Văn hóa – Di sản

Khai quật khảo cổ làm rõ hơn giá trị nổi bật toàn cầu của Hoàng thành Thăng Long

Trung Kiên 30/03/2024 18:29

Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch ban hành Quyết định cho phép Trung tâm Bảo tồn Di sản Thăng Long - Hà Nội, Viện Khảo cổ học (Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam) khai quật tại 3 vị trí thuộc Khu Trung tâm Hoàng thành Thăng Long - Hà Nội (quận Ba Đình, Thành phố Hà Nội).

Theo Quyết định của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, diện tích khai quật lần này gồm 990m2. Cụ thể như sau: vị trí số 1 là Hố khai quật H1: 200m2 (tại khu vực Hậu Lâu); vị trí số 2 là Hố khai quật H2: 30m2 (trên nền Điện Kính Thiên); vị trí số 3: Hố khai quật H3: 120m2 và hố khai quật H4: 640m2 (tại vị trí Nhà Cục tác chiến).

hoang-thanh3.jpg
Trung tâm Bảo tồn Di sản Thăng Long - Hà Nội và Viện Khảo cổ học đã thực hiện nhiều cuộc khai quật khảo cổ tại Di sản văn hóa Hoàng thành Thăng Long, qua đó tìm hiểu các giá trị nổi bật toàn cầu của Di sản Thế giới Khu Trung tâm Hoàng thành Thăng Long - Hà Nội.

Chủ trì khai quật là ông Hà Văn Cẩn của Viện Khảo cổ học. Thời gian khai quật từ ngày 25/3/2024 đến ngày 25/12/2024, gồm hai giai đoạn: Giai đoạn 1 từ ngày 25/3/2024 đến ngày 31/7/2024 (khai quật các hố H1, H2, H3); Giai đoạn 2 từ ngày 01/8/2024 đến ngày 25/12/2024 (khai quật hố H4).

Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch nhấn mạnh, trong thời gian khai quật, cơ quan được cấp giấy phép cần chú ý bảo vệ địa tầng của di tích; có trách nhiệm tuyên truyền cho Nhân dân về việc bảo vệ di sản văn hoá ở địa phương, không công bố kết luận chính thức khi chưa có sự thỏa thuận của cơ quan chủ quản và Cục Di sản văn hóa.

Những hiện vật thu thập được trong quá trình khai quật, Trung tâm Bảo tồn Di sản Thăng Long - Hà Nội phải có trách nhiệm giữ gìn, bảo quản và báo cáo Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch phương án bảo vệ và phát huy giá trị những hiện vật đó.

hoang-thanh-1-.jpg
Hiện vật thời Lý được tìm thấy sau các đợt khai quật khảo cổ học tại Hoàng thành Thăng Long.

Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch yêu cầu sau khi kết thúc đợt khai quật, Trung tâm Bảo tồn Di sản Thăng Long - Hà Nội và Viện Khảo cổ học phải có báo cáo sơ bộ và đề xuất phương án quản lý, bảo vệ khu vực đã khai quật trong thời gian chậm nhất một tháng và báo cáo khoa học trong thời gian chậm nhất một năm, gửi về Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch. Bên cạnh đó, trước khi công bố kết quả của đợt khai quật, cơ quan được cấp giấy phép trao đổi, thống nhất với Cục Di sản văn hóa (Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch).

Liên quan đến việc bảo tồn, gìn giữ và phát huy các giá trị của Di sản văn hóa thế giới Hoàng thành Thăng Long, Trung tâm Hoàng thành Thăng Long - Hà Nội cho biết, từ năm 2011 đến nay, công tác quản lý, bảo tồn, tôn tạo và phát huy giá trị di sản nhận được sự quan tâm, chỉ đạo sát sao của Thành ủy, UBND Thành phố Hà Nội, sự tham gia đóng góp của các bộ, ngành Trung ương và các nhà khoa học trên nhiều lĩnh vực.

Đặc biệt, công tác khai quật khảo cổ học luôn được chú trọng, bảo đảm thực hiện nghiêm túc theo các khuyến nghị của UNESCO và cam kết của Thủ tướng Chính phủ với Hội đồng Quốc tế về di tích và di vật (ICOMOS).

hoangthanh3.jpg
Nền móng cung điện phát lộ trong quá trình khai quật khu vực đền Lê (vua Lê Đại Hành) thuộc khu Di sản Hoàng thành Thăng Long. (Ảnh: Hiệp Trịnh).

Từ năm 2011 đến nay, Trung tâm Bảo tồn di sản Thăng Long - Hà Nội đã phối hợp với Viện Khảo cổ học và Hội Khảo cổ học Việt Nam tiến hành khai quật nghiên cứu khảo cổ học khu vực Trung tâm (khu vực Chính điện Kính Thiên) với tổng diện tích khoảng 10.000m2. Những cuộc khai quật đã thu được kết quả to lớn trong việc tìm hiểu các giá trị nổi bật toàn cầu của Di sản Thế giới Khu Trung tâm Hoàng thành Thăng Long - Hà Nội, đồng thời thu được nhiều tư liệu mới mang tính xác thực cao, góp phần nghiên cứu và khôi phục Chính điện Kính Thiên.

Kết quả khai quật đã xác định được hệ thống di tích, di vật phong phú và bước đầu xác định được một phần kết cấu kiến trúc khu vực Chính điện Kính Thiên thời Lê sơ (thế kỷ XV - đầu thế kỷ XVI) và thời Lê Trung hưng (thế kỷ XVII-XVIII) gồm có Chính điện Kính Thiên, Ngự đạo, sân Đại Triều, cổng, tường vây và hành lang bao quanh.

Đặc biệt, công tác khai quật năm 2023 đã đạt được những kết quả khả quan trong việc xác định dấu tích của Điện Kính Thiên. Khảo sát tại hố khai quật, đoàn chuyên gia quốc tế của Trung tâm Di sản Thế giới và các chuyên gia trong nước đánh giá cao vì được tận mắt thấy dưới nền điện Kính Thiên vẫn còn bảo lưu rất tốt các dấu tích kiến trúc của nhiều thời kỳ lịch sử. Đây chính là cơ sở khoa học có tính xác thực cao trong việc nghiên cứu phục dựng, khôi phục chính điện Kính Thiên./.

Bài liên quan
(0) Bình luận
  • Giang Văn Minh và những giai thoại rạng danh xứ Đoài
    Nằm dưới chân núi Tổ, vùng đất cổ Đường Lâm, xứ Đoài không chỉ nổi tiếng là nơi sinh ra vua Phùng Hưng (cuối thế kỷ thứ VIII) và vua Ngô Quyền (thế kỷ thứ X) mà còn được biết đến là quê hương của Thám hoa Giang Văn Minh - một nhân vật lỗi lạc trong lịch sử ngoại giao của nước nhà, hồi cuối thế kỷ XVI - đầu thế kỷ XVII.
  • Tiếp thêm sức sống cho nghề truyền thống Thủ đô
    Là địa phương đứng đầu cả nước về số lượng các làng nghề truyền thống, các nghệ nhân và người làm nghề truyền thống Hà Nội đang không ngừng sáng tạo trong công tác gìn giữ, bảo tồn các làng nghề. Sự sáng tạo không chỉ mang lại một diện mạo mới, một sức sống mới cho các làng nghề mà còn gợi mở những không gian trải nghiệm văn hóa mới cho người dân Thủ đô và du khách.
  • Khởi công xây dựng đền thờ Đức vua Ngô Quyền
    Sáng 26/6, Tổng Bí thư Tô Lâm dự Lễ khởi công dự án xây dựng đền thờ Đức vua Ngô Quyền tại Khu di tích lịch sử quốc gia đặc biệt Cổ Loa (xã Cổ Loa, huyện Đông Anh).
  • Trưng bày “Báo chí Huế trong dòng chảy Báo chí Cách mạng Việt Nam”
    Nhân kỷ niệm 100 năm Ngày Báo chí Cách mạng Việt Nam, Hội Nhà báo Thành phố Huế phối hợp Ban Tuyên giáo và Dân vận Thành uỷ, Sở Văn hoá Thể thao tổ chức Triển lãm trưng bày “Báo chí Huế trong dòng chảy Báo chí cách mạng Việt Nam”.
  • Hà Nội: Thêm 9 di tích được xếp hạng cấp thành phố
    Ngày 10/6, UBND Thành phố Hà Nội ban hành Quyết định số 2859/QĐ-UBND về việc xếp hạng di tích lịch sử-văn hóa và danh lam thắng cảnh trên địa bàn Thành phố Hà Nội.
  • Công nhận hội Lim ở Bắc Ninh là di sản văn hóa phi vật thể quốc gia
    Hội Lim là nơi các giá trị lịch sử, tín ngưỡng và đặc biệt là Dân ca Quan họ Bắc Ninh được thực hành, bảo tồn và lan tỏa, thể hiện tính gắn kết bền chặt và tinh tế giữa các làng Quan họ.
Nổi bật Tạp chí Người Hà Nội
  • Chuyện người phụ nữ họ Trần cứu chúa Nguyễn trên phá Tam Giang
    Người phụ nữ họ Trần được dân gian kể là người có công cứu chúa Nguyễn Hoàng trên phá Tam Giang và đang được thờ tự ở xã Đan Điền (TP Huế) với tên gọi miếu Bà Tơ.
  • Ra mắt hai ấn phẩm pháp lý phục vụ triển khai sắp xếp đơn vị hành chính
    Nhà xuất bản Chính trị quốc gia Sự thật vừa phát hành hai ấn phẩm: “Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 2013 (sửa đổi, bổ sung năm 2025)” và “Luật Tổ chức chính quyền địa phương năm 2025”. Đây là những tài liệu có tính thời sự, cung cấp cơ sở pháp lý đầy đủ, chính thống, hỗ trợ cán bộ, đảng viên và nhân dân trong quá trình triển khai sắp xếp, sáp nhập đơn vị hành chính cấp tỉnh, thành phố theo định hướng cải cách bộ máy nhà nước.
  • Chuyện khuyến học ở một dòng họ khoa bảng xứ Đoài
    Làng Sơn Đồng (huyện Hoài Đức, Hà Nội) nổi tiếng khắp vùng xứ Đoài xưa và nay, không chỉ bởi nghề đục tượng, làm hoành phi, câu đối cho các di tích mà còn là làng khoa bảng với 8 tiến sĩ, một Sĩ vọng, từ thời Trần đến cuối thời Nguyễn.
  • Hội nghị lần thứ Nhất Ủy ban MTTQ Việt Nam xã Nội Bài thông qua nhiều nội dung quan trọng
    Trong không khí phấn khởi trước thành công của việc sắp xếp, tổ chức lại đơn vị hành chính cấp xã theo Nghị quyết của Quốc hội và chỉ đạo của cấp ủy, chính quyền các cấp, thực hiện Nghị quyết của Đảng ủy xã và chương trình công tác tháng 7 của Ủy ban MTTQ Việt Nam xã Nội Bài (Thành phố Hà Nội), chiều ngày 4/7 Ban Thường trực Ủy ban MTTQ Việt Nam xã Nội Bài tổ chức Hội nghị công bố các Quyết định của Ủy ban MTTQ Việt Nam Thành phố Hà Nội.
  • Cấp tỉnh, cấp xã (mới) theo thẩm quyền không để chậm trễ, bỏ sót công việc
    Ngày 4/7/2025, đồng chí Trần Cẩm Tú - Ủy viên Bộ Chính trị, Thường trực Ban Bí thư thay mặt Bộ Chính trị ký ban hành Kết luận số 174-KL/TW về một số nhiệm vụ tiếp tục xây dựng tổ chức, hoạt động của đơn vị hành chính 2 cấp bảo đảm thông suốt, hiệu quả.
Đừng bỏ lỡ
Khai quật khảo cổ làm rõ hơn giá trị nổi bật toàn cầu của Hoàng thành Thăng Long
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO