Văn hóa – Di sản

Lễ phẩm thờ Thành hoàng làng

Đặng Thiêm 08:36 22/07/2023

Dân ta có phong tục - tín ngưỡng thờ Thành hoàng tự bao giờ? Thật khó trả lời chính xác. Việc ấy hình thành dần dần theo lệ làng hay bắt đầu từ chiếu chỉ của vua? Từ thời nào? Từ Trung Quốc sang hay tự ta? Chỉ biết rằng ở ta đến thời Lý - Trần vẫn chưa thấy ghi chép chính thống nào với nội dung về đình để thờ Thành hoàng, mà chỉ thấy nói đến chùa thờ Phật. Ngay cả trong thơ văn Nguyễn Trãi, và vua Lê Thánh Tông là hai tác giả nổi tiếng, vịnh cảnh rất nhiều cũng không thấy bóng dáng của đình làng!

anh-bai-ga.jpg
Lễ vật trong lễ hội đền thơ nữ tướng Hồ Đề, thôn Đông Cao, xã Tráng Việt, huyện Mê Linh, TP.Hà Nội

Chỉ đến thời Lê Trung hưng, thời Lê - Trịnh (1533 - 1788), trong bộ Lễ đã đặt chức quan Quản giám bách thần, viết thần phả, soạn sắc phong Thành hoàng cho từng thôn ấp phụng thờ. Rõ rệt nhất là Thượng thư Nguyễn Bính từng soạn rất nhiều thần phả, có tài liệu nói là, vào niên hiệu Hồng Phúc (1572). Thời này, đình làng xây dựng khắp nơi. Những ngôi đình lớn, cổ nhất hiện còn đều được xây dựng từ thế kỷ XVI.

Ở Trung Hoa, thơ Đường, Tống, Nguyên lác đác có nói tới đình nhưng đó chỉ là ngôi nhà để dừng chân, để nghỉ chứ không phải để thờ ai. Chỉ đến triều Minh, qua Truyện Kiều của cụ Nguyễn Du, “Rằng năm Gia Tĩnh triều Minh” (1522 - 1571), gặp lời khấn của Bạc Hạnh: “Bạc sinh quỳ xuống vội vàng/ Quá lời nguyện kết thành hoàng thổ công”, ta mới khẳng định được có tín ngưỡng đó.

Thời Minh ngang với thời Hậu Lê của ta. Nếu suy luận đó là có cơ sở đáng tin cậy thì việc thờ cúng Thành hoàng làng ở ta cũng đã trải qua trên dưới năm thế kỷ, nghĩa là từ lâu, từ xưa, và đã trở thành nền nếp, thành phong tục, thành tín ngưỡng của mọi làng.

Các vị Thành hoàng dù xuất thân cao sang hay dân thường, dù có quan tước hay là những người có công với nước, với dân, ít nhất cũng là của một làng.

Sinh thời, các ngài đều tài cao, trí sáng khác thường, đức độ hơn người, một lòng cứu nhân độ thế, hoặc ra sức đánh giặc bảo vệ non sông, hoặc mở mang bờ cõi, khai phá ruộng đồng, dạy dân nghề nghiệp, giáo hóa lễ nghĩa, giữ gìn thuần phong mỹ tục…

Khi hóa, các ngài âm phù quốc tộ, che chở dân lành bình an tấn tới, hằng năm nhân khang vật thịnh, nghĩa là người người khỏe mạnh, của cải dồi dào, cuộc sống đủ đầy, hạnh phúc.

Thường thường mỗi làng thờ một vị Thành hoàng, nhưng cũng không ít làng thờ nhiều hơn thế. Tiêu biểu như đình làng Thụy Dương, xã Thụy Hương huyện Chương Mỹ, Hà Nội thờ tới bảy vị. Dù nhiều dù ít nhưng các vị đều rất được dân làng sùng kính, tin tưởng.

Mỗi năm hai lần (xuân thu nhị kỳ) lễ vật dâng các ngài đều là những thứ quý giá nhất, thể hiện tấm lòng thành của dân làng. Hầu như ở tất cả mọi nơi, đồ chay đều là: “Hương hoa quả phẩm, phù lưu thanh chước” tức là hương - hoa - chuối - oản - trầu - rượu. Còn dâng ngài về đồ mặn thông thường là suy trư - suy kê (xôi sỏ lợn - xôi gà).

Nén hương thể hiện tấm lòng thơm thảo, thẳng ngay, son thắm. Trong làn khói nhè nhẹ bay lên như được dâng lòng thành kính, ước vọng, tưởng nhớ huân công (công lao to lớn rực sáng) của thánh.

Còn hoa cũng là sản phẩm quý giá của Mẹ Đất. Hoa dâng Thánh phải là hoa ngào ngạt sắc hương, thanh khiết như hoa huệ trắng trong, thơm xa, càng xa càng ngát. Hoa sen “nhị vàng bông trắng lá xanh”, sắc bền, hương dịu; hoa cúc vàng thắm sắc thu, coi thường sương tuyết. Các loài hoa có sắc mà không có hương, không dùng; hoa nhài hương sắc đó, nhưng nở về đêm mờ ám, không dùng; hoa quỳnh hương sắc đó, nhưng vừa nở đã khép, người xưa quan niệm e lệ như con gái đàn bà, sao được vào đình?

Quả là kết tụ đất trời. Ai làm gì mà không mong kết quả? Quả dâng Thánh, đầu vị là chuối, chuối đẹp hình, đẹp sắc, thơm hương, ngọt vị. Chuối là thứ quả chỉ để dâng hiến, không dành giống cho riêng mình!

Oản là gạo nếp, thứ gạo ngon nhất, nguyên chất, đóng khuôn, không thêm thứ gì dù chỉ dù là chút muối.

Trầu thì rõ rồi, đầu vị lễ nghi từ ngàn đời, từ thuở ban đầu dựng nước và đã thành phong tục truyền thống, biểu tượng của son sắt thủy chung.

Rượu là tinh hoa của hạt gạo đồng quê, ngọc thực quý giá nuôi sống con người. Đã thành nguyên tắc: “Phi tửu bất thành lễ” (Không có rượu không thành lễ).

Đó là chay tịnh. Còn lễ mặn thì sao?

Trước hết là xôi. Xôi dâng thánh phải là xôi trắng, tinh khôi nếp cái hoa vàng, thơm ngon đệ nhất, xôi mặn mà bởi xóc thêm chút muối trước khi đồ chín.

Thịt là thực phẩm cao cấp, sang quý ngày xưa. Nói thịt là nói thịt lợn. Thịt lợn là đại diện tiêu biểu, đến nỗi không cần phải nhắc đến tên như bò, gà, dê, ngỗng... “Ăn cơm với thịt là ăn sang, đâu cần phải rõ ràng thịt lợn?”. Thịt dâng Thánh là sỏ lợn, bao giờ cũng kèm theo cái đuôi. Nhất thủ nhị vĩ, đầy đủ vẹn toàn, trân quý!

Nếu dâng gà, phải là gà trống hoa, bởi vật hiến tế đó có đủ năm đức quý là Nhân - Nghĩa - Trí - Dũng - Tín như ước nguyện làm người.

Chung ở nơi nơi là như thế. Còn riêng thì phong phú vô cùng, không sao kể hết được bởi mỗi nơi mỗi vẻ của kính thành trước Thánh. Hoặc ghi sâu cuộc sống thanh bạch, đạo cao thanh khiết của ngài như lễ rước Đốn cúng toàn cỗ chay ở ba làng Bặt, Liên Bạt, Ứng Hòa. Hoặc kỷ niệm những việc ngài đã làm cho nước cho dân như ở Nội Xá, Thái Bình (Vạn Thái, Ứng Hòa); hoặc dâng những thứ yêu thích lúc sinh thời như nộm giá ở Đình Tràng; hoặc muốn thể hiện tài năng, công phu, sáng kiến của kẻ làm con dân như ở Hoàng Xá, thị trấn Vân Đình.

Tất cả đều sáng lên tấm lòng hiếu nghĩa trung hậu của người sau “uống nước nhớ nguồn”. Gốc thiện là ở đây. Nguồn sức mạnh cũng từ đây. Mở nước, giữ nước bao giờ chẳng cần như thế?

Bài liên quan
(0) Bình luận
Nổi bật Tạp chí Người Hà Nội
  • "Bữa tiệc của Elsa"- Vở nhạc kịch đậm tính nhân văn dành cho thiếu nhi
    Đón chào mùa hè 2024, Nhà hát Tuổi trẻ dàn dựng và cho ra mắt vở nhạc kịch dành cho thiếu nhi "Bữa tiệc của Elsa". Vở nhạc kịch do tác giả Trần Lệ Chiến viết kịch bản, NSƯT Lê Ánh Tuyết và Đào Duy Anh đạo diễn.
  • Kịp thời thể chế hóa các quan điểm, mục tiêu phát triển Hà Nội của Trung ương
    Theo chương trình Kỳ họp thứ 7, Quốc hội khóa XV (20/5 đến 8/6 và 17/6 đến 27/6), Dự án Luật Thủ đô (sửa đổi) đã được chỉnh lý, bổ sung sẽ được Quốc hội thảo luận lần 2 và thông qua Dự án Luật. Có thể nói, đây là một sự kiện quan trọng, nhất là Dự án Luật Thủ đô (sửa đổi) sẽ kịp thời thể chế hóa các quan điểm, mục tiêu phát triển Hà Nội của Trung ương, và để Hà Nội xứng với “trái tim của cả nước”.
  • Xúc động những câu chuyện thời niên thiếu của Bác Hồ ở Huế
    Chủ tịch Hồ Chí Minh và gia đình từng sinh sống, lao động, học tập và tham gia các hoạt động yêu nước ở Thừa Thiên Huế trong thời gian từ 1895 - 1901 và 1906 - 1909.
  • Làm gì để đảm bảo an toàn PCCC trong hàn cắt kim loại?
    Do kiến thức về an toàn phòng cháy chữa cháy (PCCC), đặc biệt là các thợ hàn cắt kim loại còn hạn chế nên trong quá trình hàn cắt kim loại, nhiều vụ cháy, nổ đã xảy ra. Liên quan đến vấn đề này, UBND Thành phố Hà Nội vừa đưa ra khuyến cáo đảm bảo an toàn PCCC trong hàn cắt kim loại.
  • Sân khấu học đường: Hoạt động có ý nghĩa thiết thực đối với ngành Giáo dục của Thủ đô
    Hàng trăm học sinh tại quận Hoàn Kiếm (Hà Nội) đã không rời mắt khỏi 2 vở diễn Sự tích cây nêu ngày Tết và Mồ Côi xử kiện do Nhà hát Kịch Hà Nội tổ chức và biểu diễn; qua đó cho thấy hiệu quả của Đề án “Giới thiệu và biểu diễn các vở diễn được chuyển thể từ các tác phẩm văn học nổi tiếng của Việt Nam và thế giới có trong Chương trình giáo dục phổ thông tại các trường học của thành phố Hà Nội giai đoạn 2022-2030” (gọi tắt là Đề án sân khấu học đường).
Đừng bỏ lỡ
  • Quận Thanh Xuân tổ chức cuộc thi tìm kiếm ý tưởng, giải pháp cải cách hành chính năm 2024
    Nhằm cải thiện và nâng cao Chỉ số cải cách hành chính (CCHC), chỉ số hài lòng (SIPAS), chỉ số hiệu quả quản trị hành chính công (PAPI), UBND quận Thanh Xuân (TP. Hà Nội) tổ chức cuộc thi tìm kiếm ý tưởng, giải pháp CCHC quận Thanh Xuân năm 2024.
  • “Phá băng” quy định "chung chung" để bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa
    Dự án Luật Di sản văn hóa (sửa đổi) do Bộ VH-TT&DL chủ trì xây dựng, dự kiến được các đại biểu Quốc hội cho ý kiến tại Kỳ họp thứ 7, Quốc hội khóa XV diễn ra sắp tới. Việc sửa đổi Luật Di sản văn hóa được kỳ vọng sẽ “phá băng” các quy định chung chung của Luật hiện hành để bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa của dân tộc.
  • Thăm di tích núi Bân- nơi từng an táng thân mẫu Bác Hồ ở Cố đô Huế
    Thân mẫu Chủ tịch Hồ Chí Minh từng được an táng ở triền núi Bân (phường An Tây, TP Huế) từ năm 1901-1922 và hiện nay là Di tích lịch sử cấp tỉnh Thừa Thiên Huế.
  • [Podcast] Truyện ngắn Hố băng
    Huỳnh Trong Khang được biết đến là cây bút tài năng thuộc thế hệ 9x và là một trong những tác giả trẻ đầy triển vọng. Ngay từ khi xuất hiện trên văn đàm 2016 cây bút trẻ quê gốc An Giang Huỳnh Trọng Khang đã gây ấn tượng với chất văn chương già hơn so với tuổi, cái già trong văn chương của Khang được thể hiện rõ nét trong từng tầng nghĩa. Hầu hết các tác phẩm của Khang mang đến cho bạn đọc mênh mang chữ, sâu thẳm nghĩa.
  • Lấp khoảng trống phát sinh, phát huy giá trị di sản văn hóa Việt Nam
    Sửa đổi, bổ sung Luật Di sản văn hóa cùng các văn bản quy định chi tiết, hướng dẫn thi hành Luật được các chuyên gia đánh giá rất cần thiết để bắt kịp sự vận động và biến chuyển của xã hội. Quá trình xây dựng Dự án Luật Di sản văn hóa (sửa đổi), Bộ VH-TT&DL cũng đã chỉ ra một số vấn đề phát sinh trong thực tiễn cần được bổ sung mới trong Luật, nhằm phát huy giá trị di sản văn hóa Việt Nam.
  • Trưng bày, giới thiệu hơn 300 ảnh du lịch “Bình Định – Thừa Thiên Huế - Nghệ An”
    Để tăng cường hoạt động hợp tác và liên kết phát triển du lịch, Sở Du lịch tỉnh Bình Định, Thừa Thiên Huế và Nghệ An tổ chức trưng bày, giới thiệu hơn 300 hình ảnh về các giá trị văn hóa lịch sử, danh lam thắng cảnh…
  • “Tình sen” của nghệ sĩ nhiếp ảnh Hoàng Bích Vân
    Gần 70 tác phẩm với chủ đề “Tình sen” vừa được NSNA Hoàng Bích Vân giới thiệu tới công chúng tại Trung tâm Giám định và triển lãm tác phẩm mỹ thuật, nhiếp ảnh (29 Hàng Bài, quận Hoàn Kiếm, Hà Nội). Triển lãm cá nhân đầu tiên này là một dấu ấn quan trọng và cũng là một minh chứng cho tình yêu với sen, với nghệ thuật (mỹ thuật và nhiếp ảnh) của nữ nghệ sĩ.
  • Vở xiếc "Giấc mơ tuổi thần tiên" ra mắt phục vụ khán giả nhí dịp 1/6
    Vở diễn “Giấc mơ tuổi thần tiên” do Nghệ sỹ Nhân dân Tống Toàn Thắng chỉ đạo nghệ thuật, Nghệ sỹ Ưu tú Trương Thị Mai đạo diễn, cùng sự tham gia của các diễn viên, nghệ sỹ xiếc của Liên đoàn Xiếc Việt Nam.
  • Thừa Thiên Huế vinh dự, tự hào có hệ thống di sản về Chủ tịch Hồ Chí Minh
    Nhân kỷ niệm 134 năm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/5/1890 – 19/5/2024), tỉnh Thừa Thiên Huế dâng hoa và triển lãm “Điện Biên Phủ - Quyết chiến, Quyết thắng” tại Bảo tàng Hồ Chí Minh Thừa Thiên Huế.
  • "Bảy chuyện kể Gothic" mang đến cho độc giả Việt Nam thể loại văn chương hết sức mới lạ
    Nhà xuất bản Phụ nữ Việt Nam vừa trình làng cuốn sách “Bảy chuyện kể Gothic” của tác giả Isal Dinesen. Với thể loại văn chương hết sức mới lạ, tác phẩm mang đến cho độc giả Việt Nam những câu chuyện ly kỳ, hấp dẫn.
Lễ phẩm thờ Thành hoàng làng
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO