Hồ Chí Minh. Trong đó đáng chú ý có cuốn sách “Tinh hoa thơ ca Hồ Chí Minh” của tác giả - nhà văn Lê Xuân Đức (1939 – 2022) giúp người yêu thơ ca của Bác thêm thấu hiểu và cảm nhận rõ nét hơn tinh hoa trong từng câu chữ mà Người để lại, rút ra những chiêm nghiệm cho riêng mình và trên hết là những bài học lớn, sâu sắc về tư tưởng, về đầu tranh chính trị, về đạo lý làm người cho hôm nay và mai sau.
  • Quận Hoàn Kiếm: Tuyên dương giáo viên tiêu biểu, học sinh giỏi năm 2024 - 2025
    Chiều 19/5, UBND quận Hoàn Kiếm (TP. Hà Nội) long trọng tổ chức Lễ tuyên dương, khen thưởng giáo viên tiêu biểu và học sinh đạt thành tích cao trong các kỳ thi cấp thành phố, quốc gia và quốc tế năm học 2024 - 2025.
  • Kỷ niệm 135 năm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh: Sở Du lịch Hà Nội tổ chức các hoạt động ý nghĩa
    Hòa chung không khí thi đua lập thành tích chào mừng kỷ niệm 135 năm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/5/1890 – 19/5/2025), Sở Du lịch Hà Nội đã tổ chức nhiều hoạt động điểm nhấn, quảng bá hình ảnh Thủ đô và liên kết với các địa phương để phát triển du lịch Thành phố nói riêng, đất nước nói chung.
Đừng bỏ lỡ
  • Triển lãm “Không gian di sản văn hóa Chủ tịch Hồ Chí Minh ở Huế”
    Kỷ niệm 135 năm Ngày sinh của Chủ tịch Hồ Chí Minh, Thành ủy – HĐND – UBND - UBMTTQ Việt Nam Thành phố Huế tổ chức dâng hoa lên Người và khai mạc triển lãm “Không gian di sản văn hóa Chủ tịch Hồ Chí Minh ở Huế”.
  • Trưng bày tem, bưu ảnh về Chủ tịch Hồ Chí Minh
    Những hình ảnh, tem và bưu ảnh này nằm trong Trưng bày chuyên đề “Hành trình theo chân Bác qua sưu tập tem và bưu ảnh” của Bảo tàng Thành phố Hồ Chí Minh, diễn ra nhân dịp kỷ niệm 135 năm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/5/1890 – 19/5/2025) và Ngày Quốc tế Bảo tàng (18/5).
  • Hà Nội tuyên dương 80 gia đình văn hóa tiêu biểu
    UBND Thành phố Hà Nội đã ban hành Kế hoạch số 125/KH-UBND ngày 15/5/2025 về việc tuyên dương Gia đình văn hóa tiêu biểu nhân dịp kỷ niệm 24 năm Ngày Gia đình Việt Nam (28/6/2001-28/6/2025).
  • Tháng Năm về quê Bác
    Trong những ngày tháng Năm lịch sử, mỗi người dân Việt Nam chúng ta đều nhớ đến ngày sinh nhật Bác Hồ kính yêu, trong tim luôn trào dâng một cảm xúc bồi hồi khó tả... Tạp chí Người Hà Nội xin trân trọng giới thiệu bài thơ "Tháng Năm về quê Bác" của tác giả Nguyễn Xuân Việt.
  • Công diễn vở chèo cổ “Trinh Nguyên” với bản phục dựng công phu, tâm huyết của NSND Trần Quốc Chiêm
    Tối 17/5, tại Rạp Đại Nam, diễn ra buổi sơ duyệt vở chèo cổ “Trinh Nguyên” với bản phục dựng công phu, đầy tâm huyết của NSND Trần Quốc Chiêm. Vở chèo đề cao tình mẫu tử, lòng hiếu thảo và sự thuận hòa giữa anh em cùng cha khác mẹ. Buổi công diễn chính thức sẽ diễn ra vào ngày 24/5 tới đây.
  • “Hãy nói rằng con cần mẹ”: Cẩm nang đồng hành cùng người thân bị trầm cảm
    Anbooks phối hợp cùng Nhà xuất bản Phụ nữ Việt Nam chính thức ra mắt cuốn sách "Hãy nói rằng con cần mẹ" – cẩm nang đồng hành với người thân bị trầm cảm của tác giả PGS.TS Nguyễn Phương Hoa. Đây là tác phẩm tiếp nối hành trình nghiên cứu và chia sẻ đầy tâm huyết của tác giả trong lĩnh vực sức khỏe tâm thần, đặc biệt là đối với trầm cảm ở trẻ vị thành niên và thanh niên – một vấn đề đang ngày càng trở nên đáng lo ngại trong xã hội hiện đại.
  • Chuỗi sự kiện đặc sắc kỷ niệm 135 năm Ngày sinh của Bác trong Khu Di tích Chủ tịch Hồ Chí Minh
    Nhân dịp kỷ niệm 135 năm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/5/1890 - 19/5/2025), sáng 16/5, Khu Di tích Chủ tịch Hồ Chí Minh tại Phủ Chủ tịch tổ chức khai mạc triển lãm với chủ đề "Chủ tịch Hồ Chí Minh - Tinh hoa dân tộc, tầm vóc thời đại" với chuỗi hoạt động đầy ý nghĩa.
  • Sư đoàn Phòng không 361 – 60 năm xứng đáng danh hiệu "cận vệ đỏ" canh giữ bầu trời Thủ đô
    Sáng 17/5, tại Hà Nội, Sư đoàn Phòng không 361 (Quân chủng Phòng không – Không quân) long trọng tổ chức Lễ kỷ niệm 60 năm Ngày truyền thống (19/5/1965 – 19/5/2025) và đón nhận Huân chương Bảo vệ Tổ quốc hạng Nhất.
  • Ra mắt bộ tiểu thuyết đồ sộ về cuộc đời và sự nghiệp của Bác Hồ: “Nước non vạn dặm”
    Nhân kỷ niệm 135 năm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/5/1890 – 19/5/2025), sáng 17-5, tại Hà Nội, Hội đồng Lý luận Trung ương, Khu Di tích Chủ tịch Hồ Chí Minh tại Phủ Chủ tịch, Nhà Xuất bản Văn học, Công ty cổ phần Truyền thông và Văn hóa Liên Việt ra mắt bộ tiểu thuyết “Nước non vạn dặm”, gồm 5 tập của PGS, TS, nhà văn Nguyễn Thế Kỷ, Phó Chủ tịch Hội đồng Lý luận Trung ương.
  • Tôn vinh thơ Chủ tịch Hồ Chí Minh qua nghệ thuật thư họa
    Nhân dịp kỷ niệm 135 năm ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/5/1890 – 19/5/2025), sáng 17/5/2025, tại Bảo tàng Hà Nội, Trung tâm điều phối các hoạt động sáng tạo Hà Nội đã tổ chức khai mạc triển lãm “Thơ Chủ tịch Hồ Chí Minh qua nét chữ sắc màu”. Thông qua hình thức nghệ thuật thư họa – sự kết hợp tinh tế giữa thư pháp truyền thống và hội họa hiện đại, triển lãm đã góp phần tôn vinh cuộc đời, sự nghiệp cách mạng vĩ đại và tư tưởng nhân văn của Chủ tịch Hồ Chí Minh.
Nghệ sĩ xót xa không gian nghệ thuật Phúc Tân, bích hoạ Phùng Hưng xuống cấp
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO