Văn hóa – Di sản

“Giới thiệu về lịch sử, văn hóa địa phương bằng video clip”

Hà Oai 19/07/2023 17:28

Hơn 20 clip giới thiệu về nét đẹp truyền thống, lịch sử văn hóa… quê hương được các em học sinh thị xã Hương Thủy (Thừa Thiên – Huế) thực hiện và tham gia dự thi “Giới thiệu về lịch sử, văn hóa địa phương bằng video clip”.

3.-bm703213-44.jpg
Điểm du lịch nổi tiếng cầu ngói Thanh Toàn ở thị xã Hương Thủy (Thừa Thiên - Huế).

Nhằm tôn vinh nét đẹp truyền thống, văn hóa, cảnh đẹp của quê hương và đẩy mạnh công tác tuyên truyền, quảng bá xúc tiến du lịch thị xã Hương Thủy năm 2023 và giúp du khách có thêm thông tin đầy đủ về các điểm du lịch di tích lịch sử văn hóa, thị xã Hương Thủy tổ chức phát động cuộc thi “Giới thiệu về lịch sử, văn hóa địa phương bằng video clip” dành cho các em học sinh phổ thông trên địa bàn.

Chủ đề cuộc thi “Giới thiệu về lịch sử, văn hóa địa phương bằng video clip” tập trung giới thiệu về di tích lịch sử văn hóa địa phương, điểm du lịch cộng đồng, các hoạt động văn hoá, nghệ thuật, các nghề truyền thống, ẩm thực… đặc trưng của thị xã Hương Thủy. Bên cạnh đó, ban tổ chức cuộc thi khuyến khích tác phẩm dự thi có thuyết minh hoặc phụ đề bằng 2 ngôn ngữ tiếng Anh và tiếng Việt, định dạng HD hoặc full HD nhằm đảm bảo về chất lượng hình ảnh, âm thanh.

Đặc biệt, video hoặc clip dự thi phải đảm bảo tính thực tế, chân thật, không vi phạm thuần phong mỹ tục, không vi phạm pháp luật Việt Nam. Thí sinh có thể dự thi theo hình thức cá nhân hoặc nhóm, mỗi cá nhân/nhóm dự thi 1 tác phẩm là một video clip theo chủ đề (thời lượng từ 3 - 5 phút). Thời gian nộp tác phẩm từ ngày phát động cuộc thi từ 17/6 đến 17h ngày 30/6/2023.

Trao đổi với PV Tạp chí Người Hà Nội, ông Nguyễn Nguyên – Phó Trưởng phòng Văn hóa và Thông tin thị xã Hương Thủy (Thừa Thiên – Huế) cho biết, đến nay cơ quan đã nhận được 22 video của các em học sinh tham gia dự thi. “Về cơ bản nội dung các video được các em học sinh sinh sống ở địa bàn nào thì các em giới thiệu về di tích, điểm du lịch hoặc làng nghề của địa phương đó”.

Theo bà Ngô Thị Ái Hương – Phó Chủ tịch UBND thị xã Hương Thủy, cuộc thi “Giới thiệu về lịch sử, văn hóa địa phương bằng video clip” không chỉ góp phần thúc đẩy phát triển quảng bá xúc tiến du lịch cộng mà là dịp để các em học sinh ở thị xã Hương Thủy có điều kiện tiếp xúc, tìm hiểu rõ hơn về những giá trị, bản sắc văn hóa của địa phương.

1.-dang-huong-tri-an-tai-bia-chien-tich-duong-hoa-nguyen-phuc-bao-minh.jpg
Chiến khu Dương Hòa - Di tích lịch sử ở thị xã Hương Thủy (Thừa Thiên - Huế).

Thời gian qua, nhiều trường học trên địa bàn thị xã Hương Thủy thường tổ chức những chuyến “về nguồn”, hội trại, trải nghiệm, tham quan các di tích lịch sử, công trình có giá trị kiến trúc, văn hóa, nghệ thuật và danh lam thắng cảnh trên địa bàn.

Bài liên quan
(0) Bình luận
  • Công nhận Mộc bản ở chùa Dâu (Bắc Ninh) là Bảo vật Quốc gia
    Bộ mộc bản chùa Dâu gồm 107 ván khắc là hiện vật gốc duy nhất, độc bản, toàn vẹn và có tính xác thực với nhiều loại hình văn bản như: truyền thuyết về Phật Tứ pháp, kể hạnh về Phật Tứ pháp, kinh Phật, các nghi lễ cầu mưa, cầu tạnh, cúng tế các vị Tổ chùa...
  • Gìn giữ nét Việt cùng giấy Dó giữa lòng Hà Nội
    Vùng Bưởi xưa nổi danh Hà thành với nhiều làng nghề truyền thống, trong đó đặc biệt nhất phải kể đến nghề làm giấy dó làng Yên Thái. Nghề làm giấy dó xưa đã đi vào ca dao người Việt, niềm tự hào nét tinh hoa văn hóa của người Kẻ Bưởi: Mịt mù khói tỏa ngàn sương/Nhịp chày Yên Thái, mặt gương Tây Hồ.
  • Lễ hội làng Keo được công nhận là Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia
    Lễ hội truyền thống làng Keo thuộc thôn Giao Tất, xã Kim Sơn (huyện Gia Lâm, Hà Nội) gắn liền với tín ngưỡng thờ thần Thành hoàng, vị thần bảo trợ của cộng đồng làng Keo là tướng quân Đào Phúc và Tiên Anh công chúa đã có công cùng đại danh tướng Lý Thường Kiệt lập phòng tuyến trên sông Như Nguyệt, đánh tan quân Tống, quân Chiêm Thành xâm lược.
  • Phát huy giá trị di sản văn hóa Hội thề Trung hiếu đền Đồng Cổ
    Ngôi đền Đồng Cổ nằm trong không gian di sản bên bờ Hồ Tây, Hà Nội độc đáo vì gìn giữ được Hội thề trung hiếu từ thời nhà Lý đến nay. Đây là di sản không chỉ có giá trị văn hóa mà còn có mang ý nghĩa giáo dục bồi đắp lòng kiên trung, hiếu học theo khát vọng của người xưa.
  • Hiểu rõ hơn lịch sử Quốc Tử Giám dưới thời nhà Lý
    Tại Nhà Đông vu, khu Đại Thành thuộc Văn Miếu - Quốc Tử Giám (Hà Nội), những hiện vật được trưng bày thường xuyên với chủ đề “Quốc Tử Giám - Trường Quốc học đầu tiên” giúp du khách tìm hiểu rõ hơn về lịch sử Quốc Tử Giám dưới thời Lý.
  • Nhiều hoạt động đặc sắc tại Festival Huế 2024
    Diễn ra từ 7 - 12/6/2024, Tuần lễ Festival nghệ thuật quốc tế Huế 2024, với chủ đề “Di sản văn hóa với hội nhập và phát triển” là điểm nhấn Festival Huế 2024.
Nổi bật Tạp chí Người Hà Nội
Đừng bỏ lỡ
  • Thêm một nỗi niềm cho Tây Bắc
    Trước khi đọc “Ta còn em Tây Bắc” của Nguyễn Việt Chiến, tôi tự hỏi: đây là bài thơ viết về điều còn lại của “ta” hay là bài thơ ngợi ca Tây Bắc? Nhưng có lẽ, bài thơ không đơn thuần gợi mở chừng ấy cách nghĩ.
  • Khai mạc Liên hoan ảnh nghệ thuật các câu lạc bộ nhiếp ảnh Hà Nội năm 2024
    Sáng 15/5, tại Phố Sách 19/12, Hội nhiếp ảnh nghệ thuật Hà Nội phối hợp cùng các câu lạc bộ (CLB) nhiếp ảnh trên địa bàn Thành phố Hà Nội tổ chức khai mạc “Liên hoan ảnh nghệ thuật các câu lạc bộ nhiếp ảnh Hà Nội” với chủ đề “Việt Nam - Đất nước - Con người”.
  • Nhịp sống mỗi ngày ở khu tập thể cũ Hà Nội
    Với nhiều người Hà Nội, những khu tập thể là nơi lưu giữ nhiều ký ức về nếp sinh hoạt cũ - một phần ký ức của Hà Nội. Giữa nhịp sống hiện đại hôm nay, những khu tập thể cũ ở Hà Nội vẫn lặng lẽ ẩn mình giữa đô thị hiện đại. Với không ít người nó vẫn là những ký ức khó quên với những ai đã từng sống tại các khu tập thể. Nơi đó, mỗi ngày mới, nhịp sống lại bắt đầu...
  • HĐND Thành phố Hà Nội thông qua Đề án sắp xếp đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã giai đoạn 2023-2025
    Với 100% đại biểu có mặt tại Kỳ họp Chuyên đề thứ 16 diễn ra sáng 15/5 tán thành, HĐND thành phố Hà Nội khóa XVI đã thông qua Đề án sắp xếp đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã thành phố Hà Nội giai đoạn 2023-2025.
  • Nghệ sĩ Nhật Bản đưa Ninja và Samurai lên sân khấu xiếc Việt
    Chương trình xiếc, ảo thuật "Ninja magic show" của nhóm nghệ sỹ Nhật Bản từng gây tiếng vang tại nhiều nước trên thế giới sẽ đến với khán giả Việt Nam từ ngày 18-26/5.
  • Giới thiệu 55 tác phẩm vẽ về Bác của họa sĩ Việt kiều Đào Trọng Lý
    Từ ngày 17/5 đến 22/5/2024 tại Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam, số 66 Nguyễn Thái Học, Ba Đình, Hà Nội sẽ diễn ra Triển lãm “Tấm lòng của họa sĩ Việt kiều với Bác Hồ” của họa sĩ Đào Trọng Lý.
  • Bồi đắp tình yêu quê hương đất nước cho thế hệ trẻ
    Tối 14/5, Chung khảo “Liên hoan Tiếng hát cựu thanh niên xung phong Hà Nội 2024” (cụm 1) tiếp tục diễn ra tại Trung tâm Văn hóa Thành phố (quận Hà Đông), với những phần trình diễn ca múa nhạc đặc sắc, để lại ấn tượng và góp phần bồi đắp tình yêu quê hương đất nước tới công chúng.
  • Đề xuất không sắp xếp đơn vị hành chính đối với quận Hoàn Kiếm do yếu tố đặc thù
    Kỳ họp Chuyên đề (kỳ họp thứ 16) HĐND thành phố Hà Nội khóa XVI, nhiệm kỳ 2021-2026, sẽ diễn ra trong buổi sáng ngày 15/5. Tại Kỳ họp này, HĐND Thành phố dự kiến xem xét, thông qua Đề án sắp xếp đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã thành phố Hà Nội giai đoạn 2023 – 2025. Đáng chú ý, quận Hoàn Kiếm thuộc diện sắp xếp nhưng vì yếu tố đặc thù nên không thực hiện sắp xếp.
  • Liên hoan nghệ thuật Sân khấu toàn quốc dành cho thiếu niên, nhi đồng
    Liên hoan diễn ra từ ngày 13/5 – 20/5, quy tụ 14 đơn vị nghệ thuật sân khấu trên cả nước với 17 tác phẩm nghệ thuật tham gia. Các tác phẩm sân khấu đem đến liên hoan đa dạng về thể loại, gồm: Kịch nói, nhạc kịch, xiếc, chèo, múa rối, ảo thuật, ca múa kịch.
  • Công nhận Mộc bản ở chùa Dâu (Bắc Ninh) là Bảo vật Quốc gia
    Bộ mộc bản chùa Dâu gồm 107 ván khắc là hiện vật gốc duy nhất, độc bản, toàn vẹn và có tính xác thực với nhiều loại hình văn bản như: truyền thuyết về Phật Tứ pháp, kể hạnh về Phật Tứ pháp, kinh Phật, các nghi lễ cầu mưa, cầu tạnh, cúng tế các vị Tổ chùa...
“Giới thiệu về lịch sử, văn hóa địa phương bằng video clip”
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO