Văn hóa – Di sản

Phát huy tiềm năng du lịch "vùng đất Kinh đô xưa” di tích Cổ Loa

Trung Kiên 09/10/2023 20:16

Kỷ niệm 69 năm ngày Giải phóng Thủ đô (10/10/1954 – 10/10/2023), UBND huyện Đông Anh (TP. Hà Nội) tổ chức Tuần lễ du lịch văn hóa “Về vùng đất Kinh đô xưa” tại Khu di tích Quốc gia đặc biệt Cổ Loa (xã Cổ Loa).

coloa-1-.jpg

Lễ khai mạc sự kiện trên vừa diễn ra tại Di tích Quốc gia đặc biệt Cổ Loa và thu hút đông đảo người dân, du khách thập phương tham gia. Theo Ban tổ chức, “Về vùng đất Kinh đô xưa” có nhiều hoạt động phong phú, đa dạng, hấp dẫn gắn liền với các di sản văn hóa vật thể và phi vật thể của huyện Đông Anh, qua đây phát huy giá trị, tiềm năng các giá trị văn hóa của địa phương để phát triển du lịch. Đồng thời, sự kiện này góp phần nâng cao ý thức, trách nhiệm giữ gìn, bảo tồn và phát huy vốn văn hóa truyền thống và quảng bá hình ảnh Khu di tích Cổ Loa đến công chúng.

coloa-2-.png
Người dân tham quan trưng bày tại Tuần lễ du lịch văn hóa “Về vùng đất Kinh đô xưa”.
coloa-1-.png
Tuần lễ du lịch văn hóa “Về vùng đất Kinh đô xưa” là hoạt động góp phần tạo thành điểm nhấn trong phát triển du lịch của huyện Đông Anh và phát huy giá trị, tiềm năng du lịch của Di tích Quốc gia đặc biệt Cổ Loa.

Trong Tuần lễ du lịch văn hóa “Về vùng đất Kinh đô xưa”, người dân và du khách sẽ được hòa vào không khí lễ hội với các hoạt động sôi nổi, đặc sắc. Cụ thể, UBND huyện Đông Anh tổ chức không gian trưng bày, quảng bá, giới thiệu sản phẩm đặc trưng văn hóa Cổ Loa; tổ chức biểu diễn nghệ thuật truyền thống gồm nghệ thuật tuồng cổ, chèo truyền thống, múa rối nước, các hoạt động trải nghiệm bắn nỏ, ném còn, nhảy sạp, đi cầu khỉ…

coloa-3-.jpg
Tham gia sự kiện, người dân và du khách được trải nghiệm bắn nỏ Loa Thành.

Phó Chủ tịch UBND huyện Đông Anh Nguyễn Thị Tám nhấn mạnh, Tuần lễ văn hóa “Về vùng đất Kinh đô xưa” năm 2023 là sự kiện quan trọng chào mừng 69 năm ngày Giải phóng Thủ đô, hướng tới chùm hoạt động chào mừng sự kiện Đông Anh được công nhận thành quận. Thông qua hoạt động này để quảng bá, xúc tiến du lịch, giới thiệu về truyền thống văn hóa, lịch sử, con người Cổ Loa trong từng giai đoạn lịch sử tạo thành điểm nhấn trong phát triển du lịch của huyện Đông Anh nói riêng và Hà Nội nói chung./.

Đông Anh hiện sở hữu 413 di tích có giá trị tiêu biểu về nghệ thuật, kiến trúc, lịch sử, văn hoá, gần 100 lễ hội dân gian đặc sắc và di sản văn hóa phi vật thể gồm nhiều nghệ thuật truyền thống như ca trù, múa rối nước, tuồng, chèo… Cùng với Di tích Quốc gia đặc biệt Cổ Loa, huyện Đông Anh có nhiều lợi thế, nguồn lực và tiềm năng để phát triển du lịch văn hóa - du lịch di sản, đưa du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn của địa phương.

Bài liên quan
  • Di tích Cổ Loa: Nơi bồi đắp truyền thống bảo vệ chủ quyền quốc gia cho thế hệ trẻ
    Không chỉ là điểm đến của du khách trong và ngoài nước bởi chứa đựng nhiều giá trị văn hóa lịch sử, khu Di tích Quốc gia đặc biệt Cổ Loa (xã Cổ Loa, huyện Đông Anh, TP. Hà Nội) giờ còn là nơi bồi đắp tình yêu quê hương, tình yêu di sản và truyền thống bảo vệ chủ quyền quốc gia cho thế hệ trẻ. Hơn 5 năm qua, chương trình “Giáo dục di sản” tại di tích Cổ Loa, đã thu hút hàng vạn học sinh, sinh viên trên cả nước về với vùng đất từng hai lần là kinh đô nước Việt.
(0) Bình luận
Nổi bật Tạp chí Người Hà Nội
  • [Video] Chùa Thầy - Di sản văn hóa xứ Đoài tỏa sáng cùng Thủ đô ngàn năm văn hiến
    Thủ đô Hà Nội ngàn năm văn hiến có hàng ngàn di tích lịch sử - văn hóa, nhưng hiếm có di tích nào hàm chứa cả giá trị di sản vật thể và phi vật thể như Chùa Thầy (xã Sài Sơn, huyện Quốc Oai) được xây dựng từ thế kỷ thứ 11, gắn liền với tên tuổi của Thiền sư Từ Đạo Hạnh. Cuối năm 2014, chùa Thầy được Chính phủ công nhận Di tích Quốc gia đặc biệt, tới năm 2023, Ủy ban Nhân dân thành phố Hà Nội công nhận Chùa Thầy là “Điểm du lịch Di tích Quốc gia đặc biệt" và đầu năm 2024, Đảng bộ - Chính quyền và nhân dân h
  • Phố cũ
    Chiều. Làn gió se lạnh vời vợi dọc theo những con phố. Gió về cuốn đi cái oi nồng của những ngày nắng hanh hao. Bỗng vòng xe vô tình rẽ vào phố cũ. Lâu lắm không về phố, hình như đã không còn cảm giác thân thuộc ngày nào. Phố cũ hiện ra trước mặt là lạ, quen quen…
  • [Video] Sóng lụa làng nghề Vạn Phúc
    Là một trong những làng nghề thủ công ra đời sớm nhất vùng Đồng bằng sông Hồng cũng như cả nước, làng lụa Vạn Phúc (quận Hà Đông) là làng nghề dệt lụa tơ tằm nổi tiếng từ xa xưa. Nhiều mẫu hoa văn của lụa Vạn Phúc từng được chọn may quốc phục dưới các triều đại phong kiến. Ngày nay, ngoài việc gìn giữ, phát huy giá trị của nghề truyền thống qua các sản phẩm, làng lụa Vạn Phúc còn là điểm đến hấp dẫn của nhiều du khách trong nước và quốc tế.
  • Trưng bày văn hóa Đông Sơn và tinh hoa cổ vật Vĩnh Phúc
    Sở Văn hóa-Thể thao-Du lịch tỉnh Vĩnh Phúc khai mạc trưng bày văn hóa Đông Sơn và tinh hoa cổ vật Vĩnh Phúc với hơn 600 hiện vật quý hiếm, với nhiều loại hình và chất liệu phong phú.
  • Hà Nội: Tập trung triển khai đồng bộ các giải pháp phòng, chống bệnh Dịch tả lợn Châu Phi
    UBND Thành phố Hà Nội vừa có công văn gửi các Sở, ngành, Ban Chỉ đạo 389 Thành phố Hà Nội về việc tập trung triển khai quyết liệt, đồng bộ các giải pháp phòng, chống bệnh Dịch tả lợn Châu Phi trên địa bàn Thành phố.
Đừng bỏ lỡ
Phát huy tiềm năng du lịch "vùng đất Kinh đô xưa” di tích Cổ Loa
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO