Văn hóa – Di sản

Khai quật khảo cổ khẩn cấp kiến trúc gạch tại xã Hồng Hà, huyện Đan Phượng

KT 16:51 10/10/2023

Ngày 10/10, Bảo tàng Hà Nội đã phối hợp với Viện Khảo cổ học và Ủy ban Nhân dân huyện Đan Phượng bắt đầu khai quật khẩn cấp kiến trúc gạch, theo nhận định ban đầu đây có thể là mộ gạch, tại xã Hồng Hà, huyện Đan Phượng, Hà Nội.

387738120-835064351953411-7718168317378329132-n.jpg
Các đại biểu và chuyên gia khảo sát tại hiện trường.

Thực hiện Quyết định số 4830/QĐ-UBND ngày 27/9/2023 của UBND thành phố Hà Nội về việc cho phép Viện Khảo cổ học phối hợp với Bảo tàng Hà Nội khai quật khẩn cấp kiến trúc gạch phát hiện tại công trình Dự án mở rộng, nâng cấp tuyến đường trên địa bàn xã Hồng Hà (từ đường 20m đến giáp địa phận xã Liên Hồng), huyện Đan Phượng.

Công tác khai quật nhằm bảo vệ và phát huy giá trị di tích, di vật. Những hiện vật thu thập được trong quá trình khai quật, sẽ do Bảo tàng Hà Nội giữ gìn, bảo quản để phát huy giá trị.

Sau khi kết thúc đợt khai quật khẩn cấp, Viện Khảo cổ học và Bảo tàng Hà Nội sẽ tổ chức báo cáo sơ bộ và đề xuất phương án quản lý, bảo vệ khu vực đã khai quật và báo cáo khoa học gửi về Sở Văn hóa và Thể thao Hà Nội và Cục Di sản văn hóa.

Trước đó, ngày 12/5 vừa qua, tại khu vực thi công Dự án mở rộng, nâng cấp tuyến đường ở xã Hồng Hà phát lộ một khối gạch xây nghi là ngôi mộ cổ.

Ủy ban Nhân dân huyện Đan Phượng đã chỉ đạo các phòng, ban của huyện kiểm tra thực tế, phát hiện một công trình kiến trúc xây gạch cách điểm đầu tuyến đường đang thi công khoảng 800m, dưới nền đất ruộng có tuyến đường chạy qua, theo hướng Đông-Tây.

Ngay sau khi phát hiện, Ủy ban Nhân dân huyện Đan Phượng đã giao cho Phòng Văn hóa và Thông tin huyện báo cáo với Sở Văn hóa và Thể thao Hà Nội; đồng thời chỉ đạo Ủy ban Nhân dân xã Hồng Hà và đơn vị thực hiện, tạm dừng và giữ nguyên hiện trạng công trình, cử người trông coi 24/24 giờ trong thời gian chờ khai quật khảo khẩn cấp.

Thực hiện chỉ đạo của UBND thành phố Hà Nội và Sở Văn hóa và Thể thao Hà Nội, ngày 15/6 tại UBND xã Hồng Hà, Bảo tàng Hà Nội phối hợp với các phòng, ban chuyên môn của địa phương và Viện Khảo cổ học tổ chức cuộc họp đánh giá giá trị và thống nhất phương án khai quật khẩn cấp. Căn cứ vào hiện trạng di tích, di vật đặc biệt qua loại hình vật liệu xây dựng (gạch hình chữ nhật và gạch múi bưởi) nhận định sơ bộ, đây là mộ gạch có niên đại khoảng thế kỷ I - IV, loại hình mộ táng khá phổ biến ở Việt Nam. Đặc biệt, những năm gần đây ở Hà Nội đã phát hiện và nghiên cứu mộ gạch ở Khu đô thị Nam Thăng Long (Ciputra), xã Dục Tú (huyện Đông Anh), đường Phạm Văn Đồng (quận Bắc Từ Liêm)…

Tại cuộc họp, các đại biểu đã thống nhất đề xuất UBND Thành phố Hà Nội sớm ra quyết định cho phép khai quật khảo cổ học khẩn cấp nhằm bảo vệ và phát huy giá trị di tích, di vật. Đồng thời, UBND huyện Đan Phượng cũng chỉ đạo các phòng/ban chuyên môn của huyện phối hợp chặt chẽ với Bảo tàng Hà Nội, Viện khảo cổ học sớm lên phương án khai quật.

Những hiện vật thu thập được trong quá trình khai quật sẽ do Bảo tàng Hà Nội giữ gìn, bảo quản để phát huy giá trị những hiện vật đó. Sau khi kết thúc đợt khai quật khẩn cấp, Viện Khảo cổ học và Bảo tàng Hà Nội sẽ tổ chức báo cáo sơ bộ và đề xuất phương án quản lý, bảo vệ khu vực đã khai quật và báo cáo khoa học gửi về Sở Văn hóa và Thể thao Hà Nội và Cục Di sản văn hóa (Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch)./.

Bài liên quan
  • Hà Nam đón nhận Quyết định công nhận bảo vật Quốc gia Bia đá chùa Giàu
    Bia đá chùa Giàu được Thủ tướng Chính phủ ký Quyết định ngày 30.1.2023 công nhận là Bảo vật Quốc gia. Trong tuần lễ văn hóa Việt Nam - Nhật Bản tổ chức vào ngày 14.5.2023, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ đã trao Quyết định công nhận Bảo vật quốc gia bia chùa Giàu cho lãnh đạo Tỉnh ủy- UBND tỉnh Hà Nam.
(0) Bình luận
  • Thông qua quyết định về bảo tồn Hoàng thành Thăng Long-Hà Nội tại Kỳ họp thứ 46 của Ủy ban Di sản thế giới
    Hồ sơ bảo tồn và phát huy giá trị Di sản thế giới Khu trung tâm Hoàng thành Thăng Long được thông qua mở ra việc khơi thông Trục Hoàng Đạo, tiến tới khôi phục không gian và Chính điện Kính Thiên.
  • Điệu múa trống bồng làng Triều Khúc
    Múa bồng đã xuất hiện ở nhiều nơi tại nhiều lễ hội và mỗi nơi múa bồng lại có dáng vẻ riêng. Tuy nhiên đến nay chỉ duy nhất ở làng Triều Khúc điệu múa này còn giữ được nguyên hồn cốt và thần thái.
  • Làm "sống lại" trò chơi được vua quan triều Nguyễn yêu thích
    “Đầu hồ” trò chơi truyền thống được vua, hạ thần, quan lại thời nhà Nguyễn yêu thích vừa được “Trung tâm Trải nghiệm thực tế ảo (VR) – Đi tìm Hoàng Cung đã mất” ra mắt và du khách có thể trải nghiệm trong Đại Nội Huế.
  • Đề nghị Lễ hội Sayangva vào danh mục Di sản văn hóa
    Lễ hội Sayangva còn gọi là lễ cúng thần Lúa hay là Mừng lúa mới. Đây là lễ hội lớn nhất của người Chơro, thường diễn ra từ rằm tháng 2 đến rằm tháng tư âm lịch hàng năm vào những ngày trời đẹp, đêm có trăng sáng. Lễ hội truyền thống này mang ý nghĩa cầu cho mưa thuận gió hòa, mùa màng bội thu, cuộc sống no đủ.
  • Vẻ đẹp của ngôi chùa thờ vị thiền sư đầu tiên được phong hiệu Quốc sư
    Chùa Non Nước tên Hán là Sóc Thiên Vương Thiền Tự, nằm trong quần thể di tích Đền Sóc (xã Phù Linh, huyện Sóc Sơn, TP. Hà Nội) không chỉ là nơi có cảnh đẹp kỳ vĩ giữa núi rừng mà nơi đây còn lưu giữ những giá trị lịch sử lâu đời của văn hóa Phật giáo Việt Nam.
  • “Bão Thánh Gióng hái cà” ở làng Bẽ
    Nói đến sự tích Thánh Gióng, mọi người đều nhớ chuyện cậu bé làng Gióng ở huyện Gia Lâm. Sau ba năm từ lúc sinh ra, cậu nằm trên chõng tre im lặng, chẳng biết nói cười. Đến một ngày nghe tiếng loa của sứ giả vua Hùng gọi tìm người tài, cậu vươn vai đứng dậy tình nguyện đi đánh giặc Ân.
Nổi bật Tạp chí Người Hà Nội
Đừng bỏ lỡ
Khai quật khảo cổ khẩn cấp kiến trúc gạch tại xã Hồng Hà, huyện Đan Phượng
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO