Văn hóa – Di sản

Khai quật được nhiều dấu vết dân cư cổ thuộc văn hóa Gò Mun tại Phú Thọ

Phan Anh 21:56 22/07/2023

Ngày 21/7, Bảo tàng Hùng Vương, Sở Văn hóa-Thể thao và Du lịch Phú Thọ phối hợp với Bảo tàng Lịch sử Quốc gia tổ chức công bố báo cáo sơ bộ kết quả khai quật di chỉ khảo cổ học Gò Chon.

go-chon210723.jpg
Kết quả khai quật di chỉ khảo cổ học Gò Chon. (Nguồn: Báo Phú Thọ)

Di chỉ này thuộc niên đại văn hóa Gò Mun, được phát hiện vào năm 1967 tại khu 1, ở xã Dân Quyền, huyện Tam Nông nhưng đã bị san bạt. Năm 2021, đoàn khảo sát nhận định, di chỉ Gò Chon vẫn còn khả năng khai quật, nghiên cứu.

Sau hơn 1 tháng khai quật (từ tháng 5 - 6/2023), đã có hơn 3.000 mảnh gốm sinh hoạt, nhiều mảnh vỡ của công cụ và dấu vết bếp sinh hoạt được tìm thấy… chứng tỏ dân cư cổ đã cư trú ở đây khá lâu dài và liên tục. Niên đại thuộc văn hóa Gò Mun trung kỳ khoảng 3000 - 2800 năm trước Công nguyên, tồn tại trong khoảng vài trăm năm.

Niên đại thuộc văn hóa Gò Mun trung kỳ khoảng 3000-2800 năm trước Công nguyên, tồn tại trong khoảng vài trăm năm.

Từ khi phát hiện đến nay, khu vực di chỉ vẫn chỉ được sử dụng để canh tác nên được bảo tồn khá tốt, vẫn còn khả năng tiếp tục mở rộng, nghiên cứu.

Các nhà khoa học kiến nghị, cần có các biện pháp quy hoạch, khoanh vùng để bảo vệ, giữ gìn di chỉ, sớm đầu tư khai quật trên quy mô lớn để thu thập các di tích, di vật quý giá trong lòng đất./.

Bài liên quan
  • Lễ phẩm thờ Thành hoàng làng
    Dân ta có phong tục - tín ngưỡng thờ Thành hoàng tự bao giờ? Thật khó trả lời chính xác. Việc ấy hình thành dần dần theo lệ làng hay bắt đầu từ chiếu chỉ của vua? Từ thời nào? Từ Trung Quốc sang hay tự ta? Chỉ biết rằng ở ta đến thời Lý - Trần vẫn chưa thấy ghi chép chính thống nào với nội dung về đình để thờ Thành hoàng, mà chỉ thấy nói đến chùa thờ Phật. Ngay cả trong thơ văn Nguyễn Trãi, và vua Lê Thánh Tông là hai tác giả nổi tiếng, vịnh cảnh rất nhiều cũng không thấy bóng dáng của đình làng!
(0) Bình luận
Nổi bật Tạp chí Người Hà Nội
  • Hiểu rõ hơn lịch sử Quốc Tử Giám dưới thời nhà Lý
    Tại Nhà Đông vu, khu Đại Thành thuộc Văn Miếu - Quốc Tử Giám (Hà Nội), những hiện vật được trưng bày thường xuyên với chủ đề “Quốc Tử Giám - Trường Quốc học đầu tiên” giúp du khách tìm hiểu rõ hơn về lịch sử Quốc Tử Giám dưới thời Lý.
  • Phát động Cuộc thi sáng tác tranh cổ động kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô
    Sáng nay 9/5, Sở VH&TT Hà Nội phối hợp với Cục Văn hóa cơ sở (Bộ VHTT&DL) phối hợp Phát động Cuộc thi Sáng tác tranh cổ động tuyên truyền kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô.
  • Giao hưởng Điện Biên - thành tựu mới của nhà thơ Hữu Thỉnh
    Chiến thắng Điện Biên là chiến thắng vĩ đại “lừng lẫy Điện Biên chấn động địa cầu” (Tố Hữu), làm rạng danh nước Việt trên thế giới “Nước Việt Nam từ máu lửa/ Rũ bùn đứng dậy sáng lòa” (Nguyễn Đình Thi). Ngày 7/5/1954, lá cờ Quyết chiến Quyết thắng tung bay trên nóc hầm tướng De Castriest, ngày 12/5 Bác Hồ đã có bài thơ dài đăng trên báo Nhân Dân: “Quân ta toàn thắng ở Điện Biên Phủ”. Rồi sau đó, Tố Hữu có bài thơ nổi tiếng “Hoan hô chiến sĩ Điện Biên”. Bên cạnh những tác phẩm thơ, Điện Biên còn được nhắc đến trong nhiều truyện ngắn, tiểu thuyết, các cuốn sách hồi ký, biên khảo…
  • Hội thảo Văn hóa năm 2024 khơi nguồn lực, tạo động lực phát triển thiết chế văn hóa
    Thông tin từ Bộ Văn hóa – Thể thao và Du lịch, ngày 12/5 tại tỉnh Quảng Ninh, Ủy ban Văn hóa - Giáo dục của Quốc hội, Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh, Ban Tuyên giáo Trung ương, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch và tỉnh Quảng Ninh sẽ phối hợp tổ chức Hội thảo Văn hóa năm 2024 với chủ đề “Chính sách và nguồn lực cho phát triển thiết chế văn hóa, thể thao”.
  • Khai mạc Triển lãm Quốc tế chuyên ngành Y Dược Việt Nam lần thứ 31
    Sáng 9/5, Triển lãm Quốc tế chuyên ngành Y Dược Việt Nam lần thứ 31 – VIETNAM MEDI-PHARM 2024 đã chính thức khai mạc tại Cung Văn hoá Hữu nghị (số 91 Trần Hưng Đạo, Hoàn Kiếm, Hà Nội).
Đừng bỏ lỡ
Khai quật được nhiều dấu vết dân cư cổ thuộc văn hóa Gò Mun tại Phú Thọ
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO