Văn hóa – Di sản

Lễ hội Đình thần Nguyễn Trung Trực - Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia

Kim Thoa 14:17 09/10/2023

Tỉnh Kiên Giang sẽ đón nhận Bằng Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia đối với Lễ hội Đình thần Nguyễn Trung Trực vào dịp diễn ra Lễ hội truyền thống kỷ niệm 155 năm Anh hùng dân tộc Nguyễn Trung Trực hy sinh (1868-2023).

6(2).jpg
Tượng đồng Nguyễn Trung Trực ở Kiên Giang - Ảnh: Sưu tầm

Lễ hội Đình thần Nguyễn Trung Trực hay còn gọi là Lễ hội đình Ông Nguyễn, Lễ giỗ Ông Nguyễn, Lễ hội đình Nguyễn Trung Trực. Lễ hội nhằm tưởng nhớ sự hi sinh anh dũng, bất khuất của người anh hùng dân tộc Nguyễn Trung Trực.

Lễ hội Đình thần Nguyễn Trung Trực – TP Rạch Giá không chỉ có giá trị lịch sử, văn hóa, nghệ thuật, chính trị... mà còn có giá trị rất lớn để khai thác phát triển du lịch văn hóa tâm linh của tỉnh Kiên Giang.

Di sản văn hóa di tích Lễ hội Đình thần Nguyễn Trung Trực được xem tài nguyên du lịch có giá trị rất lớn để góp phần phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Kiên Giang và du lịch đồng bằng sông Cửu Long.

Bên cạnh đó, lễ hội còn quảng bá và tôn vinh những giá trị văn hóa đặc sắc của di sản văn hóa phi vật thể quốc gia nói chung; qua đó nâng cao ý thức, trách nhiệm của các ngành, các cấp và nhân dân trong việc bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa phi vật thể quốc gia, góp phần gìn giữ và phát triển di sản văn hóa dân tộc.

Đặc điểm riêng có của Lễ hội Đình thần Nguyễn Trung Trực là tính gắn kết cộng đồng thể hiện qua tinh thần tự giác, thiện nguyện của người dân tham gia. Từ năm 2006 đến nay, mỗi năm tỉnh Kiên Giang đều thành lập Ban Tổ chức Lễ hội để xây dựng kế hoạch, chuẩn bị các công việc phục vụ cho tổ chức các hoạt động lễ hội.

Lễ hội năm nay còn diễn ra chương trình “Đêm hội áo dài Việt Nam năm 2023” đặc sắc, kết hợp nhiều loại hình nghệ thuật, biểu diễn âm nhạc và trình diễn thời trang nhằm tôn vinh vẻ đẹp của chiếc áo dài Việt Nam.

Lễ hội Đình thần Nguyễn Trung Trực năm nay còn gắn với lễ đón nhận bằng di sản văn hóa phi vật thể quốc gia “Lễ hội Đình thần Nguyễn Trung Trực-Rạch Giá, tỉnh Kiên Giang”.

Qua đó hướng đến việc thu hút đầu tư, bảo vệ và phát huy các giá trị văn hóa phi vật thể gắn phát triển thương hiệu và tăng cường quảng bá hình ảnh, đất nước, con người thành phố Rạch Giá nói riêng, Kiên Giang nói chung đến du khách trong và ngoài nước…Đây là lễ hội văn hóa truyền thống lớn nhất của tỉnh Kiên Giang, hàng năm thu hút trên 1 triệu lượt khách đến cúng bái, tham quan, mua sắm...

Hàng năm, tại Đình tổ chức lễ cúng giỗ ông là ngày 26, 27, 28/8 âm lịch. Dần dần, ngày cúng ông đã trở thành một lễ hội của đình.

Lễ hội Nguyễn Trung Trực năm nay diễn ra từ ngày 10 đến 12/10 tại TP. Rạch Giá./.

Nguyễn Trung Trực (Sinh năm Đinh Dậu 1837 – mất năm Mậu Thìn 1868) là người anh hùng dân tộc chống Pháp được người dân vùng đất Nam Bộ tôn vinh vào thế kỷ XIX. Ông tên thật là Nguyễn Văn Lịch, sinh quán tại tỉnh Bình Định. Sau nhiều lần hải quân Pháp uy hiếp Đà Nẵng (từ năm 1858), gia đình ông theo đoàn người di cư phiêu bạt vào Nam, định cư ở thôn Bình Nhựt, nay là xã Bình Đức, huyện Bến Lức, tỉnh Long An. Tại đây, ông trở thành vị thủ lĩnh phong trào khởi nghĩa chống Pháp tiêu biểu của Nam Kỳ. Hai chiến công lừng lẫy của ông: đốt cháy tàu L’ Espérance – tàu Hy vọng của Pháp trên vàm sông Nhựt Tảo ngày 10/12/1861 và trận đánh diệt đồn Rạch Giá ngày 16-6-1868.

Quân Pháp đã dồn toàn lực nhằm tiêu diệt bằng được nghĩa quân Nguyễn Trung Trực, hòng dập tắt tinh thần kháng chiến của nghĩa quân An Nam. Cuối cùng quân Pháp đã bắt được ông, đem về Sài Gòn thẩm vấn, dùng chức tước, tiền tài khuyến dụ nhưng tất cả đều thất bại.

Ngày 27/10/1868, quân Pháp đem Nguyễn Trung Trực về xử chém tại Rạch Giá, khi đó ông mới 30 tuổi. Người dân Rạch Giá đổ về khu vực pháp trường để chứng kiến và đưa tiễn ông. Với 2 chiến công vang dội, dân chúng sáng tạo nên rất nhiều truyền thuyết và truyện kể mang màu sắc dân gian để tôn vinh ông.

Sau khi Nguyễn Trung Trực bị xử chém tại Rạch Giá, để tưởng nhớ công lao của người anh hùng xả thân vì nước, người dân đã bí mật thờ cúng ông tại Đình thần Nam Hải, tại xóm chài trên bờ kênh ông Hiển, nay thuộc phường Vĩnh Thanh Vân, thành phố Rạch Giá. Đến năm 1891, Đình thần Nam Hải được di dời về địa điểm hiện tại thuộc phường Vĩnh Thanh, thành phố Rạch Giá.

Bài liên quan
(0) Bình luận
Nổi bật Tạp chí Người Hà Nội
  • Tuần lễ chiếu phim đặc sắc về Quân đội nhân dân Việt Nam
    Tuần phim Kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam (22/12/1944 – 22/12/2024) sẽ diễn ra tại thành phố Cao Bằng (từ ngày 9/12 đến ngày 13/12) và trên phạm vi cả nước (từ 19/12 đến ngày 25/12).
  • Thêm một cuốn sách về tôn giáo và đời sống tôn giáo ở Việt Nam
    Để giúp bạn đọc hiểu rõ và đầy đủ hơn về các tôn giáo, đời sống tôn giáo ở Việt Nam, Nhà xuất bản Chính trị quốc gia Sự thật xuất bản cuốn sách “Tôn giáo và đời sống tôn giáo ở Việt Nam - Hỏi và đáp” của tác giả Nguyễn Thái Bình và Đỗ Thị Thanh Hương.
  • Họa mi vương vấn
    Chọn cho mình một góc quán cà phê ngoài trời, tôi nhìn dọc theo Phố sách Hà Nội. Vài ba người có lẽ là khách du lịch đang thích thú chụp ảnh và lựa sách, thi thoảng so vai, sửa lại khăn choàng khi có cơn gió ngang qua.
  • [Podcast] Dẻo thơm hương vị bánh gai làng Giá
    Nhắc tới bánh gai có lẽ nhiều người sẽ nghĩ tới bánh gai Ninh Giang (Hải Dương), bánh gai bà Thi (Nam Định) hay bánh gai tứ Trụ (Thanh Hóa), nhưng nếu một lần được thưởng thức bánh gai làng Giá - Xứ Đoài của Thủ đô Hà Nội tại huyện Hoài Đức bạn sẽ nhớ mãi. Theo quan niệm của người dân làng Giá (xã Yên Sở, H. Hoài Đức), bánh gai là thể hiện cho con người giao hòa với trời đất, âm dương, vì thế, công đoạn làm bánh phải thật công phu.
  • Hà Nội đẩy mạnh ứng dụng khoa học công nghệ phát triển kinh tế tuần hoàn trong nông nghiệp
    Nhằm phát huy các tiềm năng, lợi thế sẵn có của Hà Nội để phát triển kinh tế tuần hoàn trong nông nghiệp (nông nghiệp tuần hoàn); Thành phố sẽ triển khai nhiều giải pháp đẩy mạnh phát triển khoa học và ứng dụng, chuyển giao công nghệ thúc đẩy kinh tế tuần hoàn trong nông nghiệp trên địa bàn Hà Nội hướng tới phát triển nông nghiệp xanh và bền vững.
Đừng bỏ lỡ
Lễ hội Đình thần Nguyễn Trung Trực - Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO