Văn hóa – Di sản

Phát huy giá trị văn hóa ngày Hai Bà Trưng hội quân tế cờ khởi nghĩa

Hải Quỳnh 07/10/2023 06:34

UBND huyện Phúc Thọ (TP. Hà Nội) cho biết, từ ngày 16 - 18/10/2023 (ngày mồng 2 đến mồng 4 tháng 9 Âm lịch) tại Di tích Quốc gia đặc biệt Đền Hát Môn (xã Hát Môn), sẽ diễn ra Lễ Kỷ niệm ngày Hai Bà Trưng hội quân tế cờ khởi nghĩa.

Tương truyền, năm 40 sau Công nguyên, đất nước ta dưới sự đô hộ của nhà Đông Hán. Khi đó Tô Định làm Thái thú quận Giao Chỉ, đã thi hành những chính sách hà khắc và thực hiện đồng hoá dân tộc Việt. Bà Trưng Trắc cùng chồng Thi Sách đã lên kế hoạch chống lại quân Đông Hán. Nhưng biết được điều này, Tô Định đã cho thuộc hạ ám hại Thi Sách, khiến bà Trưng Trắc càng thêm căm phẫn.

hatmon32.png
Hoạt cảnh “Hai Bà Trưng phất cờ khởi nghĩa” tại Di tích lịch sử Quốc gia đặc biệt Đền Hát Môn. (Ảnh tư liệu).

Trưng Trắc và Trưng Nhị là hai chị em, sinh ra ở vùng địa linh Phong Châu lại vốn dòng dõi Lạc Hồng, vì thế Hai Bà không chấp nhận nhìn cảnh dân tình lầm than. Ngày mồng 4 tháng 9 năm 40 sau Công nguyên, Hai Bà đã đứng lên dựng cờ khởi nghĩa tại cửa sông Hát, quyết đánh đuổi quân Đông Hán, giành lại nền độc lập cho dân tộc. Hai Bà Trưng đã truyền hịch đi khắp nơi, chiêu mộ anh tài, kêu gọi các anh hùng hào kiệt tướng sỹ tài giỏi giúp khởi nghĩa. Qua một thời gian ngắn, Hai Bà đã hội tụ được hàng ngàn anh hùng hào kiệt đem quân về tụ nghĩa.

Cuộc khởi nghĩa của Hai Bà Trưng sau đó giành thắng lợi, thu phục 65 thành trì, non sông thu về một mối, nhân dân được hưởng thái bình, Hai Bà xưng vương và đóng đô ở Mê Linh. Sử sách chép lại, Hát Môn là ngôi đền gắn với 3 điển tích của Hai Bà Trưng. Thứ nhất Hai Bà dựng cờ khởi nghĩa; thứ hai, sau khi chiến thắng, Hai Bà về đây khao quân; cuối cùng, nơi đây Hai Bà đã gieo mình xuống dòng sông Hát để bảo toàn tiết hạnh của người con gái. Vì thế, Đền Hát Môn là nơi lưu giữ nhiều dấu ấn và những câu chuyện lịch sử giá trị nhất về khởi nghĩa Hai Bà Trưng.

dan-the-hat-mon.jpg
Khu vực trong Đền Hát Môn khắc lời thề của Hai Bà Trưng khi truyền hịch khởi nghĩa. “Thiên Nam ngữ lục” ghi lời thề như sau: Một xin rửa sạch nước thù/ Hai xin dựng lại nghiệp xưa họ Hùng /Ba kêu oan ức lòng chồng/ Bốn xin vẻn vẹn sở công lênh này.

Tưởng nhớ công ơn Hai Bà, nhân dân huyện Phúc Thọ từ xưa đến nay tổ chức 3 lễ hội lớn trong năm: Ngày 6/3 âm lịch (ngày giỗ Hai Bà), ngày 4/9 âm lịch (Hai Bà tế cờ khởi nghĩa) và ngày 24 tháng Chạp (lễ mộc dục) tại Đền Hát Môn. Theo ông Kiều Trọng Sỹ, Phó Chủ tịch UBND huyện Phúc Thọ, chính quyền và nhân dân địa phương hàng năm đã tổ chức các lễ hội trên một cách trang trọng. Lễ Kỷ niệm ngày Hai Bà Trưng hội quân tế cờ khởi nghĩa tại Đền Hát Môn – một trong ba ngôi đền thờ Hai Bà lớn nhất và lâu đời nhất ở nước ta, cũng không ngoại lệ.

Năm nay, huyện Phúc Thọ đã xây dựng kế hoạch tổ chức Lễ Kỷ niệm ngày Hai Bà hội quân tế cờ khởi nghĩa một cách bài bản, đảm bảo yếu tố truyền thống. Diễn ra trong 3 ngày (16 – 18/10), Lễ Kỷ niệm năm nay có nhiều hoạt động diễn ra liên tục: đón lễ của các thôn, các di tích và nhân dân, du khách thập phương; rước lễ làng và tế cáo yết; lễ trình và thực hiện quán sái Tam sinh. Phần hội có biểu diễn văn nghệ quần chúng của các tổ chức chính trị - xã hội, cơ quan đơn vị, Khối Liên hiệp các di tích, Câu lạc bộ Hát trống quân xã Hát Môn.

Đặc biệt, ngày mồng 4 tháng 9 âm lịch (18/10) hoạt động chính diễn ra với điểm nhấn Lễ mít tinh Kỷ niệm ngày Hai Bà Trưng hội quân tế cờ khởi nghĩa, chương trình nghệ thuật giới thiệu trích đoạn “Phất cờ nương tử”, màn “Trống hội ra trận” do Nhà hát Tuồng Việt Nam, Đoàn chèo Vĩnh Phúc biểu diễn.

ky-niem.jpg
Hằng năm, Lễ Kỷ niệm thu hút rất đông người dân và du khách thập phương về Đền Hát Môn.

Phó Chủ tịch UBND huyện Phúc Thọ Kiều Trọng Sỹ cho biết thêm, ngoài việc tỏ lòng biết ơn Hai Bà Trưng, Lễ kỷ niệm ngày Hai Bà Trưng hội quân tế cờ khởi nghĩa còn là dịp địa phương phát huy giá trị di sản văn hóa, quảng bá nét đẹp truyền thống, từng bước xây dựng điểm đến kết nối du lịch, đóng góp vào công cuộc phát triển kinh tế - xã hội huyện Phúc Thọ nói riêng, Thủ đô Hà Nội nói chung.

Hằng năm, Lễ kỷ niệm thu hút rất đông người dân và du khách thập phương về Đền Hát Môn hành hương, tưởng nhớ công ơn Hai Bà. Qua đây tiếp tục khẳng định ý nghĩa lịch sử của cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng, đồng thời giáo dục, khơi dậy niềm tự hào về truyền thống văn hóa, tinh thần đấu tranh chống giặc ngoại xâm của dân tộc, bồi đắp tình yêu quê hương, đất nước, nhất là đối với thế hệ trẻ hôm nay và mai sau./.

Hướng tới Kỷ niệm ngày Hai Bà Trưng hội quân tế cờ khởi nghĩa, ngày 5/10/2023 tại Di tích Quốc gia đặc biệt Đền Hát Môn, Đảng bộ, chính quyền và nhân dân huyện Phúc Thọ đã tổ chức lễ dâng hương và đón nhận Chiêng, Trống đồng được làm tại huyện Ý Yên, tỉnh Nam Định.

Bài liên quan
  • Lễ hội truyền thống đền Hát Môn tưởng nhớ Hai Bà Trưng
    Gần 2.000 năm đã trôi qua nhưng phong tục làm bánh trôi và lễ hội truyền thống đền Hát Môn vẫn được duy trì. Đối với người dân xã Hát Môn nói riêng, huyện Phúc Thọ (Hà Nội) nói chung, bánh trôi dâng Hai Bà Trưng là một lễ vật độc đáo mang ý nghĩa lịch sử, văn hóa và tâm linh.
Đọc tiếp
(0) Bình luận
Nổi bật Tạp chí Người Hà Nội
  • Hình ảnh người mẹ qua các tác phẩm trong sách giáo khoa Ngữ văn hiện nay
    Trong thơ ca Việt Nam, hình tượng người mẹ không chỉ mang ý nghĩa sinh thành, dưỡng dục mà còn là biểu tượng của sự hi sinh thầm lặng, lòng bao dung vô hạn và những giá trị văn hóa truyền thống bền vững.
  • “Hồn Việt” và “dặm đời” trong thơ Lê Cảnh Nhạc
    Nhà báo, nhà thơ Lê Cảnh Nhạc từng đảm nhiệm chức Phó Tổng cục trưởng Tổng cục dân số, Tổng biên tập báo Gia đình và Xã hội, hiện đang là Phó Chủ tịch Hội Nhà văn Hà Nội. Anh đã in bốn tập truyện và truyện kí cùng nhiều tập thơ như: “Khúc giao mùa” (2005), “Không bao giờ trăng khuyết” (2010), “Khúc thiên thai” (2015), “Non nước đàn trời” (2015). Tập thơ thứ 5 của anh có tên là “Đi về phía mặt trời”, do cơ duyên mà đến tay tôi. Tôi đọc và không khỏi ngạc nhiên, khâm phục trước sức cảm, sức viết của anh. Nhan đề của tập thơ giàu tính biểu tượng, thể hiện khái quát nội hàm hướng về mặt trời, hướng về ánh sáng.
  • Hương hoa mùa xuân tụ trong chén trà
    Năm nay mọi thứ dường như trôi qua chậm hơn, Lập Xuân rồi mà vẫn cứ rét ngọt và nắng hanh hao mãi. Phải đến qua Nguyên tiêu mới thấy lác đác mưa phùn cùng gió nồm ẩm thổi vào Giêng hai Bắc bộ. Chiều nay trà thất của tôi đón khách quý từ phương xa ghé thăm.
  • Huyện Chương Mỹ: Chuyển đổi số, cải cách hành chính, Đề án 06 là nhiệm vụ trọng tâm, đột phá để phát triển
    Với quyết tâm cao, bám sát chủ đề công tác năm 2025 “Kỷ cương, trách nhiệm, hành động, sáng tạo, phát triển”, tiếp tục thực hiện nghiêm túc Chỉ thị số 24-CT/TU của Thành ủy Hà Nội, Chỉ thị số 39-CT/HU của Huyện ủy, quý I năm 2025, huyện Chương Mỹ (TP. Hà Nội) đã đạt được những kết quả nổi bật, trong đó có công tác cải cách hành chính, chuyển đổi số và thực hiện Đề án 06.
  • "Nhượng quyền thông minh – Thành công bứt phá"
    Vừa qua, tại Hà Nội, Công ty TNHH TMDV Viên An Group (VAG), đơn vị độc quyền thương hiệu Yi He Tang tại Việt Nam đã tổ chức Lễ công bố chính sách nhượng quyền Yi He Tang Việt Nam năm 2025 với chủ đề Nhượng quyền thông minh – Thành công bứt phá.
Đừng bỏ lỡ
Phát huy giá trị văn hóa ngày Hai Bà Trưng hội quân tế cờ khởi nghĩa
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO