Đời sống văn hóa

Cuộc thi Độc tấu và Hòa tấu nhạc cụ dân tộc  thu hút gần 1.000 nghệ sĩ tham gia

Kim Thoa 19:16 11/06/2023

Cuộc thi Độc tấu và Hòa tấu nhạc cụ dân tộc toàn quốc - 2023 thu hút sự tham gia của gần 1.000 nghệ sĩ đến từ 38 đơn vị nghệ thuật trên cả nước, là hoạt động nghề nghiệp nhằm tôn vinh, quảng bá, bảo tồn và phát huy các giá trị của âm nhạc dân gian Việt Nam, góp phần xây dựng nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc.

3483675575982096324152904549710357690277531n-1686231456895928897024.jpg
Cuộc thi Độc tấu và Hòa tấu nhạc cụ dân tộc  thu hút gần 1.000 nghệ sĩ tham gia (ảnh minh hoạ)

Tối 10/6, cuộc thi Độc tấu và Hòa tấu nhạc cụ dân tộc toàn quốc - 2023 đã khai mạc tại Trung tâm Hội nghị tỉnh Khánh Hòa (thành phố Nha Trang, tỉnh Khánh Hòa).

Đây là cuộc thi do Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch giao Cục Nghệ thuật biểu diễn chủ trì, phối hợp với Hội Nhạc sĩ Việt Nam; Sở Văn hóa và Thể thao tỉnh Khánh Hòa; Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Hòa Bình và các cơ quan, đơn vị có liên quan tổ chức, diễn ra từ ngày 10 đến 14-6 tại thành phố Nha Trang, tỉnh Khánh Hòa và từ ngày 20 đến 26-6 tại thành phố Hòa Bình, tỉnh Hòa Bình.

Cuộc thi Độc tấu và Hòa tấu nhạc cụ dân tộc toàn quốc năm nay thu hút sự tham gia của gần 1.000 nghệ sĩ đến từ 38 đơn vị nghệ thuật trên cả nước. Cuộc thi được chia thành 2 đợt, đợt 1 tổ chức tại tỉnh Khánh Hoà (từ ngày 10 đến 14-6), đợt 2 tổ chức tại tỉnh Hoà Bình (từ ngày 20 đến 26-6). Trong đó, đợt 1 của Cuộc thi được tổ chức tại tỉnh Khánh Hoà có 19 đơn vị nghệ thuật đến từ các tỉnh, thành phố trên cả nước tham gia. Tại đây, các đơn vị nghệ thuật sẽ tham gia thi tài với các chương trình biểu diễn độc tấu, hoà tấu các loại nhạc cụ dân tộc đa dạng, độc đáo, mang đậm bản sắc văn hoá các dân tộc của Việt Nam.

Cuộc thi chia thành 4 bảng, Bảng 1 Độc tấu và Bảng 2 Hòa tấu dành cho các đơn vị kịch hát dân tộc (gồm dàn nhạc, nhóm nhạc và thí sinh độc tấu đang hoạt động ở các đơn vị kịch hát dân tộc (Tuồng, Chèo, Cải lương, Đờn ca tài tử, Dân ca Kịch...).

Bảng 3 Độc tấu và Bảng 4 Hòa tấu dành cho các đơn vị ca, múa, nhạc; cơ sở đào tạo nghệ thuật chuyên nghiệp (gồm dàn nhạc, nhóm nhạc hòa tấu và thí sinh độc tấu nhạc cụ dân tộc đang hoạt động ở các đơn vị ca, múa, nhạc; cơ sở đào tạo nghệ thuật chuyên nghiệp).

Đối tượng tham gia Cuộc thi Độc tấu và Hòa tấu nhạc cụ dân tộc toàn quốc - 2023 là các nghệ sĩ, diễn viên, dàn nhạc, nhóm nhạc dân tộc chuyên nghiệp thuộc các đơn vị nghệ thuật công lập; Nghệ sĩ, diễn viên, dàn nhạc, nhóm nhạc dân tộc chuyên nghiệp thuộc các đơn vị nghệ thuật lực lượng vũ trang; Giảng viên, học sinh, sinh viên, dàn nhạc, nhóm nhạc dân tộc thuộc các cơ sở đào tạo nghệ thuật công lập; Nghệ sĩ, diễn viên, giảng viên, học sinh, sinh viên, dàn nhạc, nhóm nhạc dân tộc: thuộc các cơ sở đào tạo nghệ thuật, các đơn vị nghệ thuật ngoài công lập (là đơn vị có tư cách pháp nhân, có thời gian hoạt động liên tục trong lĩnh vực biểu diễn nghệ thuật và đào tạo nghệ thuật chuyên nghiệp trên toàn quốc từ 12 tháng trở lên tính đến thời điểm tham gia cuộc thi).

Cuộc thi nhằm tôn vinh, quảng bá, bảo tồn và phát huy các giá trị của âm nhạc dân gian Việt Nam, góp phần xây dựng nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc; là dịp để các nghệ sĩ biểu diễn nhạc cụ dân tộc tại các đơn vị nghệ thuật, các giảng viên, học sinh, sinh viên đang giảng dạy, học tập chuyên ngành nhạc cụ dân tộc tại các cơ sở đào tạo nghệ thuật thể hiện khả năng cá nhân, giao lưu, trao đổi, học tập kinh nghiệm trong hoạt động nghệ thuật; bảo tồn, gìn giữ, phát huy những tinh hoa âm nhạc truyền thống Việt Nam...

Bài liên quan
  • Lễ hội cấp quốc gia Vía Bà Chúa Xứ núi Sam năm 2023
    Lễ hội Vía Bà Chúa Xứ núi Sam là lễ hội dân gian truyền thống độc đáo của An Giang nói chung và Châu Đốc nói riêng. Lễ hội chứa đựng giá trị nhân văn sâu sắc, khát vọng của cộng đồng hướng đến những điều tốt đẹp trong cuộc sống và thể hiện sự sáng tạo và được lưu truyền qua nhiều thế hệ.
(0) Bình luận
Nổi bật Tạp chí Người Hà Nội
  • Kỷ nguyên vươn mình của dân tộc Việt Nam - sứ mệnh lịch sử
    Tổng Bí thư Tô Lâm khẳng định, thời điểm bắt đầu kỷ nguyên mới là Đại hội XIV của Đảng. Kỷ nguyên vươn mình của dân tộc Việt Nam là kỷ nguyên đột phá, phát triển tăng tốc trên tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội, đưa quốc gia, dân tộc lên một tầm cao mới, tiến cùng thời đại.
  • "Đám cưới chuột" lên sân khấu xiếc
    Chiều 13/12, Nhà hát Nghệ thuật xiếc và tạp kỹ Hà Nội đã tổ chức họp báo, giới thiệu vở diễn "Đám cưới chuột", vở diễn lấy cảm hứng từ bức tranh dân gian Đông Hồ chuẩn bị ra mắt khán giả...
  • Phi công Nguyễn Đức Soát ra mắt sách kể chuyện hồi ức “đời bay”
    Hướng tới kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam (22/12/1944 – 22/12/2024), Nhà xuất bản Trẻ ra mắt bạn đọc cuốn sách “Bầu trời - Trường đại học của tôi” của Trung tướng Nguyễn Đức Soát.
  • [Podcast] Truyện ngắn: Xa - gần & tình yêu
    Reng. Reng. Reng. Là tiếng chuông điện thoại chứ không phải báo thức. Thơ giật mình, một lo lắng vơ vẩn cồn lên. Từ ngày ba mất, cô vốn sợ những tiếng chuông điện thoại vào những giờ bất thường, sáng sớm hoặc là tối khuya. Nhìn thấy số của Yên, Thơ hơi bất ngờ. Chưa bao giờ cô ấy gọi cho cô vào giờ này...
  • Lịch nghỉ học kỳ I và nghỉ Tết Dương lịch 2025 của học sinh
    Bộ GD&ĐT đã công bố lịch nghỉ Tết dương lịch năm 2025 và lịch nghỉ học kỳ một của học sinh cả nước.
Đừng bỏ lỡ
Cuộc thi Độc tấu và Hòa tấu nhạc cụ dân tộc  thu hút gần 1.000 nghệ sĩ tham gia
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO