Chính sách & Quản lý

Gần 100 tỷ đồng tu bổ, phục hồi các công trình tại di tích lăng vua Tự Đức

Hương Giang 09:10 06/08/2024

Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế đang triển khai dự án bảo quản, tu bổ, phục hồi di tích lăng vua Tự Đức (phường Thủy Xuân, TP Huế) với tổng kinh phí hơn 99 tỷ đồng.

453720214_1028388819291263_3813190835722807037_n.jpg
Dự án bảo quản, tu bổ phục hồi di tích lăng vua Tự Đức (phần còn lại).

Dự án bảo quản, tu bổ phục hồi di tích lăng vua Tự Đức (phần còn lại) được UBND tỉnh Thừa Thiên Huế phê duyệt tại quyết định số 2609/QĐ-UBND ngày 02/11/2023 với các hạng mục gồm Điện Hoà Khiêm, Minh Khiêm Đường, Ôn Khiêm Đường, La thành - Cổng Vụ Khiêm, Bình phong trước Vụ Khiêm và tôn tạo hạ tầng kỹ thuật với tổng kinh phí 99 tỷ đồng. Cụ hể, Điện Hòa Khiêm sẽ tu bổ, gia cường nền móng bó vỉa, bậc cấp, chân tảng đá thanh, phục hồi nền lát gạch, bảo quản chống ẩm và chống mối nền… Minh Khiêm Đường sẽ phục hồi nền lát gạch Bát Tràng theo hiện trạng, hệ khung gỗ, hệ mái, cửa, chi tiết cấu kiện gỗ... và Ôn Khiêm Đường phục hồi đồ nội thất cho trưng bày và tái hiện không, tôn tạo hệ thống đèn điện chiếu sáng ở nội thất…

Theo kế hoạch, dự án bảo quản, tu bổ, phục hồi di tích lăng vua Tự Đức sẽ thực hiện từ nay đến tháng 10/2027 và trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế thông báo để các đơn vị lữ hành, cộng đồng du khách nắm thông tin nhằm lựa chọn hành trình tham quan phù hợp khi đến lăng vua Tự Đức.

Trước đó, năm 2014 Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế đã triển khai dự án bảo quản, tu bổ và phục hồi di tích lăng Tự Đức gồm 6 hạng mục công trình như Lương Khiêm Điện, Chí Khiêm Đường, Lễ Khiêm Vu, Pháp Khiêm Vu, Tiểu Khiêm Trì và hồ Lưu Khiêm. Tuy nhiên do nguồn kinh phí khó khăn nên vẫn còn một số công trình quan trọng chưa được bảo tồn, tu bổ nên hiện nay triển khai phần còn lại.

Lăng Tự Đức hay còn gọi là Khiêm Lăng được xây dựng vào năm 1864 với lối kiến trúc độc đáo và nơi an nghỉ của vị hoàng đế thứ 4 của triều Nguyễn. Tổng thể kiến trúc Lăng nằm trong một vòng La thành rộng khoảng 12ha được chia thành hai khu vực chính gồm khu vực tẩm điện và lăng mộ với gần 50 công trình kiến trúc lớn nhỏ trải dài.

Năm 1993, Quần thể Di tích Cố đô Huế được UNESCO tôn vinh là Di sản Văn hóa Thế giới và Khiêm Lăng là một trong số các công trình kiến trúc tiêu biểu thuộc Quần thể Di tích Cố đô Huế.

Bài liên quan
  • Tu bổ Chùa Cầu (Hội An): "Không thể tránh làm cho di tích có phần “mới” ra"
    "Việc phục hồi màu sắc, dù thế nào cũng không thể tránh làm cho di tích có phần “mới” ra, nhưng điều quan trọng hơn là đã giữ gìn được tính nguyên gốc, đảm bảo tính nguyên tắc trong tu bổ di tích phù hợp với bản chất vốn có của di tích”, Trung tâm Quản lý Bảo tồn Di sản Văn hóa Hội An đưa ra thông tin trước những ồn ào về việc “làm mới” Chùa Cầu.
(0) Bình luận
Nổi bật Tạp chí Người Hà Nội
  • Nguồn nhân lực múa: Từ chuyển động trong đào tạo đến kỳ vọng hệ sinh thái
    Trong những năm gần đây, đào tạo nghệ thuật múa tại Việt Nam đã có những chuyển biến rõ nét nhằm đáp ứng yêu cầu đổi mới trong hệ thống giáo dục nghệ thuật, cũng như thích ứng với sự thay đổi nhanh chóng của đời sống biểu diễn và thị trường lao động văn hóa. Nhu cầu về một thế hệ nghệ sĩ múa có tư duy sáng tạo, khả năng phản biện và hội nhập đang đặt ra yêu cầu mới cho các cơ sở đào tạo chuyên nghiệp. Kỳ thi tốt nghiệp của Khoa Múa - Trường Đại học Sân khấu và Điện ảnh Hà Nội năm 2025 đã cho thấy rõ xu hướng này với nhiều tín hiệu tích cực trong đào tạo song vẫn còn nhiều vấn đề cần giải quyết từ góc độ chính sách và hệ sinh thái nghề nghiệp dành cho nghệ sĩ múa trẻ.
  • Tổng Bí thư Tô Lâm: “Mỗi nhà báo, mỗi cơ quan báo chí phải là biểu tượng của văn hóa ứng xử, chuẩn mực đạo đức và tinh thần phục vụ xã hội”
    Tại Lễ kỷ niệm 100 năm Ngày Báo chí cách mạng Việt Nam (21/6/1925 - 21/6/2025) diễn ra trọng thể tại Thủ đô Hà Nội, đồng chí Tổng Bí thư Tô Lâm đã nhiệt liệt chúc mừng những người làm báo cách mạng Việt Nam, đồng thời đặt ra yêu cầu với những người làm báo hiện nay: “Mỗi nhà báo, mỗi cơ quan báo chí phải là biểu tượng của văn hóa ứng xử, chuẩn mực đạo đức và tinh thần phục vụ xã hội; góp phần gìn giữ, phát huy những giá trị nhân văn truyền thống, lan tỏa điều thiện, điều đẹp”.
  • “Báo chí Cách mạng Việt Nam phát huy truyền thống vẻ vang, tự tin, vững bước trong kỷ nguyên mới”
    Kỷ niệm 100 năm Báo chí Cách mạng Việt Nam (21/6/1925 – 21/6/2025), Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Thành ủy Hà Nội Bùi Thị Minh Hoài, đã có bài viết “Báo chí Cách mạng Việt Nam phát huy truyền thống vẻ vang, tự tin, vững bước trong kỷ nguyên mới”. Tạp chí Người Hà Nội trân trọng giới thiệu toàn văn bài viết này tới bạn đọc.
  • Thủ tướng công nhận Hà Nội hoàn thành xây dựng nông thôn mới năm 2024
    Thủ tướng Chính phủ đã ra quyết định số 1226/QĐ-TTg ngày 22/6 chính thức công nhận thành phố Hà Nội hoàn thành nhiệm vụ xây dựng Nông thôn mới năm 2024.
  • Vinh quang Việt Nam năm 2025 tôn vinh 19 tập thể, cá nhân điển hình tiên tiến
    Tối 22/6, chương trình "Vinh quang Việt Nam năm 2025" với chủ đề "Tự hào và khát vọng diễn ra tại Cung Văn hóa Hữu nghị Việt Xô (Hà Nội) đã tôn vinh 19 tập thể, cá nhân xuất sắc trong các lĩnh vực đời sống xã hội.
Đừng bỏ lỡ
Gần 100 tỷ đồng tu bổ, phục hồi các công trình tại di tích lăng vua Tự Đức
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO