Đời sống văn hóa

Lễ vía bà Linh Sơn Thánh Mẫu lớn nhất trong năm 2023

Kim Thoa (T/h) 07:21 22/06/2023

Lễ vía bà Linh Sơn Thánh Mẫu (Tây Ninh) năm nay sẽ được tổ chức từ ngày mai 21 đến ngày 23/6, với nhiều hoạt động và nghi lễ trang trọng.

le-hoi-nui-ba-den.jpg
Lễ vía bà Linh Sơn Thánh Mẫu năm nay sẽ được tổ chức từ ngày mai 21 đến ngày 23/6

Nếu như đền Hùng có ngày Giỗ Tổ, đền Trần có lễ Khai ấn, Đền Bà Chúa Kho có lễ “vay tiền, xin lộc” đầu năm, thì tại núi Bà Đen, Tây Ninh, Lễ vía Bà Linh Sơn Thánh Mẫu (thường được gọi là Lễ vía Bà), chính là lễ hội lớn nhất, quan trọng nhất với người Nam bộ.

Gắn liền với huyền tích kỳ bí về Linh Sơn Thánh Mẫu trên núi Bà Đen (Tây Ninh), lễ hội Vía bà Linh Sơn Thánh Mẫu được tổ chức hàng năm vào tháng 5 âm lịch, với các nghi thức lễ chính kéo dài trong ba ngày từ mồng 4, 5, 6/5. Trải qua nhiều thế kỷ, với giá trị tâm linh, văn hóa đặc sắc, lễ hội đã được công nhận là “Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia” và là sự kiện thu hút đông đảo du khách trong và ngoài nước tìm về.

Nhiều hoạt động tâm linh và văn hóa nghệ thuật đặc sắc

Suốt trong ba ngày lễ, tại điện Bà và chùa Bà sẽ diễn ra các nghi thức truyền thống như lễ Hưng tác, lễ cúng Ngọ Phật, Lễ tắm Bà... Sự kiện dự kiến thu hút sự tham gia của các tăng ni, phật tử từ nhiều địa phương.

Ngoài phần nghi lễ, trong các tối 21-22/6 (tức 4-5/5 âm lịch), nhiều chương trình biểu diễn nghệ thuật như múa mâm vàng, múa rồng nhang long mã hay những trích đoạn cải lương đặc sắc về sự tích Linh Sơn Thánh Mẫu cũng sẽ được trình diễn bởi các nghệ sĩ từ nhiều đoàn nghệ thuật. Các hoạt động mang tới cho người dân và du khách tới núi Bà đa dạng trải nghiệm tâm linh và văn hóa truyền thống dân gian.

Nghe giảng pháp về huyền thoại Linh Sơn Thánh Mẫu

Dịp lễ vía năm nay, du khách và Phật tử cùng người dân Nam Bộ còn có cơ hội được lắng nghe bài giảng pháp về huyền thoại Linh Sơn Thánh Mẫu, để hiểu sâu hơn về Bồ Tát và những tập tục người dân và phật tử thường làm khi về núi bái Bà trong nhiều năm nay. Hoạt động do Phó viện chủ hệ thống các chùa núi Bà, ni cô Thích Nữ Diệu Hải chủ trì.

Trong ngày chính lễ 22/6 (5/5 âm lịch), Phật tử và du khách đến núi Bà sẽ có cơ hội gặp gỡ và trò chuyện với Ni trưởng Thích Nữ Diệu Nghĩa - Viện chủ hệ thống các chùa Núi Bà Tây Ninh. Bà là người có công trong việc tôn tạo, phục dựng hệ thống thờ tự tại núi Bà sau khi bị chiến tranh tàn phá.

Dâng đăng, chiêm bái quần thể các chùa núi Bà trong hàng ngàn đèn lồng, cờ Phật

Một nét mới độc đáo của Lễ vía Bà năm nay là chương trình dâng hoa đăng được tổ chức vào chiều ngày 22/6 (tức 5/5 âm lịch) tại khu vực chùa Bà. Sau lễ dâng đăng trên khu vực đỉnh núi dịp đại lễ Phật đản vừa qua, ý nghĩa thiêng liêng của hoạt động này đã thu hút nhiều Phật tử du khách tìm về Núi Bà, để được tĩnh tâm hướng trí theo ánh sáng soi đường từ những ngọn đăng, nguyện cầu những điều tốt lành cho đất nước, cho bản thân và gia đình.

Suốt tuần diễn ra lễ hội, toàn bộ khu vực chùa Bà sẽ được trang hoàng lộng lẫy và trang nghiêm với hàng nghìn lồng đèn hoa sen, đèn nón lá, lồng đèn hạt lúa và cờ hội Phật giáo. Đây cũng là năm đầu tiên Lễ vía bà Linh Sơn Thánh Mẫu được trang hoàng trang trọng và lung linh đến thế, hứa hẹn đem tới một mùa Lễ vía Bà thật sự đáng nhớ.

Chiêm bái ngọc xá lợi Đức Thích Ca Mâu Ni trên đỉnh núi

Lễ vía cũng là dịp để người dân, du khách hành hương, chiêm bái ngọn núi Bà linh thiêng, vốn được coi là một trong những đại huyệt mạch của quốc gia.

Tại khu vực đỉnh núi, đón đợi du khách thưởng ngoạn là quần thể công trình tâm linh kỳ vĩ với tượng Phật Bà Tây Bổ Đà Sơn cao nhất trên đỉnh núi, khu triển lãm Phật giáo với hàng trăm tác phẩm nghệ thuật Phật giáo kinh điển.

Đặc biệt, trong không gian tầng 4 của trung tâm triển lãm Phật giáo dưới chân tượng Phật bà Tây Bổ Đà Sơn, Phật tử, du khách sẽ có hồng phước tận mắt chiêm bái, đảnh lễ trước ngọc xá lợi Đức Phật Thích Ca Mâu Ni. Đây là ngọc xá lợi do Liên đoàn Phật giáo thế giới tại Bồ Đề Đạo Tràng Ấn Độ trao tặng Việt Nam năm 2014, với mong ước Phật giáo Việt Nam phát triển tốt đẹp, ngày càng thịnh vượng, hộ quốc an dân.

Ngọc xá lợi Phật được tôn quý như một báu vật. Nơi nào có sự hiện diện của Ngọc xá lợi Phật, nơi đó sẽ được đón nhận nhiều lợi lạc, an yên và phép màu nhiệm. Núi Bà Đen hiện là nơi hiếm hoi tại Việt Nam được chọn lưu giữ “bảo vật của thế giới Phật giáo”.

Theo hoà thượng Thích Niệm Thới – Trưởng ban Trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam tại tỉnh Tây Ninh: “Ai có cơ duyên được chiêm bái xá lợi của Đức Phật sẽ nhận được công đức vô lượng, phước báu khôn cùng. Đó không chỉ là hồng phước dành cho bản thân họ, mà còn là lợi lạc cho con cháu và các thế hệ về sau”. Về với núi Bà dịp Lễ vía bà Linh Sơn Thánh Mẫu, được lên đỉnh núi chiêm bái xá lợi đức Thích Ca, đó cũng là một phước báu khôn cùng của Phật tử, du khách./.

Bài liên quan
  • Sẽ tổ chức nghi thức Tết Đoan Ngọ tại Hoàng thành Thăng Long
    Nhằm tôn vinh truyền thống văn hóa của dân tộc, phát huy giá trị văn hóa cung đình Thăng Long, trong dịp Tết Đoan Ngọ năm 2023, Trung tâm Bảo tồn Di sản Thăng Long - Hà Nội tổ chức chương trình “Tết Đoan Ngọ Thăng Long xưa” với nhiều điểm mới, mang đậm dấu ấn Tết Đoan Ngọ cung đình.
(0) Bình luận
  • Huyện Sóc Sơn (Hà Nội): Nhà văn hóa tại các xã NTM kiểu mẫu đều được nâng cấp, chỉnh trang
    Các thiết chế văn hóa tại các xã nông thôn mới kiểu mẫu trên địa bàn huyện Sóc Sơn cơ bản được đầu tư, chỉnh trang bài bản. Đó là đánh giá của Phó Giám đốc Sở Văn hóa và Thể thao Hà Nội Trần Thị Vân Anh trong đợt khảo sát các thiết chế văn hóa tại các xã nông thôn kiểu mẫu trên địa bàn huyện Sóc Sơn, Hà Nội.
  • “Mùa hè - Trải nghiệm và khám phá” tại Làng Văn hóa - Du lịch các dân tộc Việt Nam
    Từ ngày 01 - 31/7/2024 tại Làng Văn hóa - Du lịch các dân tộc Việt Nam (Đồng Mô, Sơn Tây, Hà Nội) tổ chức các hoạt động tháng 7 với chủ đề “Mùa hè - Trải nghiệm và khám phá” với các hoạt động thiết thực, bổ ích, ý nghĩa nhằm tạo sân chơi bổ ích ngày hè cho các bạn nhỏ...
  • Kỳ 3 : Nhà nghiên cứu nói gì về "Thiên Cẩu" và "Thần Cẩu"
    Nhà nghiên cứu văn hoá cho rằng sở dĩ có sự khác nhau giữa hai cách thờ "Thiên cẩu" và "Thần cẩu" bởi: Miếu thờ “Thần Cẩu” ở làng Bao La – Đức Nhuận là sản vật của văn hóa Chămpa và 2 miếu thờ “Thiên Cẩu” ở TDP Trung Đông là sản vật của văn hóa Việt chịu sự ảnh hưởng của đạo giáo.
  • Kỳ 2: Khám phá chuyện “Thiên cẩu” giúp dân, bảo vệ làng
    Khác với câu chuyện về tục thờ "Thần cẩu" ở xã Quảng Phú, hai con chó đá ở tổ dân phố (TDP) Trung Đông (phường Phú Thượng, TP Huế) lại được người dân tôn kính gọi là “Thiên cẩu”- chó của trời. "Thiên cẩu" ở đây có dáng ngồi nhổm, khoan thai… và cũng có những câu chuyện lưu truyền từ đời này sang đời khác ly kỳ không kém "Thần cẩu".
  • Sôi nổi Liên hoan đồng ca hợp xướng “Hà Nội - Niềm tin và hy vọng”
    Tối 29/6, tại Không gian Văn hóa sáng tạo Tây Hồ, UBND quận Tây Hồ tổ chức Liên hoan đồng ca hợp xướng “Hà Nội - niềm và tin hy vọng” năm 2024, với sự tham gia của hàng trăm diễn viên nghệ thuật quần chúng đến từ 8 phường trên địa bàn quận.
  • Ly kỳ nét văn hoá độc đáo thờ “chó đá” ở Huế: Kỳ 1 - Làm lễ rước "Thần cẩu"
    Nét văn hóa độc đáo thờ “Thần cẩu” hay "Thiên cẩu", dưới dạng chó đá,... đang được người dân ở Thừa Thiên Huế duy trì và gắn liền với cuộc sống cùng nhiều giai thoại ly kỳ chưa lời giải. Thậm chí, nhiều nơi người dân còn lập miếu để thờ chó đá và tôn kính gọi với tên thờ “Ngài”.
Nổi bật Tạp chí Người Hà Nội
Đừng bỏ lỡ
  • Nhiều tác phẩm độc bản của họa sĩ Lê Bá Đảng đưa từ Pháp về lần đầu triển lãm
    Trong số 150 tác phẩm mỹ thuật với chủ đề “Khát vọng Hòa bình” của hoạ sĩ Lê Bá Đảng được trưng bày thì có 100 tác phẩm lần đầu tiên được đưa về từ Pháp.
  • Chuẩn bị diễn ra Lễ hội khinh khí cầu Tràng An - Cúc Phương
    Lễ hội khinh khí cầu Tràng An - Cúc Phương năm 2024 dự kiến được tổ chức trong 04 ngày, từ ngày 20-23/9/2024. Địa điểm tại Khu Công viên Văn hóa Tràng An (gần UBND phường Tân Thành, thành phố Ninh Bình).
  • Chuyên gia UNESCO khảo sát bãi cọc Bạch Đằng để góp ý vào hồ sơ đề cử Di sản thế giới
    Tháng 8 tới đây đoàn chuyên gia quốc tế UNESCO/ICOMOS (Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa của Liên hợp quốc /Hội đồng di tích và di chỉ Quốc tế) cùng với các chuyên gia Việt Nam đã khảo sát, thẩm định thực địa tại các Bãi cọc Bạch Đằng ở thị xã Quảng Yên (Quảng Ninh) để góp ý vào hồ sơ đề cử Di sản Thế giới đối với Quần thể di tích và danh thắng Yên Tử - Vĩnh Nghiêm - Côn Sơn, Kiếp Bạc trình UNESCO công nhận là Di sản thế giới.
  • Luật Thủ đô (sửa đổi): Chính sách mới, cơ sở pháp lý mới giúp Hà Nội không để “lọt” người tài
    Luật Thủ đô (sửa đổi) đã được Quốc hội khóa XV thông qua, tạo động lực để Hà Nội - Thủ đô của Việt Nam sớm cán đích “Văn hiến – Văn minh – Hiện đại”. Đặc biệt, với các chính sách mới, cơ sở pháp lý mới trong Luật Thủ đô (sửa đổi) sẽ giúp Hà Nội thu hút được nhiều người tài để phát triển Thủ đô.
  • “Bão Thánh Gióng hái cà” ở làng Bẽ
    Nói đến sự tích Thánh Gióng, mọi người đều nhớ chuyện cậu bé làng Gióng ở huyện Gia Lâm. Sau ba năm từ lúc sinh ra, cậu nằm trên chõng tre im lặng, chẳng biết nói cười. Đến một ngày nghe tiếng loa của sứ giả vua Hùng gọi tìm người tài, cậu vươn vai đứng dậy tình nguyện đi đánh giặc Ân.
  • Truyện ngắn: Điều an ủi cuối cùng
    Bùi Duy Phong là tác giả còn khá mới, có nhiều truyện ngắn thu hút đông đảo bạn đọc quan tâm. Tháng 10.2020, nối dài mạch cảm xúc giản dị, chân thành, tập truyện thứ 2 của anh Ðiều an ủi cuối cùng ra mắt bạn đọc. Truyện của Bùi Duy Phong khiến người ta nghĩ nhiều hơn về yêu thương, về cái tình, cái nghĩa trong cuộc đời này. Điều ấy được anh nhẹ nhàng truyền tải qua những câu chuyện của mình.
  • Phim điện ảnh "Mưa đỏ": Khúc tráng ca Thành cổ bất diệt
    Những thước phim sinh động, chân thực nơi chiến trường tái hiện 81 ngày đêm bảo vệ Thành cổ Quảng Trị sẽ được tái hiện trong dự án phim truyện điện ảnh “Mưa đỏ”. Đây là dự án có quy mô lớn nhất của Điện ảnh Quân đội nhân dân trong 10 năm trở lại đây.
  • Quảng bá sản phẩm OCOP “đất trăm nghề” Hà Nội và các tỉnh Đồng bằng sông Hồng
    Thiết thực kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô (10/10/1954 - 10/10/2024), 100 năm thành lập thị xã Sơn Tây, tối 5/7, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT) Hà Nội, UBND Thị xã Sơn Tây tổ chức khai mạc “Sự kiện giới thiệu sản phẩm OCOP các tỉnh Đồng bằng sông Hồng và Tôn vinh các sản phẩm về mít đặc sản Hà Nội năm 2024”.
  • "Qua những miền di sản Việt Bắc" với nhiều hoạt động đặc sắc quảng bá tiềm năng du lịch 6 tỉnh
    Chương trình có biểu diễn các di sản nằm trong danh mục di sản văn hóa phi vật thể cấp quốc gia diễn ra tại thành phố Bắc Kạn, gồm: Lượn cọi, Lượn Slương của người Tày, Hát Sli của người Nùng, Hát Pá Dung của người Dao, Hát Then - đàn Tính của người Tày, Nùng, Thái...
  • Mở rộng khai quật khảo cổ di tích Tháp đôi Liễu Cốc
    UBND tỉnh Thừa Thiên Huế thống nhất chủ trương mở rộng diện tích khai quật khảo cổ di tích Tháp đôi Liễu Cốc (thị xã Hương Trà, tỉnh Thừa Thiên Huế) sau khi phát hiện nhiều hiện vật có giá trị.
Lễ vía bà Linh Sơn Thánh Mẫu lớn nhất trong năm 2023
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO