Văn hóa – Di sản

Hà Nam đón nhận Quyết định công nhận bảo vật Quốc gia Bia đá chùa Giàu

KT 14:22 10/10/2023

Bia đá chùa Giàu được Thủ tướng Chính phủ ký Quyết định ngày 30.1.2023 công nhận là Bảo vật Quốc gia. Trong tuần lễ văn hóa Việt Nam - Nhật Bản tổ chức vào ngày 14.5.2023, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ đã trao Quyết định công nhận Bảo vật quốc gia bia chùa Giàu cho lãnh đạo Tỉnh ủy- UBND tỉnh Hà Nam.

z4763977152558_f237c4519b63c377a1961092a8cd63ce.jpg
Bia đá chùa Giàu chính thức được Thủ tướng Chính phủ ký Quyết định ngày 30/1/2023 công nhận là Bảo vật Quốc gia. (ảnh: hanam.gov.vn)

UBND xã Đinh Xá, thành phố Phủ Lý vừa tổ chức Lễ đón nhận Quyết định công nhận bảo vật Quốc gia Bia đá chùa Giàu. Bia đá chùa Giàu nằm trong khuôn viên chùa Giàu tại thôn 2, xã Đinh Xá, thành phố Phủ Lý, được dựng năm 1366, khắc nổi chân dung một vị Hoàng đế thời Trần. Đây là tấm bia cổ duy nhất có niên đại thời Trần được phát hiện tại Hà Nam, thể hiện nghệ thuật trang trí độc đáo và nhiều giá trị tư liệu để nghiên cứu về lịch sử, mỹ thuật, địa danh hành chính, tôn giáo, tín ngưỡng… thời Trần.

Bia có kích thước cao 1m, rộng 0,59m, dày 0,12m. Bia có giá trị đặc biệt về lịch sử, văn hóa, khoa học, cung cấp các tư liệu quý hiếm về ký tự học và mỹ thuật, các chữ viết thời Trần và chữ Nôm khắc trong văn bia, là tấm bia duy nhất được tạo tác khắc nổi chân dung một vị hoàng đế thời Trần.

Ngay sau lễ đón nhận Quyết định công nhận Bảo vật quốc gia, UBND xã Đinh Xá cùng Ban Quản lý di tích và nhân dân địa phương tiếp tục tuyên truyền, quảng bá giới thiệu về bảo vật đối với du khách trong nước và quốc tế, tuyên truyền sâu rộng Luật Di sản văn hóa và các quy định của pháp luật về việc bảo vệ, gìn giữ, phát huy giá trị của bảo vật. Có biện pháp lắp đặt camera an ninh và giao nhiệm vụ bảo đảm an ninh cho các lực lượng để đảm bảo tuyệt đối an toàn cho bảo vật. Ưu tiên đầu tư kinh phí cải tạo, nâng cấp, trang thiết bị chuyên dụng đặc biệt ở khu vực trưng bày bảo vật, đảm bảo tính khoa học, pháp lý cao…

Đến thời điểm này tỉnh Hà Nam có 4 bảo vật Quốc gia (gồm: Trống đồng Ngọc Lũ, Trống đồng Tiên Nội, Bia sùng Thiện Diên Linh và bia đá chùa Giàu); 2 di tích Quốc gia đặc biệt (Quần thể di tích Long Đọi Sơn và đền Trần Thương), cùng 95 di tích cấp Quốc gia, 133 di tích cấp tỉnh.

Đây là niềm vinh dự lớn lao của Đảng bộ, chính quyền và nhân dân toàn tỉnh trong việc gìn giữ, bảo tồn và phát huy các giá trị di sản văn hóa của cha ông, khơi dậy niềm tự hào, tự tôn dân tộc trong các tầng lớp cán bộ và dân dân toàn tỉnh./.

Bài liên quan
(0) Bình luận
Nổi bật Tạp chí Người Hà Nội
  • Hà Nội: Hiện thực hóa mục tiêu khu du lịch Hồng Vân thành “Miền quê đáng sống”
    Chia sẻ tại Hội nghị khu vực của Tổ chức Xúc tiến Du lịch các Thành phố Toàn cầu năm 2025 cho các thành viên tại Việt Nam do Sở Du lịch Hà Nội tổ chức ngày 28/3, ông Nguyễn Văn Phượng - Phó Chủ tịch UBND xã Hồng Vân (huyện Thường Tín, TP. Hà Nội) cho biết, địa phương và Thành phố đã, đang quyết tâm xây dựng, phát triển khu du lịch Hồng Vân trở thành “Miền quê đáng sống”.
  • Thưởng lãm 21 tác phẩm hội họa quý của vua Hàm Nghi ở điện Kiến Trung
    Các tác phẩm hội hoạ quý của vua Hàm Nghi đang được trưng bày tại điện Kiến Trung (Đại nội Huế) và lần đầu tiên giới thiệu đến công chúng yêu nghệ thuật.
  • Ra mắt tác phẩm văn học thiếu nhi nổi tiếng của Pháp
    “Những câu chuyện cổ phố Broca” – tác phẩm văn học thiếu nhi nổi tiếng của Pháp do Pierre Gripari sáng tác vừa ra mắt bạn đọc Việt Nam qua bản dịch của Nguyên Kan, do Crabit Kidbooks và NXB Hà Nội ấn hành. Cuốn sách không chỉ mang đến những câu chuyện cổ tích phá cách, hài hước, mà còn mở ra một thế giới giàu trí tưởng tượng, nơi mọi điều kỳ diệu có thể xảy ra.
  • Cơ hội ứng dụng kiến thức giáo dục STEM trong lĩnh vực khoa học, công nghệ, kỹ thuật và toán học cho học sinh Việt Nam
    Ngày 28/3, Samsung Việt Nam và Tổ chức Tuổi trẻ Thành đạt Việt Nam (JA Vietnam) chính thức khởi động cuộc thi “Samsung Solve for Tomorrow 2025” nhằm đem đến cho các em học sinh cơ hội ứng dụng kiến thức giáo dục STEM liên quan đến các lĩnh vực khoa học, công nghệ, kỹ thuật và toán học, nhằm nuôi dưỡng năng lực tiếp cận công nghệ, sáng tạo giải pháp để giải quyết các vấn đề của địa phương và xã hội.
  • [Video] Làng nghề Hạ Thái: Cái nôi của nghệ thuật sơn mài Việt Nam hiện đại
    Những họa sĩ của trường Mỹ thuật Đông Dương từ những năm 30 của thế kỷ trước, trong đó công lớn nhất là cụ Đinh Văn Thành - người làng Hạ Thái (xã Duyên Thái, huyện Thường Tín, TP. Hà Nội) đã định nghĩa nên thuật ngữ sơn mài và tranh sơn mài hiện đại. Bằng sự sáng tạo độc đáo là đưa kỹ thuật mài vào tranh, các thế hệ họa sĩ xuất thân từ trường Mỹ thuật Đông Dương đã tạo ra một trong những dòng tranh nổi bật và có chỗ đứng vững chắc trong nghệ thuật hội họa Việt Nam.
Đừng bỏ lỡ
Hà Nam đón nhận Quyết định công nhận bảo vật Quốc gia Bia đá chùa Giàu
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO