Văn hóa – Di sản

Quận Hoàn Kiếm: Gắn biển công trình tu bổ, tôn tạo đình Trung Yên

Yến Ly 20:09 29/06/2023

Sáng ngày 29/6/2023, UBND quận Hoàn Kiếm đã tổ chức lễ gắn biển công trình tu bổ, tôn tạo đình Trung Yên nhân kỷ niệm 75 năm ngày Chủ tịch Hồ Chí Minh ra lời kêu gọi thi đua ái quốc (11/6/1948 – 11/6/2023).

Đình Trung Yên có địa chỉ tại số 10 Ngõ Trung Yên, phường Hàng Bạc, quận Hoàn Kiếm, Hà Nội. Đình được xếp hạng di tích kiến trúc nghệ thuật cấp quốc gia năm 2008.

ong-nguyen-quoc-hoan-pho-chu-tich-ubnd-quan-hoan-kiem.jpg
Ông Nguyễn Quốc Hoàn – Phó Chủ tịch UBND quận Hoàn Kiếm phát biểu tại buổi lễ.

Đình thờ vị quan Tiến sĩ phò tá nhà Mạc mà người dân thường gọi là Mỗ công (ông Mỗ). Các nguồn thư tịch ghi lại rằng, khoảng năm 1585 – 1592, trong lần Mạc Mậu Hợp bị quân của Trịnh Tùng truy bắt, Mỗ công đã dám đứng ra cản ngựa của quân Trịnh, không cho đuổi theo vua Mạc, vì thế mà bị giết. Về sau, nhà Mạc đã lập miếu thờ ngay tại nơi ông mất để tưởng nhớ. Tới thời Trịnh Cương có sai người hủy miếu này nhưng không hủy được. Dù vậy, tên tuổi gốc gác Mỗ công là ai thì không thấy tài liệu nào nhắc tới.

Đình được xây dựng theo hướng Nam trên một mặt bằng hình ống - kiểu mặt bằng đặc trưng của kiến trúc phố cổ Hà Nội. Tuy quy mô hiện nay không còn như buổi đầu khởi dựng, nhưng hình thức kiến trúc hiện còn và kết cấu kiến trúc bên trong mang đặc trưng của một loại hình kiến trúc văn hóa tín ngưỡng trong khu phố cổ Hà Nội, đó là kiểu xây hai tầng trên mặt bằng hình ống.

cat-bang.jpg
Các đại biểu cắt băng khánh thành công trình

Trải qua những biến cố thăng trầm của thời gian, lịch sử, thời tiết khí hậu khắc nghiệt và tác động của con người, đình Trung Yên rơi vào tình trạng xuống cấp, tường mục, vỡ, khả năng chịu lực kém. Bên cạnh đó, có 3 hộ dân sinh sống tại mặt bằng tầng 1. Vì thế, Quận đã dành nguồn vốn lớn từ ngân sách và kêu gọi xã hội hóa trùng tu đình.

Đến nay, công trình đã hoàn thành sau 1 năm triển khai tu bổ với diện tích 70,5m2. Trong quá trình trùng tu đình Trung Yên, đơn vị chủ đầu tư cùng các nhà thầu đã thực hiện tốt công tác bảo tồn các giá trị di sản văn hóa vật thể, phi vật thể của di tích theo đúng các quy định của Luật Di sản Văn hóa. Hiện nay, toàn bộ nơi thờ chính tại đình Trung Yên ở trên tầng 2, tầng 1 là nơi sinh hoạt của cộng đồng khu dân cư, ba hộ dân sinh sống tại không gian tầng 1 đã được chuyển tới nơi ở mới.

tang-2-dinh.jpg
Không gian thờ chính ở tầng 2 của đình.

Giá trị nghệ thuật độc đáo của di tích đình Trung Yên được thể hiện tập trung qua hệ thống các di vật gỗ chạm của di tích như: Hoành phi, cửa võng, ngai thờ, bát bửu… đã góp phần tôn thêm vẻ đẹp của kiến trúc. Và trên các hiện vật của đình như: Hương án, long ngai, cuốn thư, cửa võng… có đề tài trang trí là rồng chầu mặt trời, hoa chanh, cánh sen, hoa dây, vân mây đan xen mang phong cách nghệ thuật thế kỷ XIX - XX. Bia đá, chuông đồng, lư hương hầu hết là những hiện vật mang phong cách nghệ thuật thế kỷ XIX - XX. Bên cạnh đó, là những mảng trang trí trên các đồ tế tự như: Bát bửu, lỗ bộ… tất cả đều được sơn thếp làm tăng vẻ uy nghiêm cho điện thờ. Các di vật này để lại cho thế hệ sau những giá trị về lịch sử, văn hóa và kiến trúc nghệ thuật tạo tác qua từng thời kỳ lịch sử khác nhau.

Phát biểu tại buổi lễ, ông Nguyễn Quốc Hoàn – Phó Chủ tịch UBND quận Hoàn Kiếm cho biết, trong những năm qua, công tác bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa luôn được Đảng bộ, chính quyền và nhân dân quận Hoàn Kiếm quan tâm gắn với phát triển kinh tế, du lịch của quận.

Ông nhấn mạnh sự tin tưởng đối với cộng đồng dân cư trong việc cùng chung tay với chính quyền để bảo tồn, phát huy giá trị của di tích, trở thành điểm đến hấp dẫn của du khách khi đến với quận Hoàn Kiếm./.

Bài liên quan
(0) Bình luận
  • Thông qua quyết định về bảo tồn Hoàng thành Thăng Long-Hà Nội tại Kỳ họp thứ 46 của Ủy ban Di sản thế giới
    Hồ sơ bảo tồn và phát huy giá trị Di sản thế giới Khu trung tâm Hoàng thành Thăng Long được thông qua mở ra việc khơi thông Trục Hoàng Đạo, tiến tới khôi phục không gian và Chính điện Kính Thiên.
  • Điệu múa trống bồng làng Triều Khúc
    Múa bồng đã xuất hiện ở nhiều nơi tại nhiều lễ hội và mỗi nơi múa bồng lại có dáng vẻ riêng. Tuy nhiên đến nay chỉ duy nhất ở làng Triều Khúc điệu múa này còn giữ được nguyên hồn cốt và thần thái.
  • Làm "sống lại" trò chơi được vua quan triều Nguyễn yêu thích
    “Đầu hồ” trò chơi truyền thống được vua, hạ thần, quan lại thời nhà Nguyễn yêu thích vừa được “Trung tâm Trải nghiệm thực tế ảo (VR) – Đi tìm Hoàng Cung đã mất” ra mắt và du khách có thể trải nghiệm trong Đại Nội Huế.
  • Đề nghị Lễ hội Sayangva vào danh mục Di sản văn hóa
    Lễ hội Sayangva còn gọi là lễ cúng thần Lúa hay là Mừng lúa mới. Đây là lễ hội lớn nhất của người Chơro, thường diễn ra từ rằm tháng 2 đến rằm tháng tư âm lịch hàng năm vào những ngày trời đẹp, đêm có trăng sáng. Lễ hội truyền thống này mang ý nghĩa cầu cho mưa thuận gió hòa, mùa màng bội thu, cuộc sống no đủ.
  • Vẻ đẹp của ngôi chùa thờ vị thiền sư đầu tiên được phong hiệu Quốc sư
    Chùa Non Nước tên Hán là Sóc Thiên Vương Thiền Tự, nằm trong quần thể di tích Đền Sóc (xã Phù Linh, huyện Sóc Sơn, TP. Hà Nội) không chỉ là nơi có cảnh đẹp kỳ vĩ giữa núi rừng mà nơi đây còn lưu giữ những giá trị lịch sử lâu đời của văn hóa Phật giáo Việt Nam.
  • “Bão Thánh Gióng hái cà” ở làng Bẽ
    Nói đến sự tích Thánh Gióng, mọi người đều nhớ chuyện cậu bé làng Gióng ở huyện Gia Lâm. Sau ba năm từ lúc sinh ra, cậu nằm trên chõng tre im lặng, chẳng biết nói cười. Đến một ngày nghe tiếng loa của sứ giả vua Hùng gọi tìm người tài, cậu vươn vai đứng dậy tình nguyện đi đánh giặc Ân.
Nổi bật Tạp chí Người Hà Nội
Đừng bỏ lỡ
Quận Hoàn Kiếm: Gắn biển công trình tu bổ, tôn tạo đình Trung Yên
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO