Mỹ thuật

Học sinh thi vẽ tranh quảng bá di sản văn hóa Huế trên áo dài

Hà Oai 05/07/2023 17:49

Hàng trăm em học sinh ở Thừa Thiên – Huế thi vẽ tranh theo sách năm 2023 với chủ đề “Áo dài với Di sản” để quảng bá di sản văn hóa Cố đô Huế. Đồng thời, tìm kiếm và phát triển các em thiếu nhi có sở trường, năng khiếu đam mê về hội họa.

6.jpg
Ban tổ chức trao giấy chứng nhận cho học sinh có tác phẩm vào vòng chung kết 

Sáng nay (5/7), Thư viện Tổng hợp tỉnh Thừa Thiên - Huế tổ chức Vòng chung kết và trao giải Hội thi Thiếu nhi vẽ tranh theo sách năm 2023 với chủ đề “Áo dài với Di sản”. Đây là hoạt động nằm trong kế hoạch của UBND tỉnh Thừa Thiên - Huế trong lễ hội Festival Huế Bốn mùa năm 2023 và hưởng ứng “Tuần lễ áo dài” do Sở VH&TT tỉnh Thừa Thiên - Huế tổ chức, diễn ra từ 6-12/7/2023.

Hội thi Thiếu nhi vẽ tranh theo sách năm 2023 với chủ đề “Áo dài với Di sản” chia làm 2 bảng cho Khối học sinh Tiểu học (6-11 tuổi) và Khối Trung học cơ sở (12 -15 tuổi). Vòng sơ loại đã thu hút hơn 400 học sinh tham gia và đã tuyển chọn được 50 tác phẩm vào vòng chung kết. Ban tổ chức sẽ chọn 15 tác phẩm xuất sắc nhất để in lên áo dài trình diễn trong lễ trao giải.

Theo bà Hoàng Thị Kim Oanh - Giám đốc Thư viện Tổng hợp tỉnh Thừa Thiên - Huế, Hội thi Thiếu nhi vẽ tranh theo sách năm 2023 với chủ đề “Áo dài với Di sản” là một hoạt động thú vị, tạo cơ hội để các em phát triển năng khiếu trong lĩnh vực hội họa. Khơi dậy cho các em niềm đam mê và trí sáng tạo, thể hiện ý tưởng, năng khiếu, suy nghĩ hành động của các em, từ cảm xúc qua những trang sách, bài viết các em được đọc, các em đã sáng tạo để đưa các hình ảnh đặc trưng của di sản văn hóa Huế (đền đài, lăng tẩm, cầu Trường Tiền, các họa tiết cung đình, hoa sen, nhã nhạc, ca Huế…) vẽ trang trí trên tà áo dài Huế.

Thông qua hội thi nhằm tìm kiếm và phát hiện, bồi dưỡng và phát triển các em thiếu nhi có sở trường, năng khiếu và đam mê về hội họa, nâng cao ý thức học tập xứng đáng là những “con ngoan, trò giỏi”.

Đặc biệt là giúp các em lan tỏa thêm tình yêu quê hương, góp phần quảng bá cho hình ảnh di sản văn hoá Huế, tôn vinh Áo dài Huế và khẳng định thương hiệu “Huế - kinh đô áo dài Việt Nam” để hướng tới mục tiêu xây dựng Thừa Thiên - Huế thành thành phố trực thuộc Trung ương trên nền tảng bảo tồn và phát huy giá trị di sản cố đô và bản sắc văn hóa Huế.

Phát biểu tại Hội thi Thiếu nhi vẽ tranh theo sách năm 2023 với chủ đề “Áo dài với Di sản”, ông Phan Thanh Hải - Giám đốc Sở VH&TT tỉnh Thừa Thiên - Huế cho biết, Hội thi thiếu nhi vẽ tranh theo sách 2023 với chủ đề “Áo dài và Di sản” do Thư viện Tổng hợp tổ chức là hoạt động rất có ý nghĩa để hưởng ứng “Tuần lễ áo dài” diễn ra từ 6 - 12/7/2023.

Hội thi nhằm tôn vinh vẻ đẹp dịu dàng, duyên dáng và tinh tế của tà áo dài Việt Nam để góp phần tuyên truyền quảng bá văn hóa Huế gắn với quảng bá, xúc tiến về du lịch và từng bước triển khai có hiệu quả Đề án “Huế - Kinh đô Áo dài” mà Sở VH&TT đang thực hiện./.

Một số bức tranh của các em học sinh tại cuộc thi:

1(1).jpg
2(1).jpg

Một học sinh lấy ý tưởng từ bài văn trong sách giáo khoa lớp 7 “Ca Huế trên sông Hương” của tác giả Hà Ánh Minh để làm phần thi của mình. Tác phẩm “Ca Huế trên sông Hương” sau khi đăng trên báo Người Hà Nội đã được chọn đưa vào sách giáo khoa Ngữ Văn lớp 7.

4.jpg
5.jpg
Cuộc thi còn nhằm tìm kiếm và phát triển các em thiếu nhi có sở trường, năng khiếu đam mê về hội họa./.
Bài liên quan
  • Gieo mầm văn hóa đọc cho trẻ
    Khi mà phương tiện nghe nhìn ngày càng phát triển thì việc tạo dựng văn hóa đọc cho trẻ dường như càng trở nên khó khăn hơn. Tại Hà Nội, đã có nhiều cá nhân và cộng đồng đang nỗ lực âm thầm, bền bỉ gieo mầm và lan tỏa văn hóa đọc tới các em…
(0) Bình luận
  • Triển lãm mỹ thuật “Sắc màu miền Tây” ở Cố đô Huế
    90 tác phẩm sơn dầu, acrylic… của 18 họa sĩ Câu lạc bộ Sắc màu miền Tây ART được trưng bày triển lãm tại Trung tâm Văn hóa Thông tin và Thể thao TP Huế (15 Lê Lợi, TP Huế).
  • Gìn giữ, trao truyền di sản qua ngôn ngữ của nghệ thuật tạo hình
    39 tác phẩm của 16 tác giả với chủ đề về di sản sẽ được giới thiệu với công chúng trong triển lãm “Ngày xửa ngày xưa” diễn ra từ 23/8 đến ngày 27/8/2024 tại Nhà triển lãm 29 Hàng Bài, Hà Nội. Triển lãm nằm trong chuỗi hoạt động của Dự án “Di sản văn hóa Việt qua góc nhìn nghệ sĩ đương đại” do nhóm nghệ sĩ Heritage And Art (H&A) thực hiện năm 2024.
  • Triển lãm 3D “Bang giao triều Nguyễn: Giữa làn gió Đông – Tây”
    Triển lãm 3D “Bang giao triều Nguyễn: Giữa làn gió Đông - Tây” giới thiệu các tài liệu đặc sắc về hoạt động ngoại giao triều Nguyễn (1802 - 1858).
  • Mở xưởng Gốm Mường tại Hà Nội
    Trong hai ngày 17 và 18/8/2024, tại địa chỉ 85 Nhật Chiêu, quận Tây Hồ, Hà Nội, xưởng Gốm Mường chính thức mở cửa đón công chúng. Trong lần ra mắt xưởng Gốm Mường tại Hà Nội sẽ có hơn 130 tác phẩm gốm Mường được trưng bày. Đây là các tác phẩm gốm độc bản của nhiều nghệ sỹ - tác giả đã tham gia sáng tác từ 10 năm nay tại xưởng gốm Mường Studio.
  • Họa sĩ Dương Bích Liên: Ánh chớp thầm lặng
    Là người đồng hành cùng thế kỷ nghệ thuật họa sĩ Dương Bích Liên là một tượng đài của nghệ thuật tạo hình Việt Nam, là ánh chớp thầm lặng trên bầu trời nghệ thuật, là danh họa của xứ sở mình.
  • Khai mạc Triển lãm Mỹ thuật khu vực I Hà Nội lần thứ 29
    Chiều tối ngày 9/8, tại Nhà triển lãm Mỹ thuật 16, Ngô Quyền, Hà Nội đã diễn ra lễ khai mạc Triển lãm Mỹ thuật khu vực I Hà Nội chuyên ngành điêu khắc, đồ họa và mỹ thuật ứng dụng lần thứ 29 năm 2024.
Nổi bật Tạp chí Người Hà Nội
  • Trên đỉnh gió
    Không lãng mạn như hình dung, chiếc tàu chở Lam từ bến cảng thành phố ra đảo chính là “tàu há mồm” có niên đại còn nhiều hơn tuổi của cô. Thủy thủ trên tàu lại càng không như cô vẫn thường tưởng tượng về những chàng lính hải quân đẹp trai, từng trải với trái tim nồng nàn và tâm hồn cực kì bay bổng.
  • Thị xã Sơn Tây: Triển lãm Sách - Mỹ thuật - Nhiếp ảnh - Cổ vật chào mừng Kỷ niệm 70 năm Giải phóng Thủ đô
    Nằm trong chuỗi các hoạt động chào mừng kỷ niệm 100 năm thành lập thị xã Sơn Tây (1924 - 2024) và 555 năm danh xưng Sơn Tây (1469 - 2024), 70 năm Ngày Giải phóng Sơn Tây (1954 – 2024) và hướng tới kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô (10/10/1954 -10/10/2024), sáng 4/9, UBND thị xã Sơn Tây (Thành phố Hà Nội) tổ chức khai mạc Triển lãm Sách - Mỹ thuật - Nhiếp ảnh - Cổ vật.
  • Thị xã Hà Đông trước ngày 6 tháng 10 năm 1954
    Cách đây 30 năm, sau cuộc gặp mặt với một số cán bộ, chiến sĩ từng tham gia tiếp quản Hà Đông, tôi thật mừng khi được chính Chủ tịch Ủy ban quân chính Chu Đỗ dẫn đi thăm "trụ sở" làm việc giữa ta và Pháp, nơi mà trước đó từng diễn ra cuộc tiếp xúc đầu tiên nhằm bàn bạc các thủ tục bàn giao theo hiệp định đình chiến.
  • Khai mạc Tuần hàng Việt thành phố Hà Nội tại Đan Phượng
    Tối 5-9, tại huyện Đan Phượng, Sở Công Thương Hà Nội phối hợp với UBND huyện Đan Phượng tổ chức lễ khai mạc Tuần hàng Việt thành phố Hà Nội năm 2024.
  • Sở GD & ĐT Hà Nội ban hành văn bản hỏa tốc về phòng chống cơn bão số 3 trong các trường học
    Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội vừa có công văn hỏa tốc gửi các phòng giáo dục và đào tạo, các trung tâm giáo dục nghề nghiệp-giáo dục thường xuyên và các cơ sở giáo dục trực thuộc về việc phòng chống cơn bão số 3.
Đừng bỏ lỡ
  • [Podcast] Cốt cách người con gái Hà thành
    Nhắc đến người con gái Hà Nội xưa, nhiều người sẽ liên tưởng ngay đến hình ảnh người con gái dịu dàng trong tà áo trắng, tóc buộc hờ sau lưng, ý nhị kín đáo từ bước đi đến cách ăn mặc. Vẻ đẹp ấy, cốt cách ấy một thời đã “nằm lòng” trong những tao nhân mặc khách và là nguồn cảm hứng cho biết bao đề tài thơ, văn, nhạc, họa ra đời. Con gái Hà Nội xưa: Tinh tế, hiếm hoi như giọt sương dưới lá, có duyên mới gặp, phải tìm mới thấy. Trong chương trình “Chuyện người Hà Nội “ ngày hôm nay, chúng ta sẽ cùng nhau tìm
  • Festival Thu Hà Nội 2024: Tái hiện mùa Thu lịch sử
    Phó Giám đốc Trung tâm Xúc tiến Đầu tư - Thương mại – Du lịch Hà Nội Nguyễn Trần Quang nhấn mạnh, Festival Thu Hà Nội lần thứ hai năm 2024 là một trong những chương trình chính thức chào mừng kỷ niệm 70 năm Giải phóng Thủ đô (10/10/1954 -10/10/2024). Festival Thu Hà Nội 2024 sẽ tái hiện mùa Thu lịch sử của Thủ đô, thúc đẩy du lịch Thành phố phát triển hơn nữa.
  • Quận Hà Đông lên kế hoạch xây dựng 4 quảng trường
    Quận Hà Đông (Hà Nội) lên kế hoạch xây dựng 4 quảng trường với tổng diện tích hơn 52.000 m2 ở khu công viên văn hóa - vui chơi, giải trí, thể thao của quận.
  • Hà Nội đẩy nhanh tiến độ khởi công cầu Tứ Liên gần 20.000 tỷ đồng trong năm 2024
    TP. Hà Nội đang đẩy nhanh tiến độ công tác chuẩn bị đầu tư khởi công Dự án xây cầu Tứ Liên trong năm 2024 với tổng mức đầu tư gần 20.000 tỷ đồng.
  • Luật Thủ đô (sửa đổi): 4 tác động tích cực từ chính sách Luật tới người dân và xã hội
    Thông qua việc đánh giá tác động chính sách của Luật Thủ đô (sửa đổi) khi xây dựng dự án Luật, Bộ Tư pháp đã dự báo một số tác động đến doanh nghiệp, người dân và xã hội khi Luật có hiệu lực thi hành. Bộ Tư pháp cho rằng sẽ có 4 nhóm tác động tích cực của chính sách Luật Thủ đô (sửa đổi).
  • Cẩm nang thực hành quản lý tiền bạc dành cho học sinh, sinh viên
    Ngay từ khi còn là học sinh, nếu bạn biết cách làm chủ tiền bạc, thì khi trưởng thành bạn càng có nhiều lợi thế để tiến đến mục tiêu tự do tài chính. Để trang bị cho các bạn trẻ kỹ năng này, NXB Trẻ đã ra mắt bạn đọc ấn phẩm “Làm chủ tiền bạc từ khi còn đi học” của tác giả Vũ Minh Tú. Cuốn sách đặc biệt hữu ích với các bạn vừa rời gia đình đi học đại học - cao đẳng, lần đầu tiên tự quản lý tiền bạc và làm quen với việc đầu tư.
  • Cục Điện ảnh thành lập Hội đồng quốc gia tuyển chọn phim tham dự giải Oscar
    Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch (VHTTDL) ban hành Quyết định số 2092/QĐ-BVHTTDL về việc thành lập Hội đồng quốc gia tuyển chọn phim tham dự Vòng sơ tuyển giải thưởng Phim truyện quốc tế - Oscar (2024-2025).
  • Luật Thủ đô (sửa đổi): Các nội dung mới để xây dựng, phát triển, quản lý và bảo vệ Thủ đô Hà Nội
    Cục Phổ biến, giáo dục pháp luật (Bộ Tư pháp) nhấn mạnh, Luật Thủ đô (sửa đổi) vừa được Quốc hội khóa XV thông qua có giá trị đặc biệt, trong đó có nhiều nội dung mới về cơ chế, chính sách đặc thù ưu tiên các nguồn lực phát triển Thủ đô Hà Nội, từ đó hiện thực hóa khát vọng “Văn hiến – Văn minh – Hiện đại” theo Nghị quyết số 15/NQ-TW ngày 5/5/2022 của Bộ Chính trị.
  • Bài cuối: Hướng tới hòa nhịp công nghiệp văn hóa Thủ đô
    Trải qua hàng trăm năm lịch sử, tò he không chỉ đơn thuần là trò chơi dân gian mà còn gắn liền với tuổi thơ của biết bao thế hệ người Việt. Tuy nhiên, trong bối cảnh hội nhập và phát triển mạnh mẽ của ngành công nghiệp văn hóa hiện đại, làng nghề Tò he Xuân La đang đứng trước những thách thức lớn trong việc bảo tồn và phát triển, đặt ra bài toán làm thế nào để hòa nhịp vào sự phát triển công nghiệp văn hóa của Thủ đô mà vẫn giữ gìn được bản sắc văn hóa truyền thống.
  • Làng Kim Lan và tục nuôi lợn thi
    Làng Kim Lan, tục gọi làng Sươn, nằm ở bờ Bắc sông Hồng, trước năm 1945 thuộc tổng Đông Dư, huyện Gia Lâm, phủ Thuận An, tỉnh Bắc Ninh. Năm 1961, xã Kim Lan thuộc huyện Gia Lâm, TP. Hà Nội.
Học sinh thi vẽ tranh quảng bá di sản văn hóa Huế trên áo dài
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO