Chính sách & Quản lý

Khai quật khảo cổ di tích đặc trưng văn hoá Chămpa Tháp đôi Liễu Cốc

Hà Oai 14:40 09/05/2024

Di tích cấp Quốc gia Tháp đôi Liễu Cốc (thị xã Hương Trà, tỉnh Thừa Thiên Huế) đang được tiến hành khai quật khảo cổ và đất đá được đào, cào từng điểm nhỏ nhất… để tìm hiểu.

Di tích cấp Quốc gia Tháp đôi Liễu Cốc (phường Hương Xuân, thị xã Hương Trà, tỉnh Thừa Thiên Huế) là một công trình đặc trưng của văn hóa Chămpa ước khoảng 1.000 năm tuổi và tồn tại không còn nguyên vẹn. Nhằm nghiên cứu, tìm hiểu về lịch sử hình thành và biến đổi của di tích Tháp đôi Liễu Cốc, góp phần bảo vệ di sản văn hóa Chămpa ở tỉnh Thừa Thiên Huế và thu thập các tư liệu, hiện vật có nguyên gốc phục vụ cho việc bảo tồn, tôn tạo và phát huy giá trị của di tích cấp Quốc gia Tháp đôi Liễu Cốc ngày càng tốt hơn.

z5420950174510_da0c6ffe23fe201c0a97de35cd4a3d70.jpg
Di tích cấp Quốc gia Tháp đôi Liễu Cốc đang được tiến hành khai quật khảo cổ.

Ngày 2/4, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch có Quyết định số 898/QĐBVHTTDL cho phép Sở Văn hóa và Thể thao tỉnh Thừa Thiên Huế phối hợp với Bảo tàng Lịch sử quốc gia thăm dò, khai quật khảo cổ tại di tích Tháp đôi Liễu Cốc (thôn Bàu Tháp, phường Hương Xuân, thị xã Hương Trà, tỉnh Thừa Thiên Huế) với diện tích 80m². Ngày 24/4, Sở Văn hóa và Thể thao tỉnh Thừa Thiên Huế và Bảo tàng Lịch sử quốc gia đã động thổ tiến hành thăm dò, khai quật khảo cổ di tích Tháp đôi Liễu Cốc.

Theo quan sát của PV Tạp chí Người Hà Nội cho thấy, đến nay đơn vị khai quật khảo cổ đã dọn dẹp sạch cỏ cũng như các cây dại đều được chặt hạ xung quanh cả 2 tháp và đang khẩn trương triển khai đào từng lớp đất xung quanh tháp nhỏ để tìm hiểu nghiên cứu, đất đá và các viên gạch vỡ hoặc không vỡ đào trúng đều được đưa ra ngoài tập kết để riêng. Đặc biệt, những người đang tiến hành khai quật khảo cổ đã dùng các dụng cụ cào từng chi tiết nhỏ nhất và làm sạch từng viên gạch… để tìm hiểu...

Tháp đôi Liễu Cốc là một công trình đặc trưng của văn hóa Chămpa ước khoảng 1.000 năm tuổi và từng được Viện Viễn Đông Bác Cổ xếp vào hạng những di tích giá trị trên toàn cõi Việt Nam và Đông Dương, tồn tại không còn nguyên vẹn.

Nhìn vào bình đồ Tháp đôi dễ nhận thấy hai tháp, một tháp lớn và một tháp nhỏ: Tháp lớn có chân móng vùi lấp dưới lòng đất, gạch, hiện nay chưa xác định nền móng ban đầu của tháp. Chiều cao xác định được từ cos diềm tháp đến cos bắt đầu của chân móng là 4m. Bên trong tháp ở phía Tây còn lưu giữ một đoạn vòm cuốn gạch của đỉnh tháp, đặc trưng kết cấu thể hiện trong các công trình kiến trúc, văn hóa tôn giáo Chăm. Ở tường ngoài tháp có các khoảng tạo hình lõm, chia mặt chính tháp thành hệ thống bổ trụ. Nền tháp lát và bó vỉa bằng gạch, tường tháp dày 1,6m, diện tích lòng tháp còn lại trên 9m².

Tháp nhỏ có chất liệu và kỹ thuật xây dựng giống tháp lớn, lòng tháp còn lại khoảng 7,5m². Tháp Đôi Liễu Cốc được xây dựng gần nhau trên hai trục song song hướng Đông – Tây, lối vào tháp ở phía Đông.

Theo truyền thuyết, vùng tháp cổ đó do “Bà Chúa Tháp” cai trị, rất linh thiêng. Cạnh tháp có một ngôi miếu xây lên từ đời vua Thành Thái, được họ Nguyễn Văn tái tạo để thờ Bà Chúa Tháp, thường gọi là “Miếu Bà Cô xóm Tháp”. Tháp Đôi Liễu Cốc đã được Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch xếp hạng di tích cấp Quốc gia ngày 20/7/1994.

z5420948306945_5288889676f78ea9ced91c1880860a4a.jpg
Tháp nhỏ đang được khai quật khảo cổ.
z5420948296799_e76ef2993d54816ddc379fe32aa9a26d.jpg
Phía xa là tháp lớn đã được dọn dẹp sạch.
z5420948281366_dc61ace5ed8980a5b600b74dc704bd0c.jpg
Sau khi đào xong thì còn dùng dụng cụ đi cào từ chi tiết nhỏ để tìm hiểu.
z5420948280117_07e4957e4989c01804642a71f627b7c2.jpg
Phần gạch đang được tập kết lại để tìm hiểu...

Thời gian khai quật khảo cổ di tích cấp Quốc gia Tháp đôi Liễu Cốc đến ngày 5/7/2024. Sau khi kết thúc khai quật khảo cổ, Sở Văn hóa và Thể thao tỉnh Thừa Thiên Huế và Bảo tàng Lịch sử quốc gia phải có báo cáo sơ bộ, đề xuất phương án quản lý và bảo vệ về Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch.

Bài liên quan
(0) Bình luận
Nổi bật Tạp chí Người Hà Nội
  • Thêm một cuốn sách về tôn giáo và đời sống tôn giáo ở Việt Nam
    Để giúp bạn đọc hiểu rõ và đầy đủ hơn về các tôn giáo, đời sống tôn giáo ở Việt Nam, Nhà xuất bản Chính trị quốc gia Sự thật xuất bản cuốn sách “Tôn giáo và đời sống tôn giáo ở Việt Nam - Hỏi và đáp” của tác giả Nguyễn Thái Bình và Đỗ Thị Thanh Hương.
  • Họa mi vương vấn
    Chọn cho mình một góc quán cà phê ngoài trời, tôi nhìn dọc theo Phố sách Hà Nội. Vài ba người có lẽ là khách du lịch đang thích thú chụp ảnh và lựa sách, thi thoảng so vai, sửa lại khăn choàng khi có cơn gió ngang qua.
  • Thân thương căn bếp mùa đông
    Ngoài kia, gió mùa Đông Bắc ào ạt tìm về, bập bùng trên mái tôn, hun hút luồn vào khe cửa. Những chiếc lá cuối thu lặng lẽ buông mình. Đất trời hanh hao đón một mùa đông mới. Chị em tôi chui ra khỏi chăn chờ mẹ tìm quần áo ấm.
  • ‏Trà Thảo An: Giải pháp tự nhiên giảm đau, hỗ trợ điều trị bệnh gout‏
    ‏Bệnh gout, với những cơn đau khớp hành hạ, đã trở thành nỗi ám ảnh của nhiều người. Bệnh gout là một căn bệnh mãn tính, và chúng ta buộc phải chấp nhận sống với nó cả đời. Nguy hiểm hơn là căn bệnh này ngày càng trẻ hóa. Những giải pháp để giảm bớt những triệu chứng của bệnh Gout cũng vì thế mà được quan tâm, tìm kiếm nhiều hơn.‏
  • ‏Sữa thực vật SoyNa - Món quà sức khỏe, Tết trọn niềm vui ‏
    ‏Tết đến xuân về, ngày tết nguyên đán đang ngày một đến gần. Cùng với việc chuẩn bị những món ăn truyền thống, việc lựa chọn quà Tết cũng là một trong những điều mà nhiều người quan tâm. Dạo quanh một vòng thị trường quà tết, ta dễ nhận thấy so với những năm trước, xu hướng lựa chọn quà Tết đã có nhiều thay đổi. Thay vì những giỏ quà truyền thống với bánh kẹo, rượu ngoại hay hoa quả nhập khẩu, người tiêu dùng ngày nay đang dần chuyển hướng sang những món quà mang ý nghĩa thiết thực hơn, đặc biệt là những món quà liên quan đến sức khỏe.‏
Đừng bỏ lỡ
Khai quật khảo cổ di tích đặc trưng văn hoá Chămpa Tháp đôi Liễu Cốc
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO