Văn hóa – Di sản

Chùa Trăm Gian: lưu giữ di sản văn hóa vật thể trăm năm của dân tộc

Phạm Hoa 20/07/2023 17:43

Không chỉ là một điểm đến tâm linh nức tiếng của Xứ Đoài, chùa Trăm Gian (xã Tiên Phương, huyện Chương Mỹ, TP. Hà Nội) còn lưu giữ nhiều tác phẩm nghệ thuật có tuổi đời hàng trăm năm mang dấu ấn văn hóa, lịch sử Việt Nam.

z4530080378171_988971529155d19b901e0d5d62b851d1.jpg
Chùa Trăm Gian được lập từ năm 1185 đời Lý Cao Tông.

Tứ đại danh thắng Xứ Đoài

Từ thị trấn Chúc Sơn (huyện Chương Mỹ) rẽ phải, đi chừng 3km qua những đoạn đường uốn lượn quanh co dọc chân núi Sở thì đến chùa Trăm Gian (còn được biết đến với tên gọi Quảng Nghiêm tự). Chùa tọa lạc tại thôn Tiên Lữ, với không gian hồ rộng phía trước, rừng thông bao quanh rất hữu tình. Trăm Gian là ngôi chùa cổ kính bậc nhất của Hà Nội đã được xếp hạng Di tích lịch sử Quốc gia, cũng là ngôi chùa thuộc “tứ đại danh thắng của xứ Đoài” cùng chùa Trầm (huyện Chương Mỹ), chùa Thầy (huyện Quốc Oai) và chùa Tây Phương (huyện Thạch Thất).

img_0003.jpg

z4530080213136_b1edb02038bc4a7acb47c0ae7518267e.jpg
Rồng đá thời Trần được chạm khắc tinh xảo dùng để làm lan can, bậc thành dẫn lên chùa Trăm Gian.

Tọa lạc trên một quả đồi cao khoảng 50m thuộc dãy núi Tiên Lữ, chùa Trăm Gian được lập từ năm 1185 đời Lý Cao Tông, niên hiệu Trinh Phù thứ 10. Qua các triều đại phong kiến Việt Nam, chùa nhiều lần được tôn tạo, trùng tu. Đi qua hơn 8 thế kỷ nhưng giá trị lịch sử - văn hóa - nghệ thuật của chùa vẫn vẹn nguyên theo dòng chảy đời sống.

Lối đi lên chùa hiện có những con rồng đá thời Trần được chạm khắc tinh xảo dùng để làm lan can, bậc thành dẫn lên chùa. Hình rồng đá tại chùa Trăm Gian có thân dài khỏe mạnh nhưng ghép đầu rồng thời Nguyễn, thể hiện sự tiếp biến văn hóa trong nghệ thuật tạo hình tại Việt Nam.

img_0004.jpg
Nhà Giá ngự của chùa, với nét cổ kính nằm lọt giữa những cây thông cao vút.
z4530215830675_f1caa44682eda4c31be3198911cf3c51.jpg
Gác chuông chùa Trăm Gian.

Đến vãn cảnh chùa Trăm Gian, chúng tôi còn được thấy nhà Giá ngự của chùa, với nét cổ kính nằm lọt giữa những cây thông cao vút. Trước kia, nhà Giá ngự thường là nơi rước thánh ra ngự để xem trò múa rối nước ở hồ sen ngay phía trước. Trên nhà Giá ngự vài chục mét là gác chuông hai tầng mái được dựng vào năm 1693. Gác chuông chùa Trăm Gian với các vỉ, kèo gỗ được chạm khắc tinh tế, đồng thời treo một quả chuông đúc năm Cảnh Thịnh thứ hai (1794), do vị tướng nhà Tây Sơn - đô đốc Đặng Tiến Đông cùng con gái làm hội chủ hưng công. 

Dựng theo kiến trúc đời Trần với hàng trăm cột, cứ 4 cột được tính là một gian nên chùa có tên gọi Trăm Gian. Đi qua các bậc đá có lan can chạm rồng là đến chùa chính có bái đường, nhà thiêu hương và thượng điện. Chùa hiện còn lưu giữ hơn 150 pho tượng, phần lớn bằng gỗ, một ít là tượng đất.

Tại gian giữa thượng điện có một bệ bằng đất nung đỏ hình khối chữ nhật, giống kiểu các bệ đá thời Trần. Trên là đài sen, xung quanh trang trí nhiều hình động vật và hoa lá, bốn góc có hình chim thần Garuda (loài chim thần trong Ấn Độ giáo có ảnh hưởng sang Phật giáo Nam Tông tại Việt Nam). Nhiều nhà nghiên cứu cho rằng bệ này có niên đại thời Mạc. Trên bệ đặt các tượng Phật Tam thế.

z4530080344245_bcf7f0e9c3c317c89d8ac954c2882329.jpg
Phù điêu gỗ 18 vị La Hán tại chùa được chạm khắc tinh xảo, đặt tại hành lang tả và hữu lối lên Thượng điện chùa Trăm Gian. 

Ở gian bên trái, phía dưới tượng Quan Âm tống tử là tượng đô đốc Đặng Tiến Đông - một tướng lĩnh Tây Sơn mà sự tích được ghi lại trên khối bia vuông bốn mặt đặt ở bái đường. Bài bia do Phan Huy Ích soạn và Ngô Thì Nhậm nhuận sắc. Gian bên phải là khám thờ “đức Thánh Bối” Nguyễn Bình An, vị thánh đã được thờ ở chùa Bối Khê. Tượng thánh làm bằng mây đan ngoài bọc vải phủ sơn. Hai bên chùa Trăm Gian là dãy hành lang. Trong cùng là nhà thờ Tổ. Ở giữa còn có gác trống, treo một chiếc trống lớn và một khánh đồng đúc năm Cảnh Hưng thứ 10 (1749). Trong chùa Trăm Gian còn có nhiều bia, hoành phi, câu đối… có tuổi đời cả trăm năm, nổi bật có các câu đối khảm trai, tương truyền có từ thời nhà Hồ.

z4530080320328_8d84bf79ac3fd28ebbff59b168fac870.jpg
Câu đối khảm trai tại chùa Trăm Gian.
z4530149587687_c73562c4dfb7cfca10a7e90ab834bcb9.jpg
Du khách thập phương chiêm bái, lễ Phật tại Thượng điện.

Dọc gian tả và hữu hai lối lên Thượng điện chùa Trăm Gian là nơi phụng thờ các vị La Hán. Những bức phù điêu gỗ 18 vị La Hán tại chùa được chạm khắc tinh xảo hiện lên trước mắt khách hành hương. Đây là những bức phù điêu gỗ chạm nổi, mang phong cách tạo hình sáng tạo, đa dạng. Mỗi vị La Hán là một tác phẩm nghệ thuật độc đáo với những nét cách điệu, sinh động, hài hòa của nghệ thuật tạo hình thời Lê.

Một trong những pho tượng quý ở chùa Trăm Gian là tượng Tuyết Sơn. Tượng được tạc bằng gỗ mít sơn then đen nhánh. Pho tượng đẹp sinh động bởi tài năng điêu khắc của các nghệ sĩ dân gian, thể hiện được hình ảnh Đức Phật tu khổ hạnh trong núi Tuyết Sơn. Với hơn hàng trăm pho tượng thổ và mộc, các hoành phi, câu đối được bảo tồn, gìn giữ qua nhiều thế kỷ đã tạo nên giá trị tâm linh, cũng như giá trị lịch sử - văn hóa của chùa Trăm Gian.

Đặc sắc bộ tranh cổ bị mất cắp và “hồi hương”

Đặc biệt hơn, đặt chân đến “tứ đại danh thắng của xứ Đoài” ở xã Tiên Phương, trong hành trình hành hương lễ phật, chúng tôi được tận mắt thấy 8 bức tranh cổ trong bộ tranh Thập điện Diêm vương có tuổi đời tương đương với lịch sử của chùa Trăm Gian cổ kính. Các bức tranh đi qua gần nghìn năm, được tạc bằng gỗ mít nặng hàng chục kg nay đã phủ bụi thời gian nhưng ý nghĩa vẫn còn nguyên vẹn.

z4530080285298_087e4a620fca2f1057a9adcbece249d5.jpg
Hai trong số 8 bức tranh cổ Thập điện Diêm Vương tại chùa Trăm Gian.

Ít ai biết, khoảng năm 1989, một nửa trong số tranh cổ Thập điện Diêm vương bị kẻ gian đánh cắp. Gần 20 năm sau, khi kẻ gian đang di chuyển trên đường Bắc Thăng Long - Nội Bài để bán các bức tranh cổ này ra nước ngoài, thì Công an Thành phố Hà Nội và các đơn vị liên quan phát hiện sự việc, thủ phạm bị bắt giữ. 4 bức tranh cổ Thập điện Diêm Vương bị lấy cắp tại chùa Trăm Gian được Công an Thành phố Hà Nội trao trả về cho nhà chùa.

Báu vật tưởng chừng một đi không trở lại may mắn "hồi hương", nhà chùa lập tức lên phương án bảo quản cẩn thận, sau này treo 8 bức tranh Thập điện Diêm Vương tại hai bên hành lang chùa chính để người dân tới lễ phật chiêm bái và thưởng lãm.

qe.jpg
Kẻ gian từng lấy cắp 4 bức tranh cổ Thập điện Diêm Vương. Gần 20 năm sau, Công an Thành phố Hà Nội đã bắt được thủ phạm và trao trả các bức tranh cổ về cho nhà chùa.  

Theo các nhà nghiên cứu văn hóa lịch sử, Việt Nam không thiếu bộ tranh Thập điện Diêm Vương được các tác giả sáng tạo dựa vào tác phẩm Thập Vương kinh, Ngục lý truyện… Tuy nhiên, bộ tranh Thập điện Diêm Vương tại chùa Trăm Gian thuộc loại cổ và quý nhất ở nước ta. Trên mỗi bức tranh thường thể hiện phần trên Phán quan ngồi giữa hai bên có người hoặc quỷ sứ đứng hầu để xét hỏi tội, phần dưới là các tầng địa ngục mà tội nhân phải nhận các án trừng phạt như đeo gông, trói, bỏ vào vạc dầu...

10 nhân vật được khắc họa trong bộ tranh Thập điện Diêm Vương là Tần Quảng Vương, Sở Giang Vương, Tống Đế Vương, Ngũ Quang Vương, Diêm La Thiên Tử, Biện Thanh Vương, Thái Sơn Vương, Đô Thị Vương, Bình Đẳng Vương, Chuyển Luân Vương. Trong đó Tần Quảng Vương chuyên điều khiển việc khỏe mạnh, ốm đau, sinh tử của trần gian, quản lý việc u minh, cát hung. Chuyển Luân Vương phụ trách việc đầu thai. Màu sắc trên tranh là nguyên bản, chủ đạo màu đen, trắng, đỏ vàng với nét vẽ gọn, rõ ràng, gây ấn tượng rất mạnh với người đối diện.

z4530165718411_c2af2b98ff091c035a700d67191d63ec.jpg
Bộ tranh Thập điện Diêm Vương tại chùa Trăm Gian thuộc loại cổ và quý nhất ở nước ta.

Đến chùa Trăm Gian, chúng tôi không chỉ được hòa mình với thiên nhiên, thư thái trong khung cảnh sơn thủy hữu tình của vùng thôn quê của Hà Nội, được chiêm bái, lễ Phật mà còn để được nghe những truyền tục linh thiêng về chùa. Và hơn thế, chúng tôi được chiêm ngưỡng và hiểu hơn về những tác phẩm nghệ thuật đặc sắc, đậm văn hóa Việt như các phù điêu gỗ 18 vị La Hán, câu đối khảm trai, tượng Tuyết Sơn, bộ tranh cổ bộ tranh Thập điện Diêm Vương…đang được lưu giữ tại chùa Trăm Gian./.

Bài liên quan
(0) Bình luận
Nổi bật Tạp chí Người Hà Nội
  • Chiếc ghế mây của cha
    Những ngày mưa to gió lớn, không đi làm nương được, mẹ rủ đám con gái chúng tôi lấy ghế mây ra đầu hè ngồi khâu vá. Bà nội tôi đeo kính lão xỏ kim, bà cười móm mém theo những câu chuyện kể tếu táo của đám trẻ chúng tôi. Chiếc ghế mây phát ra âm thanh kin kít chịu đựng sức nặng cơ thể con người theo những điệu cười khúc khích.
  • Xuất khẩu sách văn hóa Việt sang thị trường Trung Quốc
    Sáng ngày 20/5, tại đường Sách thành phố Hồ Chí Mình, Công ty Cổ phần Văn hóa Chi (CHIBOOKS) đã tổ chức Lễ ký bản quyền Tủ sách văn hóa Việt xuất bản sáng tiếng Trung và Lễ trao xác nhận Chi JSC là đại diện Việt Nam duy nhất đưa sản phẩm văn hóa Việt vào thị trường Trung Quốc.
  • Chùm thơ 2 bài: Hà Nội và bạn, Ước của tác giả Ngô Đức Hành
    Tạp chí Người Hà Nội xin trân trọng giới thiệu chùm thơ hai bài của tác giả Ngô Đức Hành.
  • Thủ tướng phát lệnh khởi công mở rộng nhà ga hành khách T2, sân bay Nội Bài
    Thủ tướng nêu rõ, việc mở rộng nhà ga T2 trong giai đoạn hiện nay để bảo đảm đáp ứng kịp thời tình trạng quá tải cảng hàng không quốc tế Nội Bài là rất cần thiết, không thể chậm trễ.
  • Phát động cuộc thi tìm hiểu môi trường 'Giấc mơ xanh'
    Ngày 20/5, tại Trường THCS Trưng Vương (Hà Nội,), Báo Tiền Phong phối hợp cùng Sở GD&ĐT Hà Nội, UBND quận Hoàn Kiếm tổ chức lễ phát động cuộc thi tìm hiểu môi trường "Giấc mơ xanh".
Đừng bỏ lỡ
  • Tính đặc thù trong thu hút nhà đầu tư chiến lược giúp Hà Nội vươn tầm
    Thu hút nhà đầu tư chiến lược để phát triển Thủ đô Hà Nội “Văn hiến – Văn minh – Hiện đại” là mục tiêu xuyên suốt của Thành phố. Đặc biệt, Dự thảo Luật Thủ đô (sửa đổi) đã có các Điều, Khoản thu hút nhà đầu tư chiến lược nhằm hiện thực hóa khát vọng phát triển Hà Nội.
  • Sôi nổi cuộc thi Đại sứ văn hoá đọc quận Tây Hồ
    Bác Hồ từng nói “Đọc sách là nguồn tri thức bất diệt của nhân loại và có giá trị trường tồn theo thời gian”. Nhằm thực hiện theo lời Bác để phát triển sâu rộng và nâng cao văn hóa đọc tại Việt Nam. Sáng 20/5, các trường Tiểu học, THCS trên địa bàn quận Tây Hồ tổ chức cuộc thi đại sứ văn hoá đọc 2024 với chủ đề “Phát huy hào khí Thăng Long - Hà Nội, xây dựng Thủ đô Văn hiến - Văn minh - Hiện đại”.
  • Việt Nam đứng đầu danh sách lựa chọn du lịch của người Ấn Độ
    Trang livemint.com đã có bài viết khẳng định thị trường du lịch Ấn Độ đang diễn ra sôi động, đặc biệt tỷ lệ người Ấn Độ đi du lịch nước ngoài đã tăng đột biến thời gian gần đây, trong đó Việt Nam nổi lên như một điểm đến quốc tế được ưa chuộng.
  • Quận Thanh Xuân tổ chức cuộc thi tìm kiếm ý tưởng, giải pháp cải cách hành chính năm 2024
    Nhằm cải thiện và nâng cao Chỉ số cải cách hành chính (CCHC), chỉ số hài lòng (SIPAS), chỉ số hiệu quả quản trị hành chính công (PAPI), UBND quận Thanh Xuân (TP. Hà Nội) tổ chức cuộc thi tìm kiếm ý tưởng, giải pháp CCHC quận Thanh Xuân năm 2024.
  • “Phá băng” quy định "chung chung" để bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa
    Dự án Luật Di sản văn hóa (sửa đổi) do Bộ VH-TT&DL chủ trì xây dựng, dự kiến được các đại biểu Quốc hội cho ý kiến tại Kỳ họp thứ 7, Quốc hội khóa XV diễn ra sắp tới. Việc sửa đổi Luật Di sản văn hóa được kỳ vọng sẽ “phá băng” các quy định chung chung của Luật hiện hành để bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa của dân tộc.
  • Thăm di tích núi Bân- nơi từng an táng thân mẫu Bác Hồ ở Cố đô Huế
    Thân mẫu Chủ tịch Hồ Chí Minh từng được an táng ở triền núi Bân (phường An Tây, TP Huế) từ năm 1901-1922 và hiện nay là Di tích lịch sử cấp tỉnh Thừa Thiên Huế.
  • [Podcast] Truyện ngắn Hố băng
    Huỳnh Trong Khang được biết đến là cây bút tài năng thuộc thế hệ 9x và là một trong những tác giả trẻ đầy triển vọng. Ngay từ khi xuất hiện trên văn đàm 2016 cây bút trẻ quê gốc An Giang Huỳnh Trọng Khang đã gây ấn tượng với chất văn chương già hơn so với tuổi, cái già trong văn chương của Khang được thể hiện rõ nét trong từng tầng nghĩa. Hầu hết các tác phẩm của Khang mang đến cho bạn đọc mênh mang chữ, sâu thẳm nghĩa.
  • Lấp khoảng trống phát sinh, phát huy giá trị di sản văn hóa Việt Nam
    Sửa đổi, bổ sung Luật Di sản văn hóa cùng các văn bản quy định chi tiết, hướng dẫn thi hành Luật được các chuyên gia đánh giá rất cần thiết để bắt kịp sự vận động và biến chuyển của xã hội. Quá trình xây dựng Dự án Luật Di sản văn hóa (sửa đổi), Bộ VH-TT&DL cũng đã chỉ ra một số vấn đề phát sinh trong thực tiễn cần được bổ sung mới trong Luật, nhằm phát huy giá trị di sản văn hóa Việt Nam.
  • Trưng bày, giới thiệu hơn 300 ảnh du lịch “Bình Định – Thừa Thiên Huế - Nghệ An”
    Để tăng cường hoạt động hợp tác và liên kết phát triển du lịch, Sở Du lịch tỉnh Bình Định, Thừa Thiên Huế và Nghệ An tổ chức trưng bày, giới thiệu hơn 300 hình ảnh về các giá trị văn hóa lịch sử, danh lam thắng cảnh…
  • “Tình sen” của nghệ sĩ nhiếp ảnh Hoàng Bích Vân
    Gần 70 tác phẩm với chủ đề “Tình sen” vừa được NSNA Hoàng Bích Vân giới thiệu tới công chúng tại Trung tâm Giám định và triển lãm tác phẩm mỹ thuật, nhiếp ảnh (29 Hàng Bài, quận Hoàn Kiếm, Hà Nội). Triển lãm cá nhân đầu tiên này là một dấu ấn quan trọng và cũng là một minh chứng cho tình yêu với sen, với nghệ thuật (mỹ thuật và nhiếp ảnh) của nữ nghệ sĩ.
Chùa Trăm Gian: lưu giữ di sản văn hóa vật thể trăm năm của dân tộc
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO