Chính sách & Quản lý

Công bố khai quật khảo cổ nền điện Cần Chánh - Đại nội Huế

Hà Oai 16:53 23/08/2023

Sau hơn một tháng triển khai, Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế (Thừa Thiên - Huế) và Bảo tàng Lịch sử Quốc gia đã công bố kết quả khai quật khảo cổ điện Cần Chánh (Đại nội Huế).

1.jpg
Khai quật khảo cổ di tích điện Cần Chánh - Đại nội Huế.

Ngày 23/8, Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế (Thừa Thiên - Huế) phối hợp với Bảo tàng Lịch sử Quốc gia công bố kết quả khai quật khảo cổ học nền điện Cần Chánh (Đại nội Huế). Đây là ngôi điện có kết cấu gỗ lớn và đẹp nhất trong Tử Cấm thành (Đại nội Huế).

Tại buổi công bố kết quả khai quật khảo cổ, đại diện Bảo tàng Lịch sử Quốc gia Việt Nam đã giới thiệu những kết quả nghiên cứu bước đầu tại các hố thăm dò trên diện tích khoảng 200m2. Theo đó, Điện Cần Chánh được xây dựng trên nền địa chất yếu và có khả năng trước đây là vùng ao hồ, sình lầy nên nền móng đã được gia cố thêm qua các đợt trùng tu.

Ông Nguyễn Ngọc Chất - Phó trưởng Phòng Nghiên cứu Sưu tầm (Bảo tàng Lịch sử Quốc gia Việt Nam – Phụ trách khảo cổ nền Điện Cần Chánh) cho biết, từ khi xây dựng vào năm 1804 thời Vua Gia Long đến khi bị phá hủy vào năm 1947, điện Cần Chánh đã trải qua 11 lần tu sửa với những mức độ khác nhau. Công tác khảo cổ học giúp xác định yếu tố nguyên gốc của nền móng công trình và các giai đoạn biến đổi địa tầng.

Cũng theo lãnh đạo Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế, việc khảo cổ điện Cần Chánh là cơ sở quan trọng nhằm xây dựng phương án tu bổ, phục hồi di tích trong thời gian tới.

Điện Cần Chánh được xây dựng vào năm 1804 dưới thời vua Gia Long của triều Nguyễn. Đây là một trong những công trình chính và quan trọng bên trong Hoàng thành Huế và nằm trên trục thần đạo của Hoàng thành Huế cùng với các công trình quan trọng như Ngọ Môn, điện Thái Hòa, Đại Cung môn, điện Càn Thành, điện Khôn Thái, điện Kiến Trung…

Dưới thời nhà Nguyễn, điện Cần Chánh là nơi làm việc của các vua, nơi diễn ra các tiệc, lễ quan trọng và mỗi tháng vua sẽ thiết triều 4 lần vào các ngày mồng 5, 10, 20, 25 âm lịch. Năm 1947, do chiến tranh nên di tích điện Cần Chánh đã bị phá hủy hoàn toàn và chỉ còn lại phần nền móng.

Bài liên quan
(0) Bình luận
Nổi bật Tạp chí Người Hà Nội
Đừng bỏ lỡ
  • Tết làng Việt 2025 tại làng cổ Đường Lâm
    Đã thành thông lệ, cứ vào dịp Tết đến Xuân về, thị xã Sơn Tây (Hà Nội) lại tổ chức chương trình "Tết làng Việt" nhằm quảng bá giá trị văn hóa truyền thống của Việt Nam, đặc biệt là các phong tục Tết của người Việt.
  • Văn nghệ sĩ luôn đồng hành cùng sự phát triển Tạp chí Người Hà Nội
    Nhân dịp Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025, ngày 13/1, Tạp chí Người Hà Nội tổ chức chương trình “Gặp mặt cuối năm” nhằm tri ân các thế hệ cán bộ hưu trí, văn nghệ sĩ, cộng tác viên cùng những đơn vị đã luôn quan tâm, ủng hộ và đồng hành cùng Tạp chí Người Hà Nội trong thời gian qua.
  • Ra mắt sách về trang phục phụ nữ các dân tộc Việt Nam
    Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia Sự thật phối hợp với Ủy ban Dân tộc vừa tổ chức ra mắt cuốn sách song ngữ "Du khảo - Rực rỡ sắc màu trang phục phụ nữ các dân tộc Việt Nam" của tác giả Nguyễn Bông Mai.
  • Huyện Chương Mỹ đón Xuân mới với phương châm “mọi người, mọi nhà đều có Tết”
    Chủ tịch UBND huyện Chương Mỹ (TP. Hà Nội) Nguyễn Anh Đức vừa ký ban hành Chỉ thị số 01/CT-UBND về việc tổ chức phục vụ Tết Nguyên đán Ất Tỵ năm 2025 trên địa bàn huyện. Người đứng đầu chính quyền huyện Chương Mỹ nhấn mạnh công tác tổ chức cho nhân dân đón Xuân mới vui tươi, lành mạnh, an toàn, tiết kiệm, với phương châm “mọi người, mọi nhà đều có Tết”.
  • Quận Tây Hồ: Điểm sáng trong thực hiện phong trào thi đua “Sáng – Xanh – Sạch – Đẹp”
    Với sự vào cuộc quyết liệt của cả hệ thống chính trị và Nhân dân trên địa bàn, phong trào thi đua xây dựng Thủ đô “Sáng – Xanh - Sạch - Đẹp” tại quận Tây Hồ đem lại những kết quả khả quan, tích cực, giúp người dân được thụ hưởng chất lượng sống tốt nhất.
  • Hà Nội lọt top 10 điểm đến thú vị dịp Tết 2025
    Chuyên trang du lịch Booking.com vừa giới thiệu tới du khách tốp những điểm đến đáng để trải nghiệm tại Việt Nam vào dịp Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025. Hà Nội là một trong những điểm đến hứa hẹn mang đến nhiều trải nghiệm thú vị cho du khách.
  • [Podcast] Chùa Quán Sứ - Cổ tự linh thiêng của tín ngưỡng Phật giáo Việt Nam
    Chùa Quán Sứ tọa lạc giữa lòng Thủ đô từ lâu đã trở thành biểu tượng văn hóa tâm linh đối với người dân Hà Nội. Ẩn mình giữa phố phường đông đúc, ngôi chùa này gây ấn tượng bởi lối kiến trúc cổ kính, mang đậm nét linh thiêng của tín ngưỡng Phật giáo. Khi bước vào khuôn viên chùa, du khách sẽ cảm nhận ngay sự tĩnh lặng khác biệt, thoát khỏi sự hối hả của nhịp sống hiện đại. Với những nét chạm trổ tinh tế, những mái ngói rêu phong càng làm tăng thêm vẻ cổ kính cho chùa Quán Sứ.
  • Ủy ban MTTQ Việt Nam huyện Sóc Sơn: Thăm, tặng quà các đơn vị, đối tượng chính sách nhân dịp Tết Nguyên đán Ất Tỵ
    Nhân dịp Tết Nguyên đán Ất Tỵ năm 2025, từ ngày 07 đến ngày 10/01, Ủy ban MTTQ Việt Nam huyện Sóc Sơn (Hà Nội) đã đi thăm, tặng quà, chúc Tết các đối tượng chính sách, các đơn vị trên địa bàn xã Đông Xuân, Phú Minh, Phú Cường.
  • Thị xã Sơn Tây tiếp tục nêu cao tinh thần chủ động, sáng tạo bước vào kỷ nguyên mới
    Chiều 10/1, Thị ủy – HĐND – UBND - Ủy ban MTTQ thị xã Sơn Tây tổ chức Hội nghị tổng kết thực hiện nhiệm vụ chính trị năm 2024, triển khai nhiệm vụ trọng tâm năm 2025. Dự Hội nghị có đồng chí Nguyễn Lan Hương, Ủy viên Ban Thường vụ Thành ủy – Chủ tịch Ủy ban MTTQ Việt Nam thành phố Hà Nội.
  • [Video] Đúc đồng Ngũ Xã - Tinh hoa làng nghề đất Thăng Long
    Là một trong “tứ nghiệp” của đất Thăng Long xưa, nghề đúc đồng Ngũ Xã được coi là tinh hoa của làng nghề truyền thống Thủ đô với lịch sử gần nửa thế kỷ. Rất nhiều tác phẩm của người thợ đúc đồng làng Ngũ Xã đã trở thành một phần của kho tàng di sản văn hóa dân tộc và sẽ còn trường tồn mãi mãi với thời gian.
Công bố khai quật khảo cổ nền điện Cần Chánh - Đại nội Huế
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO