Chính sách & Quản lý

Khai quật khảo cổ, phát lộ các dấu tích quan trọng của điện Cần Chánh trong Hoàng thành Huế

Hà Oai 08:58 01/08/2023

Sau khi tiến hành khai quật khảo cổ, các dấu tích của điện Cần Chánh trong Hoàng thành Huế bị chiến tranh phá hủy trước đây dần dần xuất lộ. Đây là cơ sở quan trọng để xây dựng phương án tu bổ, phục hồi.

11.jpg
Qua hoạt động đào khảo cổ đã thu thập được các mảnh sành sứ, gạch vồ và dấu tích nền móng của công trình di tích điện Cần Chánh.

Ngày 1/8, tin Trung tâm Bảo tồn di tích cố đô Huế cho biết, Bảo tàng Lịch sử quốc gia Việt Nam đang chủ trì phối hợp với trung tâm thực hiện khảo cổ di tích điện Cần Chánh (Đại Nội Huế).

Hoạt động khảo cổ di tích điện Cần Chánh (Đại Nội Huế) nhằm làm cơ sở nghiên cứu, xây dựng phương án tu bổ, phục hồi công trình di tích điện Cần Chánh. Trước đó, vào năm 2021 HĐND tỉnh Thừa Thiên - Huế khóa 8 (nhiệm kỳ 2021-2026) đã thông qua chủ trương đầu tư dự án “Tu bổ, phục hồi và tôn tạo điện Cần Chánh”.

Trung tâm Bảo tồn di tích cố đô Huế cho biết, việc khảo cổ điện Cần Chánh là cơ sở quan trọng nhằm xây dựng phương án tu bổ, phục hồi di tích trong thời gian tới. Trung tâm cũng đã và đang tiếp tục tổng hợp các hình ảnh, tư liệu về điện Cần Chánh qua nhiều nguồn lưu trữ, trong đó có những bức ảnh của người Pháp đã chụp lại.

Theo đại diện Bảo tàng Lịch sử quốc gia Việt Nam, việc khai quật khảo cổ di tích điện Cần Chánh kéo dài hơn 1 tháng với tổng diện tích các hố đào trên 200m2. Hiện nay công tác khai quật khảo cổ đã cơ bản hoàn tất và sẽ tiếp tục hoạt động chỉnh lý, nghiên cứu.

12.jpg
Lực lượng khảo cổ đang đào tại di tích điện Cần Chánh.
13.jpg
Khảo cổ di tích điện Cần Chánh kéo dài hơn 1 tháng với tổng diện tích các hố đào trên 200m2.

Điện Cần Chánh được xây dựng vào năm 1804 dưới thời vua Gia Long của triều Nguyễn. Đây là một trong những công trình chính và quan trọng bên trong Hoàng thành Huế và nằm trên trục thần đạo của Hoàng thành Huế cùng với các công trình quan trọng như Ngọ Môn, điện Thái Hòa, Đại Cung môn, điện Càn Thành, điện Khôn Thái, điện Kiến Trung…

Dưới thời nhà Nguyễn, điện Cần Chánh là nơi làm việc của các vua, nơi diễn ra các tiệc, lễ quan trọng và mỗi tháng vua sẽ thiết triều 4 lần vào các ngày mồng 5, 10, 20, 25 âm lịch. Năm 1947, do chiến tranh nên di tích điện Cần Chánh đã bị phá hủy hoàn toàn và chỉ còn lại phần nền móng.

Theo các tư liệu, trước khi bị phá hủy điện Cần Chánh có kết cấu gồm Chính điện có 5 gian và 2 chái kép, tiền điện có 7 gian và 2 chái đơn.

Bài liên quan
(0) Bình luận
Nổi bật Tạp chí Người Hà Nội
  • Ơn mùa
    Tạp chí Người Hà Nội trân trọng giới thiệu tới quý độc giả bài thơ Ơn mùa của tác giả Ngô Đức Hành.
  • Mưa xuân Hà Nội
    Tạp chí Người Hà Nội trân trọng giới thiệu tới quý độc giả bài thơ Mưa xuân Hà Nội của tác giả Chung Tiến Lực.
  • [Podcast] Truyện ngắn: Duyên nợ mai vàng (Kỳ 1)
    “Chẳng có điều gì là không thể. Cơ bản là ta có thực sự muốn hay không!”. Nếu với ai đó thì đây quả là một hành động bộc phát điên rồ, nhưng tôi thì hoàn toàn nhận thức rõ điều mà tôi đang làm. “Cancel” tất cả những hợp đồng công việc mang đến nhiều lợi lộc cho tôi chỉ vì một bức ảnh trên màn hình máy tính vô tình đập vào mắt nhưng có sức hút với tôi rất mãnh liệt...
  • Hà Nội không có vùng cấm trong xử lý vi phạm pháp luật về vật liệu nổ, pháo dịp Tết Ất Tỵ
    Chủ tịch UBND Thành phố Hà Nội Trần Sỹ Thanh vừa có Công điện số 01/CĐ-UBND điện Giám đốc các Sở, ban, ngành Thành phố; Chủ tịch UBND các quận, huyện, thị xã về việc tăng cường tuyên truyền, phòng chống tội phạm về vũ khí, vật liệu nổ, công cụ hỗ trợ và pháo, bảo đảm tuyệt đối an toàn các sự kiện, ngày lễ lớn trên địa bàn Thành phố năm 2025.
  • Thời gian tổ chức Lễ viếng Chủ tịch Hồ Chí Minh trong dịp Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025
    Ban Quản lý Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh thông báo về thời gian viếng Lăng Bác trong dịp Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025, để các cơ quan, tổ chức, đoàn thể chính trị, xã hội, nhân dân và người nước ngoài được biết.
Đừng bỏ lỡ
Khai quật khảo cổ, phát lộ các dấu tích quan trọng của điện Cần Chánh trong Hoàng thành Huế
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO