Kiến trúc - Quy hoạch

Quy hoạch bảo quản, tu bổ, phục hồi Di tích quốc gia đặc biệt Danh lam thắng cảnh hồ Ba Bể

Phan Anh 10:12 02/07/2025

Phó Thủ tướng Mai Văn Chính ký Quyết định số 1407/QĐ-TTg ngày 28/6 về việc quy hoạch bảo quản, tu bổ, phục hồi Di tích quốc gia đặc biệt Danh lam thắng cảnh hồ Ba Bể.

ose7b2li.png
Quy hoạch bảo quản, tu bổ, phục hồi Di tích quốc gia đặc biệt Danh lam thắng cảnh hồ Ba Bể

Hồ Ba Bể là trung tâm du lịch trọng điểm của toàn vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ

Mục tiêu quy hoạch nhằm bảo tồn, gìn giữ và phát huy các giá trị nổi bật về địa chất, địa mạo, cảnh quan thiên nhiên, hang động, hệ sinh thái, đa dạng sinh học và các giá trị tự nhiên đặc sắc khác của Di tích quốc gia đặc biệt Danh lam thắng cảnh hồ Ba Bể; đồng thời bảo tồn các giá trị di sản văn hóa phi vật thể và bản sắc văn hóa của cộng đồng các dân tộc trong khu vực di tích và phụ cận.

Nhận diện đầy đủ các giá trị đặc sắc, nổi bật của Danh lam thắng cảnh hồ Ba Bể; giải quyết các vấn đề bất cập về dân cư, phát triển du lịch, hạ tầng kỹ thuật. Xác định chức năng, chỉ tiêu sử dụng đất cho khu vực di tích, khu dân cư, khu vực bảo vệ môi trường sinh thái. Tổ chức không gian, bố trí hệ thống hạ tầng phù hợp với các giai đoạn bảo tồn và phát huy giá trị di tích.

Đồng thời phát huy giá trị Di tích quốc gia đặc biệt Danh lam thắng cảnh hồ Ba Bể gắn với phát triển du lịch bền vững, hình thành thương hiệu du lịch đặc sắc của địa phương; hình thành tuyến kết nối du lịch - di sản liên vùng với các khu, điểm du lịch của vùng miền núi phía Bắc, hướng tới mục tiêu trở thành khu du lịch quốc gia trước năm 2030 và trung tâm du lịch trọng điểm của toàn vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ.

Quy hoạch làm cơ sở pháp lý cho công tác lập, thẩm định, phê duyệt và triển khai các dự án thành phần bảo quản, tu bổ, phục hồi, tôn tạo, khai quật khảo cổ và phát huy giá trị Danh lam thắng cảnh hồ Ba Bể theo quy hoạch được duyệt. Xây dựng quy định quản lý, kiểm soát không gian quy hoạch kiến trúc cảnh quan khu vực di tích và các giải pháp quản lý, bảo vệ di tích theo quy hoạch được duyệt, bảo đảm sự phù hợp với quy hoạch khác có liên quan...

Nội dung quy hoạch gồm: quy hoạch phân vùng chức năng; quy hoạch tổ chức tổng thể không gian kiến trúc cảnh quan di tích; quy hoạch bảo tồn, tôn tạo, phát huy giá trị di tích; bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa phi vật thể; định hướng phát huy giá trị di tích gắn với phát triển du lịch; quy hoạch hạ tầng kỹ thuật; nhóm dự án thành phần và phân kỳ đầu tư...

Quy hoạch với mục tiêu lấy hồ Ba Bể làm hạt nhân, xác lập thành 4 không gian chức năng chính

Trong đó, quy hoạch tổ chức tổng thể không gian kiến trúc cảnh quan di tích sẽ tổ chức tổng thể không gian kiến trúc, cảnh quan của khu vực quy hoạch với mục tiêu lấy Hồ Ba Bể làm hạt nhân, xác lập thành 4 không gian chức năng chính:

Không gian phía Bắc: khai thác giá trị nổi bật về cảnh quan sông nước, thác, hang động tự nhiên, văn hóa bản địa và đầu mối kết nối hồ Ba Bể với khu vực Na Hang (tỉnh Tuyên Quang) dọc theo sông Năng.

Không gian phía Nam: cửa ngõ phía Nam của di tích; hình thành không gian bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa, kiến trúc bản địa; khai thác các giá trị cảnh quan, sinh thái, văn hóa cộng đồng và tiềm năng phát triển du lịch, dịch vụ dọc sông Lèng;

Không gian phía Đông: cửa ngõ phía Đông của di tích; hình thành trung tâm đón tiếp, điều hành, khai thác các sản phẩm du lịch sinh thái, giáo dục môi trường, nghỉ dưỡng gắn với Vườn quốc gia Ba Bể.

Không gian phía Tây: không gian bảo tồn và khai thác các giá trị văn hóa của cộng đồng bản địa người Mông, kết hợp với du lịch nghỉ dưỡng, vui chơi giải trí và sinh thái.

Các không gian trên được kết nối theo các trục liên kết chính có trục liên kết sinh thái tự nhiên hồ Ba Bể; liên kết theo trục giao thông Quốc lộ 3C (đường 254 hiện tại); tuyến Khang Ninh - Na Hang; tuyến Nam Mẫu - Quảng Khê.

Theo định hướng phân khu chức năng, di tích quốc gia đặc biệt Danh lam thắng cảnh Hồ Ba Bể được quy hoạch phát triển thành 19 phân khu chức năng, bảo đảm lồng ghép với các định hướng quy hoạch xây dựng làm cơ sở triển khai các dự án thành phần.

Quy hoạch bảo tồn, tôn tạo giá trị di tích

Quy hoạch nhằm đảm bảo hài hòa giữa mục tiêu bảo tồn và phát triển; đảm bảo giá trị dnah lam thắng cảnh hồ Ba Bể; ổn định đời sống, đảm bảo lợi ích, sinh kế cộng đồng, nâng cấp cơ sở xã hội và hạ tầng kỹ thuật, phát triển du lịch, dịch vụ.

Định hướng quy hoạch nhằm bảo vệ vùng sinh thái, cảnh quan mặt nước; bảo tồn giá trị địa chất, địa mạo, cảnh quan địa chất đặc thù; bảo tồn đa dạng sinh học; bảo vệ rừng; bảo vệ nguồn lượi thủy sả; kiểm soát ô nhiễm, bảo vệ môi trường; bảo tồn di tích lịch sử; danh lam thắng cảnh.

Bảo tồn di tích lịch sử, danh lam thắng cảnh: Tổ chức nghiên cứu và khảo cổ các hang động có dấu tích thời tiền sử; tu bổ và tôn tạo kết hợp khai thác du lịch tại hang Nà Phoòng, Khau Cổm, đền An Mạ, động Hua Mạ, Thẩm Phầy, động Puông, Thẳm Kít, Thẳm Thinh...; nghiên cứu, lập hồ sơ khoa học đề xuất bổ sung các khu vực có giá trị tiêu biểu như: động Hua Mạ, hang Nà Phoòng, Khau Cổm, thác Đầu Đẳng, đền An Mạ, ao Tiên và một số khu vực cảnh quan tự nhiên có giá trị vào hồ sơ khoa học Di tích quốc gia đặc biệt Danh lam thắng cảnh hồ Ba Bể.

Bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa phi vật thể

Kiểm kê, lập hồ sơ khoa học di sản văn hóa phi vật thể của các cộng đồng dân tộc ít người trong khu di tích làm cơ sở đề xuất các phương án bảo tồn, phát huy giá trị;

Cải tạo và chỉnh trang kiến trúc, theo hướng khôi phục không gian bản làng, kiến trúc nhà ở truyền thống tại các thôn: Pác Ngòi, Bò Lù, Cốc Tộc, Bản Cám, Nậm Dài, Khau Qua, Nà Phại, Đán Mẩy, Nà Nghè gắn với phát triển du lịch cộng đồng.

Bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa phi vật thể truyền thống của cộng đồng, như: lễ hội Lồng Tồng, di sản Then, Lượn Cọi, đàn Tính, duy trì thực hành các phong tục, tập quán, hoạt động sản xuất truyền thống.

Tăng cường công tác quảng bá di sản văn hóa, tổ chức sự kiện, hoạt động giao lưu văn hóa trong khu vực. Ứng dụng công nghệ số trong hoạt động du lịch, kết hợp phát triển du lịch cộng đồng gắn với phát huy giá trị bản sắc văn hóa các dân tộc ít người trong khu vực.

Định hướng phát huy giá trị di tích gắn với phát triển du lịch

Về định hướng thị trường khách du lịch: Khách du lịch trong nước là thị trường chủ đạo, hướng đến tăng dần tỷ trọng khách du lịch quốc tế; chú trọng khai thác các phân khúc khách chi trả cao và có trách nhiệm trong bảo vệ môi trường và di sản văn hóa.

Sản phẩm du lịch: Phát triển sản phẩm du lịch đặc thù gồm du lịch trải nghiệm, khai thác các giá trị nổi bật về cảnh quan, địa chất: Hình thành chuỗi các sản phẩm: Thung lũng đá thạch nhũ (Động Hua Mạ và khu vực ven sông Lèng), Làng nhà sàn (khu vực Pác Ngòi), vùng đất ngập nước (khu vực suối Cốc Tộc), Rừng cao nguyên (khu vực Khau Qua), Sông nước (khu vực sông Năng) và Thác nước (khu vực thác Đầu Đẳng); du lịch cộng đồng khai thác các giá trị bản sắc văn hóa dân tộc ít người Tày, Mông, Dao, Nùng.

Các sản phẩm du lịch chính: Du lịch sinh thái; du lịch nghỉ dưỡng; du lịch tín ngưỡng, gắn với các khu vực: động Hua Mạ, đền An Mạ, thác Đầu Đẳng, động Puông, đảo Bà Góa, Ao Tiên; du lịch nông nghiệp kết hợp trải nghiệm và phát triển sản phẩm OCOP. Các dịch vụ về bổ trợ ẩm thực, vui chơi giải trí, thể thao.../.

Bài liên quan
(0) Bình luận
Nổi bật Tạp chí Người Hà Nội
  • Khơi dậy giá trị di sản bị lãng quên từ quán Đạo giáo
    Trong hệ thống tín ngưỡng tôn giáo của người Việt, đình, chùa, đền, miếu từ lâu đã được nhận diện như những thiết chế tiêu biểu, in đậm dấu ấn trong tâm thức cộng đồng. Tuy nhiên, có một loại hình di tích tôn giáo từng giữ vai trò quan trọng trong đời sống tinh thần dân tộc nhưng dần bị lãng quên: đó là quán Đạo giáo. Cuốn sách "Quán Đạo giáo với một số vấn đề lịch sử và tôn giáo ở Việt Nam" của TS. Nguyễn Thế Hùng (NXB Chính trị quốc gia Sự thật, 2025) là một chuyên khảo công phu nhằm lấp đầy khoảng trống
  • Phường Sơn Tây (mới) ngày đầu thực hiện tổ chức chính quyền 2 cấp: Vì Nhân dân phục vụ
    Từ ngày 1/7/2025, cùng với cả nước, phường Sơn Tây (thị xã Sơn Tây cũ - thành phố Hà Nội) thực hiện hoạt động chính quyền 2 cấp. Từ đầu giờ sáng nay, 1/7, toàn bộ cán bộ, công chức Phục vụ hành chính công phường Sơn Tây đã có mặt đầy đủ, đã bắt tay ngay vào thực hiện nhiệm vụ.
  • Kỳ họp thứ Nhất HĐND phường Cửa Nam: Không để đứt gãy công việc khi vận hành chính quyền địa phương 2 cấp
    Thực hiện Luật Tổ chức chính quyền địa phương, sáng 1/7, HĐND phường Cửa Nam (Thành phố Hà Nội) khóa I, nhiệm kỳ 2021-2026 tổ chức kỳ họp thứ nhất để xem xét, quyết định công tác nhân sự và thực hiện các nội dung quan trọng thuộc thẩm quyền. Đây là kỳ họp đặc biệt của phường Cửa Nam để hoàn thiện tổ chức bộ máy, vận hành chính quyền địa phương 2 cấp hiệu lực, hiệu quả góp phần xây dựng và phát triển Thủ đô Văn hiến – Văn minh – Hiện đại.
  • Công chiếu "Love in Vietnam": Bộ phim điện ảnh kết nối văn hóa Việt-Ấn
    Tối 1/7, tại Cung Hội nghị Quốc tế Ariyana Đà Nẵng, bộ phim “Love in Vietnam” đã được công chiếu trong khuôn khổ Liên hoan Phim châu Á Đà Nẵng lần thứ ba, 2025 (DANAFF 2025).
  • Ngày đầu tiên vận hành chính quyền 2 cấp tại phường Ba Đình diễn ra thông suốt
    Sáng 1/7, 126 xã, phường trên địa bàn Thành phố Hà Nội chính thức vận hành theo mô hình chính quyền địa phương 2 cấp được đánh giá diễn ra thuận lợi, người dân đánh giá cao tinh thần phục vụ chu đáo của đội ngũ cán bộ, công chức.
Đừng bỏ lỡ
Quy hoạch bảo quản, tu bổ, phục hồi Di tích quốc gia đặc biệt Danh lam thắng cảnh hồ Ba Bể
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO