Văn hóa – Di sản

Bảo tàng Đại tướng Nguyễn Chí Thanh: Địa chỉ đỏ cho các thế hệ người Việt

Kim Thoa 12:08 08/07/2023

Trong thời gian từ nay đến tháng 12/2023, Bảo tàng sẽ tiếp thu ý kiến đóng góp của các nhà khoa học, cơ quan quản lý nhà nước và khách tham quan để hoàn thiện nội dung trưng bày trước khi tổ chức khánh thành vào ngày 1/1/2024 nhân kỷ niệm 110 năm ngày sinh Đại tướng.

0607chithanh1.jpg
Tại ngôi nhà số 34 Lý Nam Đế, gia đình Đại tướng Nguyễn Chí Thanh đã nhiều lần được đón Chủ tịch Hồ Chí Minh đến thăm. (Ảnh: Hoài Nam/Vietnam+)

Bảo tàng Đại tướng Nguyễn Chí Thanh tại số 81 Tân Nhuệ, phường Thuỵ Phương, quận Bắc Từ Liêm, Hà Nội mở cửa đón khách tham quan từ hôm 6/7.

Đại tướng Nguyễn Chí Thanh (tên khai sinh: Nguyễn Vịnh) sinh ngày 1/1/1914 tại làng Niêm Phò (xã Quảng Thọ, huyện Quảng Điền, tỉnh Thừa Thiên Huế), là con của ông Nguyễn Công Hán và bà Trần Thị Thiển. Năm 17 tuổi ông đã tham gia đấu tranh chống cường hào ác bá ở địa phương. Đến 7/1937 ông được kết nạp vào Đảng Cộng sản Đông Dương (sau này là Đảng Cộng sản Việt Nam). 

Kiến trúc Bảo tàng Đại tướng Nguyễn Chí Thanh thiết kế dựa theo ngôi nhà 34 phố Lý Nam Đế - nơi gia đình Đại tướng ở từ năm 1958 đến năm 1986 - đã gắn bó nhiều kỷ niệm sâu sắc.

Lễ mở cửa Bảo tàng Đại tướng Nguyễn Chí Thanh diễn ra nhân dịp 56 năm ngày mất của Đại tướng (6/7/1967-6/7/2023) và hướng tới kỷ niệm 110 năm ngày sinh ông (1/1/1914-1/1/2024). Đây là bảo tàng ngoài công lập, thuộc sở hữu của gia đình cố Đại tướng.

Phát biểu tại sự kiện, Đại tá Phạm Văn Phi, Giám đốc Bảo tàng Đại tướng Nguyễn Chí Thanh cho hay: Năm 2020, theo nguyện vọng của gia đình và được sự đồng thuận của Thành ủy, Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội, Nhà lưu niệm Đại tướng Nguyễn Chí Thanh đã bắt đầu được nâng cấp thành Bảo tàng Đại tướng Nguyễn Chí Thanh.

Bảo tàng nhằm tôn vinh, tri ân công lao của lãnh tụ Hồ Chí Minh, các nhà lãnh đạo tiền bối và cá nhân Đại tướng Nguyễn Chí Thanh với những đóng góp cho sự nghiệp cách mạng, góp phần tuyên truyền giáo dục, lịch sử truyền thống cho các thế hệ, đặc biệt là thế hệ trẻ, học sinh, sinh viên, các lực lượng vũ trang và du khách khi đến Thủ đô Hà Nội.

Bảo tàng có tổng diện tích 500m2, trong đó 200m2 là diện tích trưng bày, phòng hội thảo, xem phim, đọc sách; 100m2 diện tích văn phòng, kho; 150m2 diện tích sân vườn và các công trình phụ trợ khác.

Hệ thống trưng bày ngoài không gian khánh tiết còn bao gồm 8 chủ đề chính: Quê hương-Cách mạng miền Trung; Việt Bắc; Xây dựng Quân đội; Xây dựng hòa bình ở miền Bắc; Cách mạng miền Nam; Tấm lòng những người ở lại; Gia đình-Hành trình tiếp nối.

Ngoài các chủ đề trên, Bảo tàng còn trưng bày các tiểu đề như: Đối ngoại, Ông tướng du kích, Chống chủ nghĩa cá nhân, Văn hóa-Văn nghệ, Thể dục-thể thao, Đại tướng của nông dân, Vì hòa bình mà đánh...

Hệ thống trưng bày giới thiệu 670 hình ảnh, tài liệu, hiện vật, 23 pho tượng đồng gắn với các nhân vật và sự kiện lịch sử tiêu biểu của Cách mạng Việt Nam, 2 không gian tái hiện là phòng làm việc trước đây của Đại tướng Nguyễn Chí Thanh ở căn nhà 34 Lý Nam Đế và lán làm việc tại Trung ương Cục miền Nam.

Ngoài ra còn có trên 100 đầu sách do Đại tướng viết và các tác giả viết về Đại tướng; hệ thống phim tài liệu về thân thế, cuộc đời và sự nghiệp của Đại tướng Nguyễn Chí Thanh.

Trong thời gian từ nay đến tháng 12-2023, Bảo tàng sẽ tiếp thu ý kiến đóng góp của các nhà khoa học, cơ quan quản lý nhà nước và khách tham quan để hoàn thiện nội dung trưng bày trước khi tổ chức khánh thành vào ngày 1-1-2024 nhân kỷ niệm 110 năm ngày sinh Đại tướng.

Cục phó Cục Chính trị, Tổng Cục Chính trị Đại tá Nguyễn Văn Oanh chia sẻ: "Chúng tôi nhận thức sâu sắc rằng, việc thành lập, xây dựng Bảo tàng Đại tướng Nguyễn Chí Thanh là việc làm rất có ý nghĩa, đúng với chủ trương đẩy mạnh các nguồn lực, xã hội hóa hoạt động bảo tàng của Đảng, Nhà nước ta; là hoạt động thiết thực nhằm tri ân những công lao, cống hiến của Đại tướng đối với cách mạng Việt Nam và Quân đội.

Đồng thời khi bảo tàng đi vào hoạt động, đây sẽ là một địa chỉ đỏ để trực tiếp tuyên truyền, giáo dục truyền thống cho cán bộ, chiến sĩ và nhân dân cả nước, bạn bè quốc tế (bằng hình thức trực quan thông qua hình ảnh, hiện vật.., rất dễ hiểu, dễ nhớ, dễ tiếp thu). Qua đó để cán bộ, chiến sĩ và nhân dân nêu cao nhận thức, trách nhiệm, tiếp tục học tập, công tác, lao động, cống hiến, làm theo tấm gương dù gặp khó khăn đến mấy cũng nỗ lực vượt qua, hoàn thành xuất sắc mọi nhiệm vụ mà Đảng, Nhà nước và nhân dân giao phó của Đại tướng"./.

Bài liên quan
(0) Bình luận
  • Công nhận Mộc bản ở chùa Dâu (Bắc Ninh) là Bảo vật Quốc gia
    Bộ mộc bản chùa Dâu gồm 107 ván khắc là hiện vật gốc duy nhất, độc bản, toàn vẹn và có tính xác thực với nhiều loại hình văn bản như: truyền thuyết về Phật Tứ pháp, kể hạnh về Phật Tứ pháp, kinh Phật, các nghi lễ cầu mưa, cầu tạnh, cúng tế các vị Tổ chùa...
  • Gìn giữ nét Việt cùng giấy Dó giữa lòng Hà Nội
    Vùng Bưởi xưa nổi danh Hà thành với nhiều làng nghề truyền thống, trong đó đặc biệt nhất phải kể đến nghề làm giấy dó làng Yên Thái. Nghề làm giấy dó xưa đã đi vào ca dao người Việt, niềm tự hào nét tinh hoa văn hóa của người Kẻ Bưởi: Mịt mù khói tỏa ngàn sương/Nhịp chày Yên Thái, mặt gương Tây Hồ.
  • Lễ hội làng Keo được công nhận là Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia
    Lễ hội truyền thống làng Keo thuộc thôn Giao Tất, xã Kim Sơn (huyện Gia Lâm, Hà Nội) gắn liền với tín ngưỡng thờ thần Thành hoàng, vị thần bảo trợ của cộng đồng làng Keo là tướng quân Đào Phúc và Tiên Anh công chúa đã có công cùng đại danh tướng Lý Thường Kiệt lập phòng tuyến trên sông Như Nguyệt, đánh tan quân Tống, quân Chiêm Thành xâm lược.
  • Phát huy giá trị di sản văn hóa Hội thề Trung hiếu đền Đồng Cổ
    Ngôi đền Đồng Cổ nằm trong không gian di sản bên bờ Hồ Tây, Hà Nội độc đáo vì gìn giữ được Hội thề trung hiếu từ thời nhà Lý đến nay. Đây là di sản không chỉ có giá trị văn hóa mà còn có mang ý nghĩa giáo dục bồi đắp lòng kiên trung, hiếu học theo khát vọng của người xưa.
  • Hiểu rõ hơn lịch sử Quốc Tử Giám dưới thời nhà Lý
    Tại Nhà Đông vu, khu Đại Thành thuộc Văn Miếu - Quốc Tử Giám (Hà Nội), những hiện vật được trưng bày thường xuyên với chủ đề “Quốc Tử Giám - Trường Quốc học đầu tiên” giúp du khách tìm hiểu rõ hơn về lịch sử Quốc Tử Giám dưới thời Lý.
  • Nhiều hoạt động đặc sắc tại Festival Huế 2024
    Diễn ra từ 7 - 12/6/2024, Tuần lễ Festival nghệ thuật quốc tế Huế 2024, với chủ đề “Di sản văn hóa với hội nhập và phát triển” là điểm nhấn Festival Huế 2024.
Nổi bật Tạp chí Người Hà Nội
  • Mai nở vì ai
    Từ Huệ Phần (hội viên Hội nhà văn Thượng Hải, Ban Thường trực Trung Quốc Vi hình Tiểu thuyết Học hội) là một nhà văn đương đại Trung Quốc chuyên sáng tác truyện ngắn mini và tản văn. Nhiều tác phẩm của bà được tuyển chọn vào sách giáo khoa Ngữ văn và các tập tinh tuyển toàn quốc hằng năm. Người Hà Nội xin trân trọng giới thiệu một truyện ngắn của bà qua bản dịch của dịch giả Châu Hải Đường.
  • “Âm vang Việt Nam” hào hùng qua từng khúc hát
    Hướng đến kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô, tối 16/5 tại Không gian biểu diễn Nghệ thuật - Ẩm thực đường phố quận Tây Hồ tiếp tục diễn ra Chung khảo “Liên hoan Tiếng hát cựu Thanh niên xung phong (TNXP) Hà Nội 2024” (cụm 2), với những phần trình diễn đặc sắc, để lại nhiều ấn tượng trong lòng người dân Thủ đô.
  • Nhà văn Nguyễn Thế Kỷ ra mắt tập thứ 3 trong bộ tiểu thuyết về Bác Hồ
    Cuốn sách “Từ Việt Bắc về Hà Nội” - tập thứ 3 trong bộ tiểu thuyết 5 tập “Nước non vạn dặm” của Nhà văn Nguyễn Thế Kỷ vừa ra mắt bạn đọc nhân kỷ niệm 134 năm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh.
  • Bộ Y tế lần đầu cấp phép lưu hành vaccine sốt xuất huyết
    Ông Vũ Tuấn Cường, Cục Quản lý Dược, Bộ Y tế vừa ký ban hành công văn về việc Cục này cấp phép cho 40 vaccine, sinh phẩm y tế, trong đó có vaccine sốt xuất huyết do Takeda sản xuất. Vaccine sốt xuất huyết sử dụng cho người từ 4 tuổi trở lên, bất kể đã hoặc chưa từng mắc bệnh. Đây là vaccine sốt xuất huyết đầu tiên được cấp phép tại Việt Nam.
  • Nestlé tăng cường áp dụng nông nghiệp tái sinh, giảm phát thải khí nhà kính
    NESCAFÉ – nhãn hiệu cà phê lớn nhất của Tập đoàn Nestlé và là một trong những nhãn hiệu cà phê được yêu thích trên thế giới, vừa công bố Báo cáo tiến độ Chương trình NESCAFÉ Plan năm 2030 lần thứ hai. Báo cáo cho thấy việc tăng cường áp dụng các phương pháp canh tác nông nghiệp tái sinh giúp cải thiện năng suất và giảm phát thải khí nhà kính (KNK).
Đừng bỏ lỡ
Bảo tàng Đại tướng Nguyễn Chí Thanh: Địa chỉ đỏ cho các thế hệ người Việt
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO