Người Hà Nội thanh lịch, văn minh

Gieo mầm văn hóa đọc cho trẻ

Khánh Thư 01/07/2023 08:52

Khi mà phương tiện nghe nhìn ngày càng phát triển thì việc tạo dựng văn hóa đọc cho trẻ dường như càng trở nên khó khăn hơn. Tại Hà Nội, đã có nhiều cá nhân và cộng đồng đang nỗ lực âm thầm, bền bỉ gieo mầm và lan tỏa văn hóa đọc tới các em…

thu-vien-yeu-thuong.jpg
Thư viện yêu thương tại phố Hoàng Liên (phường Liên Mạc, quận Bắc Từ Liêm) góp phần lan tỏa văn hóa đọc sách tới cộng đồng.

Từ nỗ lực của cá nhân

Nhen nhóm ý tưởng từ 5 năm trước nhưng phải đến tận tháng 2/2023, Thư viện yêu thương của chị Ngô Quỳnh Liên mới chính thức đi vào hoạt động tại phố Hoàng Liên (phường Liên Mạc, quận Bắc Từ Liêm). Thời gian đầu, thư viện chỉ có chưa đầy 100 cuốn sách, chủ yếu là truyện thiếu nhi. Đến nay, thư viện có tới 1.000 đầu sách thuộc nhiều lĩnh vực: văn học, mỹ thuật, tâm lý, kỹ năng mềm, khoa học, hướng nghiệp...

Chị Liên chia sẻ, để có nguồn sách phong phú đó chị đã kêu gọi phụ huynh, học sinh, bạn bè cũng như người dân trong phố Hoàng Liên cùng quyên góp sách, người ít thì 2 đến 3 quyển, nhiều thì lên đến 200 quyển.

Đều đặn hằng ngày, thư viện mở cửa từ 9h -16h chiều, riêng cuối tuần tăng thêm thời gian mở cửa, phục vụ cả đọc tại chỗ và mang về. Để thu hút các em nhỏ, ngoài hoạt động đọc và mượn sách, thư viện còn tổ chức nhiều hoạt động phong phú như: kể chuyện tập thể, vẽ tranh theo nội dung sách, hướng dẫn làm đồ chơi từ đồ tái chế, tổ chức các buổi nói chuyện chuyên đề…

Cô bé Nguyễn Như Quỳnh (lớp 4, trường Tiểu học Liên Mạc, quận Bắc Từ Liêm, Hà Nội) chia sẻ, từ khi có thư viện miễn phí ở gần nhà cứ thời gian rảnh là em và các bạn trong lớp lại rủ nhau đến đây. Thư viện giúp các em biết đến nhiều đầu sách phong phú, hấp dẫn, có thêm tri thức và kỹ năng trong cuộc sống.

“Dù mở thư viện sách miễn phí không còn mới mẻ nhưng đối với phố Hoàng Liên, xóm nhỏ của chúng tôi là điều hết sức ý nghĩa. Bởi đây là vùng ven ngoại thành, học sinh không có nhiều sân chơi, hoạt động trải nghiệm. Thay vì để mặc trẻ tiếp xúc với thiết bị điện tử, tôi muốn lan tỏa văn hóa đọc tới các em nhiều hơn và thư viện yêu thương là không gian để các em học tập, khám phá thế giới muôn màu qua trang sách...”, chị Quỳnh Liên chia sẻ.

Trước đó, thư viện Dương Liễu (Hoài Đức, Hà Nội), thư viện Bình Vọng (xã Văn Bình, huyện Thường Tín, Hà Nội)… đã trở thành những điểm sáng trong việc lan tỏa văn hóa đọc ở các thư viện làng. Và Thư viện yêu thương ở phố Hoàng Liên đã nối dài thêm không gian đọc cho trẻ ở vùng ngoại ô thành phố.

Còn khu vực nội thành, nhiều năm nay mô hình câu lạc bộ đọc sách cũng đã trở thành sân chơi bổ ích góp phần lan tỏa văn hóa đọc tới các em nhỏ. Có thể kể tới CLB “Đọc sách cùng con” của Tiến sĩ giáo dục Nguyễn Thụy Anh, CLB “Ô xinh” của chị Lê Thị Thanh Thủy, CLB “Sách ơi mở ra” của Tiến sĩ Nguyễn Thị Ngọc Minh…

Điểm nhấn quan trọng của các CLB là mọi hoạt động đều xoay quanh những giá trị văn hóa mà sách mang đến cho tuổi thơ. Qua trang web của CLB, các thành viên sẽ thường xuyên nhận được thông tin về sách mới, từ đó phụ huynh có thể nuôi dưỡng thói quen đọc sách cho các con, tham khảo để lựa chọn cho con những cuốn sách “sạch, hay và đẹp”. Ngoài ra, ở CLB còn có nhiều hoạt động tương tác được tổ chức như giới thiệu sách, giao lưu, các cuộc thi… nhằm tạo hiệu ứng tốt trong xã hội góp phần gắn kết việc đọc sách ở nhà với đọc sách ở trường, góp phần xây dựng thế giới tinh thần cho trẻ thơ.

Chủ nhân của CLB “Sách ơi mở ra” cho biết: sứ mệnh của dự án “Sách ơi mở ra” là lan tỏa những tinh hoa của sách và giá trị của việc đọc sách đến với trẻ em; Giúp trẻ em xây dựng thói quen đọc sách, yêu đọc sách, biết cách đọc sách hiệu quả đồng thời góp sức lan tỏa giá trị của việc đọc tới cộng đồng.

Đến sự chung sức của cộng đồng

Tạo nên một cộng đồng đọc sách bắt đầu từ những đứa trẻ, đó là cách mà những chủ nhân của thư viện làng, CLB đọc sách đã và đang cất công gây dựng. Và không thể không nhắc tới đó là sự chung sức của cộng đồng.

Tại Hà Nội, các hoạt động nhằm đẩy mạnh văn hóa đọc thường xuyên được tổ chức. Hằng năm, Thành phố Hà Nội duy trì Phố Sách Xuân tạo không gian văn hóa đọc ý nghĩa, phục vụ nhân dân Thủ đô; tổ chức Hội Sách Hà Nội, tổ chức các hoạt động hưởng ứng Ngày Sách và Văn hóa đọc Việt Nam đảm bảo thiết thực, phù hợp tình hình thực tế. Ngoài ra, Cuộc thi Đại sứ văn hóa đọc, Chung khảo Hội thi thiếu nhi Thủ đô tuyên truyền giới thiệu sách, Tọa đàm “Cách làm và kinh nghiệm trong xây dựng và phát triển hệ thống thư viện công cộng trên địa bàn Thành phố Hà Nội” đã góp phần nâng cao văn hóa đọc trong các tầng lớp nhân dân, nhất là với các em thiếu niên, nhi đồng.

Về phát triển văn hóa đọc, Thư viện Hà Nội đã duy trì và phát huy hiệu quả thư viện Dream Plus Library (Phòng phục vụ sách thiếu nhi); triển khai Dự án nâng cấp hệ thống phần mềm thư viện và số hóa báo, tạp chí tại thư viện; Bàn giao giai đoạn II Dự án Thư viện công cộng giai đoạn 2021-2022 do Hàn Quốc tài trợ bằng vốn ODA không hoàn lại.

Một điểm sáng trong phát triển văn hóa đọc cho thiếu nhi của Thành phố đó là Thư viện quận Tây Hồ. Hiện tại thư viện có 25.000 cuốn sách thuộc nhiều thể loại, trong đó có trên 5.000 sách dành cho thiếu nhi. Để khuyến đọc trên địa bàn, Thư viện quận Tây Hồ đã tổ chức góc đọc sách thiếu nhi trang trí đẹp mắt; tổ chức các hội sách, Ngày sách và Văn hóa đọc, thi xếp sách nghệ thuật, viết cảm nhận về sách, tuyên truyền giới thiệu sách…

Đáng chú ý, ở nhiều trường học như: Tiểu học Nghĩa Tân (quận Cầu Giấy), Tiểu học Nguyễn Du (quận Hà Đông), Tiểu học Đức Giang (quận Long Biên), THCS Kim Giang (quận Thanh Xuân)… mô hình thư viện xanh, thư viện thân thiện đã phát huy được giá trị góp phần lan tỏa văn hóa đọc tới học sinh.

Có thể nói, với sự nỗ lực của mỗi cá nhân và sự chung sức của cộng đồng, văn hóa đọc cho thiếu nhi đang dần được tạo dựng và lan tỏa. Và “quả ngọt” cho những người “gieo mầm” ấy là tình yêu sách đang nhen nhóm, lớn dần trong rất nhiều các cô cậu học trò, mở lối cho các em bước vào thế giới diệu kỳ của những trang sách./.

Bài liên quan
(0) Bình luận
  • Xây dựng người Hoàn Kiếm hiện đại, thanh lịch, văn minh, phát triển toàn diện
    Để cụ thể hóa Chỉ thị số 30-CT/TU, Ban Thường vụ Quận ủy Hoàn Kiếm đã chỉ đạo xây dựng kế hoạch của Quận ủy để tổ chức triển khai thực hiện, đồng thời, tập trung quán triệt, tuyên truyền việc thực hiện Chỉ thị số 30-CT/TU trong các cấp ủy Đảng, MTTQ, tổ chức chính trị - xã hội và nhân dân trong toàn quận.
  • Xây dựng người Hà Nội thanh lịch, văn minh phù hợp với bối cảnh mới
    Trong nhiều năm qua, thành phố Hà Nội đã tập trung, ưu tiên nhiều nguồn lực cho phát triển văn hoá, góp phần “xây dựng và phát triển văn hóa, con người Việt Nam đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững đất nước” theo các Chỉ thị, Nghị quyết của Ban Chấp hành Trung ương cũng như của Thành phố.
  • Hướng đến xây dựng Thị xã Sơn Tây thành đô thị văn hóa lịch sử của Thủ đô Hà Nội
    Sáng 22/11, Đoàn kiểm tra số 2 của Thành ủy, do đồng chí Nguyễn Doãn Toản, Ủy viên Ban Thường vụ Thành ủy, Trưởng Ban Tuyên giáo, Phó Trưởng ban Chỉ đạo Chương trình, chủ trì kiểm tra việc triển khai, thực hiện Chương trình số 06-CTr/TU ngày 17/3/2024 của Thành ủy về “Phát triển văn hóa, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, xây dựng người Hà Nội thanh lịch, văn minh giai đoạn 2021 - 2025” của Đảng bộ thị xã Sơn Tây.
  • Huyện Thanh Oai: Đẩy mạnh triển khai Chỉ thị 30-CT/TU với tuyên truyền các Quy tắc ứng xử
    Huyện Thanh Oai đề cao và phát huy vai trò cá nhân của cán bộ, đảng viên và quần chúng nhân dân trong nhiệm vụ xây dựng người Hà Nội thanh lịch, văn minh; vai trò trách nhiệm của cả hệ thống chính trị, cộng đồng, mỗi gia đình trong xây dựng và giữ gìn môi trường văn hóa lành mạnh.
  • Niềm tự hào của xứ Mường huyện Ba Vì trong xây dựng nông thôn mới
    Chủ tịch UBND Thành phố Hà Nội Trần Sỹ Thanh vừa ban hành Quyết định công nhận xã đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao đợt 1 năm 2024, trong đó có xã Minh Quang (huyện Ba Vì) – địa phương miền núi có tới hơn 40% là đồng bào dân tộc Mường.
  • Tăng cường xây dựng người Ba Đình văn minh, thanh lịch, nghiêm túc, nghĩa tình
    Quận ủy Ba Đình đã tổ chức Hội nghị học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh chuyên đề năm 2024 về “Phát huy giá trị văn hóa truyền thống”; triển khai Kế hoạch của Ban Thường vụ Quận uỷ về triển khai thực hiện Chỉ thị số 30-CT/TU ngày 19/2/2024 của Thành uỷ Hà Nội “Tăng cường sự lãnh đạo của cấp ủy Đảng về xây dựng người Hà Nội thanh lịch, văn minh”; phát động cuộc thi chính luận bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng lần thứ 4.
Nổi bật Tạp chí Người Hà Nội
  • [Podcast] Thành Cổ Loa – Tòa thành cổ độc đáo lớn nhất Việt Nam
    Di tích quốc gia đặc biệt Cổ Loa không chỉ được biết đến với sự hình thành Nhà nước Âu Lạc (khoảng từ năm 208 - 179 trước Công nguyên) mà còn là nơi hội tụ ba hệ giá trị: Lịch sử - sinh thái - nhân văn đặc sắc, tạo nên những giá trị độc đáo hiếm có: Từ truyền thuyết về một thời kỳ dựng nước sơ khai đến những bằng chứng vật chất về một tòa thành độc đáo, cổ nhất Việt Nam và vùng Đông Nam Á hay cả câu chuyện tình bi ai của đôi trai gái và nỗi niềm day dứt không nguôi của bao bậc hiền minh khi suy tư về phép đối nhân xử thế giữa con người với con người, giữa quốc gia với với quốc gia.
  • [Podcast] Truyện ngắn: Sen quán
    Loay hoay mãi chị mới cởi nổi bộ khuy áo. Cái áo cánh nâu bà ngoại để lại. May sao áo của bà không chỉ vừa mà như muốn vẽ lại những đường cong đẹp nhất của chị. Chị là người Hà Nội. Mẹ không biết cụ tổ đến Hà Nội từ bao giờ mà chỉ biết và kể chuyện từ đời ông bà ngoại. Rằng ông ngoại từng là nhà buôn vải lụa còn bà là ca nương ca trù nổi tiếng ở đất kinh kỳ.
  • [Video] Chùa Thầy - Di sản văn hóa xứ Đoài tỏa sáng cùng Thủ đô ngàn năm văn hiến
    Thủ đô Hà Nội ngàn năm văn hiến có hàng ngàn di tích lịch sử - văn hóa, nhưng hiếm có di tích nào hàm chứa cả giá trị di sản vật thể và phi vật thể như Chùa Thầy (xã Sài Sơn, huyện Quốc Oai) được xây dựng từ thế kỷ thứ 11, gắn liền với tên tuổi của Thiền sư Từ Đạo Hạnh. Cuối năm 2014, chùa Thầy được Chính phủ công nhận Di tích Quốc gia đặc biệt, tới năm 2023, Ủy ban Nhân dân thành phố Hà Nội công nhận Chùa Thầy là “Điểm du lịch Di tích Quốc gia đặc biệt" và đầu năm 2024, Đảng bộ - Chính quyền và nhân dân h
  • Công bố khẩn cấp tình trạng sạt lở đê hữu Bùi trên địa bàn huyện Chương Mỹ
    Ngày 22/11, UBND Thành phố Hà Nội ban hành Quyết định số 6068/QĐ-UBND về việc công bố tình huống khẩn cấp các sạt lở trên các tuyến đê hữu Bùi, Bùi 2, Gò Khoăm, sạt lở bờ sông Bùi trên địa bàn huyện Chương Mỹ.
  • Kỳ thi học sinh giỏi lớp 9 tại Hà Nội với 7 môn thi sẽ diễn ra vào tháng 1/2025
    Theo kế hoạch, kỳ thi chọn học sinh giỏi thành phố Hà Nội sẽ được tổ chức vào ngày 18/01/2025; với 7 môn thi mỗi môn có thời gian làm bài 150 phút.
Đừng bỏ lỡ
Gieo mầm văn hóa đọc cho trẻ
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO