Văn hóa – Di sản

Gắn biển công trình tu bổ tôn tạo đình Hà Vĩ khu phố cổ Hà Nội

Thụy Phương 08/06/2023 16:06

Sáng ngày 8/6/2023, UBND quận Hoàn Kiếm đã tổ chức lễ gắn biển công trình tu bổ tôn tạo đình Hà Vĩ chào mừng kỷ niệm 75 năm ngày Chủ tịch Hồ Chí Minh ra lời kêu gọi Thi đua ái quốc (11/6/1948 – 11/6/2023).

Đình Hà Vĩ ở số 11 phố Hàng Hòm, phường Hàng Gai, quận Hoàn Kiếm, Hà Nội thờ ông tổ nghề sơn Trần Lư (1470 - 1540), người làng Bình Vọng, xã Văn Bình, huyện Thường Tín. Đình đã được UBND Thành phố Hà Nội xếp hạng di tích Lịch sử - Nghệ thuật theo quyết định số 1755/QĐ-UBND ngày 2/4/2014.

gan-bien.jpg
Các đại biểu tham gia nghi thức gắn biển công trình đình Hà Vĩ.

Mặc dù có quy mô không lớn (diện tích chỉ 202,3 m2) nhưng đình có ý nghĩa về mặt lịch sử, văn hóa, kiến trúc tiêu biểu của một ngôi đình tổ nghề trong khu phố cổ. Theo văn bia hiện còn cho biết, ngôi đình đã được trùng tu sửa chữa nhiều lần vào những năm đầu thế kỷ XX: Duy Tân năm thứ 8 (1914), Khải Định năm thứ 6 (1921), Bảo Đại năm thứ 16 (1941). Năm 1947, ngôi đình bị thực dân Pháp đánh sập; đến năm 1951, nhân dân đã khôi phục lại ngôi đình. 

Trước khi được tôn tạo, kiến trúc đình Hà Vĩ mang dấu ấn của lần trùng tu giữa thế kỷ XX (1951), tuy không còn bảo tồn được hình thức, kiểu dáng kiến trúc của lần khởi dựng đầu tiên nhưng vẫn mang giá trị về mặt lịch sử và nghệ thuật.

dinh-ha-vi.jpg
Diện mạo mới của đình Hà Vĩ sau khi tu bổ, tôn tạo.

Trải qua thời gian dài tồn tại với những biến cố thăng trầm của lịch sử, của thời tiết khí hậu khắc nghiệt và tác động của con người, đình Hà Vĩ đã bị xuống cấp nghiêm trọng, khuôn viên di tích bị thu hẹp, các công trình phần lớn bị tháo dỡ, phá hủy, nhiều đồ thờ và đồ tế tự có giá trị trong đình hầu hết đã bị hư hại và thất lạc. 

Xác định vị trí quan trọng của di tích lịch sử văn hóa đình Hà Vĩ gắn với quần thể các di tích trong khu vực phụ cận hồ Hoàn Kiếm - di tích cấp quốc gia đặc biệt, Quận ủy – HĐND-UBND quận Hoàn Kiếm đã tập trung nguồn lực đầu tư tu bổ, tôn tạo đình Hà Vĩ. 

Ngày 18/12/2020, UBND quận Hoàn Kiếm đã ban hành quyết định phê duyệt dự án đầu tư tu bổ tôn tạo đình Hà Vĩ. Sau một thời gian chuẩn bị, phối hợp triển khai, ngày 28/12/2021, dự án đã được khởi công xây dựng bao gồm các hạng mục: nghi môn, đình chính, tiền tế, hậu cung, nội thất đồ thờ, nhà tả, nhà hữu, nâng cấp tôn tạo sân, tường rào, hạ tầng kỹ thuật… Với sự chỉ đạo quyết liệt sát sao của quận ủy, HĐND, UBND quận; sự quyết tâm nỗ lực của Ban quản lý hồ Hoàn Kiếm và phố cổ Hà Nội cùng các nhà thầu tham gia thi công; sự phối hợp của các ban ngành đoàn thể của quận, Đảng ủy, chính quyền và nhân dân phường Hàng Gai, sau 17 tháng triển khai thực hiện dự án đến nay công trình tu bổ tôn tạo di tích đình Hà Vĩ đã hoàn thành đúng tiến độ, kiến trúc công trình theo lối kiến trúc truyền thống đáp ứng nhu cầu phát huy giá trị di tích và nhu cầu tín ngưỡng của nhân dân.

phat-bieu.jpg
Ông Nguyễn Quốc Hoàn - Phó Chủ tịch UBND quận Hoàn Kiếm phát biểu tại lễ gắn biển công trình.

Phát biểu tại lễ gắn biển công trình đình Hà Vĩ, ông Nguyễn Quốc Hoàn - Phó Chủ tịch UBND quận Hoàn Kiếm cho biết, trong những năm qua, công tác bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa luôn được Đảng bộ, chính quyền và nhân dân quận Hoàn Kiếm quan tâm gắn với phát triển kinh tế, du lịch của quận. Công trình đầu tư tu bổ, tôn tạo đình Hà Vĩ rất có ý nghĩa nhằm lưu giữ di sản cho thế hệ mai sau, góp phần bảo tồn những giá trị văn hóa, lịch sử, đáp ứng nhu cầu tín ngưỡng của nhân dân; đồng thời, trở thành điểm tham quan, giới thiệu với du khách khi đến thăm Thủ đô Hà Nội.

Phó Chủ tịch UBND quận Hoàn Kiếm đề nghị thời gian tới chính quyền và nhân dân phường Hàng Gai, Tiểu Ban quản lý di tích đình Hà Vĩ thực hiện tốt công tác quản lý và phát huy giá trị di tích, nhằm đưa di tích đình Hà Vĩ trở thành không gian sinh hoạt văn hóa, tín ngưỡng, gắn kết cộng đồng, trở thành điểm đến hấp dẫn của du khách./.

Bài liên quan
  • Lễ hội kỷ niệm 595 năm Ngày Vua Lê Thái Tổ đăng quang
    Công lao của Anh hùng dân tộc Lê Lợi (Vua Lê Thái Tổ) gắn liền với cuộc khởi nghĩa Lam Sơn chống quân Minh vào đầu thế kỷ 15. Dưới sự lãnh đạo tài tình của người Anh hùng dân tộc Lê Lợi, cuộc khởi nghĩa Lam Sơn đã thắng lợi, hàng chục vạn quân xâm lăng đã phải tháo chạy về nước, chấm dứt 20 năm xâm lược trên đất nước ta.
(0) Bình luận
Nổi bật Tạp chí Người Hà Nội
  • Ra mắt bộ phim “Địa đạo: Mặt trời trong bóng tối” - Kỷ niệm 50 năm thống nhất đất nước
    Tối 31/3, tại Landmark 81 (TP.HCM) đã diễn ra sự kiện ra mắt bộ phim 'Địa đạo: Mặt trời trong bóng tối'. Bộ phim tái hiện cuộc sống và quá trình chiến đấu của những du kích ở Củ Chi trong giai đoạn kháng chiến chống Mỹ.
  • Hình ảnh người mẹ qua các tác phẩm trong sách giáo khoa Ngữ văn hiện nay
    Trong thơ ca Việt Nam, hình tượng người mẹ không chỉ mang ý nghĩa sinh thành, dưỡng dục mà còn là biểu tượng của sự hi sinh thầm lặng, lòng bao dung vô hạn và những giá trị văn hóa truyền thống bền vững.
  • “Hồn Việt” và “dặm đời” trong thơ Lê Cảnh Nhạc
    Nhà báo, nhà thơ Lê Cảnh Nhạc từng đảm nhiệm chức Phó Tổng cục trưởng Tổng cục dân số, Tổng biên tập báo Gia đình và Xã hội, hiện đang là Phó Chủ tịch Hội Nhà văn Hà Nội. Anh đã in bốn tập truyện và truyện kí cùng nhiều tập thơ như: “Khúc giao mùa” (2005), “Không bao giờ trăng khuyết” (2010), “Khúc thiên thai” (2015), “Non nước đàn trời” (2015). Tập thơ thứ 5 của anh có tên là “Đi về phía mặt trời”, do cơ duyên mà đến tay tôi. Tôi đọc và không khỏi ngạc nhiên, khâm phục trước sức cảm, sức viết của anh. Nhan đề của tập thơ giàu tính biểu tượng, thể hiện khái quát nội hàm hướng về mặt trời, hướng về ánh sáng.
  • "Bóng đêm và mặt trời" trở lại với bạn đọc trong một diện mạo mới
    Tiểu thuyết "Bóng đêm và mặt trời" của Dương Hướng từng quen thuộc với độc giả nhiều năm trước, nay trở lại với diện mạo mới do Nhà xuất bản Phụ nữ Việt Nam phát hành vào tháng 3 năm 2025. Với câu chuyện đầy ám ảnh về số phận con người trong những biến động lịch sử, tác phẩm mở ra bức tranh hiện thực sâu sắc về làng quê Việt Nam.
  • [Podcast] Bánh đúc riêu cua – Món ngon của người Hà Nội xưa
    Hà Nội là nơi lưu giữ những hương vị khó quên với những món ăn không quá cầu kỳ nhưng lại chứa đựng biết bao tinh túy của đất trời, của văn hóa, của con người, được tích tụ và lan tỏa theo chiều dài hơn 1000 năm lịch sử. Và có một món ăn dân dã, bình dị nhưng đã đi cùng bao thế hệ người Hà Nội, nhất là những ai từng lớn lên trong những con phố nhỏ. Một món ăn mà chỉ cần nghe tên thôi cũng đủ gợi lên cả một trời ký ức: Bánh đúc riêu cua.
Đừng bỏ lỡ
Gắn biển công trình tu bổ tôn tạo đình Hà Vĩ khu phố cổ Hà Nội
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO