Văn hóa – Di sản

Việt Nam đoạt giải thưởng quốc tế về bảo tồn di sản văn hóa châu Á

Việt Thương (T/h) 09:20 07/10/2024

Tại cuộc thi “Bảo tồn di sản văn hóa châu Á và các giải pháp bền vững” do UNESCO tổ chức tại thành phố Kuching, Sarawak, Malaysia, sinh viên Việt Nam đã xuất sắc đoạt giải...

0oqtmarl.png
Việt Nam có đại diện là Trường Đại học Hòa Bình tham dự với hai đội thi: nhóm Quan họ và nhóm Áo dài.

Cuộc thi “Bảo tồn di sản văn hoá và các giải pháp bền vững lần thứ 2” do UNESCO tổ chức nằm trong khuôn khổ “Diễn đàn thanh niên về di sản văn hoá châu Á lần thứ 2”.

Theo đó, Việt Nam có đại diện duy nhất là Trường Đại học Hòa Bình tham dự với hai đội thi: nhóm Quan họ và nhóm Áo dài.

Cuộc thi tổ chức 3 vòng loại online với 621 đội thi đến từ 17 quốc gia/vùng lãnh thổ tham dự.

Chung kết được tổ chức trực tiếp tại Kuching, Sarawak, Malaysia từ 1-5/10/2024 với sự góp mặt của 19 đội xuất sắc gồm: Việt Nam (2 đội), Trung Quốc (5 đội), Philippines (2 đội), Malaysia (4 đội), Thái Lan (2 đội), Macao (1 đội), Ấn độ (1 đội) và Indonesia (2 đội).

Tại vòng chung kết cuộc thi, các đội thi sẽ có thời gian khoảng 3 phút giới thiệu video tổng quan về địa bàn lựa chọn và vấn đề đang gặp phải và 10 phút để thuyết trình bằng tiếng Anh về các phương pháp, kết quả nghiên cứu. Sau đó, ban giám khảo sẽ đặt ra các câu hỏi phản biện cho các đội thi, mỗi đội có khoảng 7 phút để hỏi đáp với ban giám khảo.

Trường Đại học Hòa Bình tham dự với hai đội thi: Nhóm Quan họ và nhóm Áo dài. Trong đó, nhóm Quan họ đoạt giải đội có giải pháp kết nối cộng đồng tốt nhất; Nhóm Áo dài đoạt giải đội truyền tải giáo dục và kiến thức tốt nhất.

1-1939.jpg
Nhóm Quan họ đoạt giải đội có giải pháp kết nối cộng đồng tốt nhất.

Nhóm Quan họ lấy chủ đề Quan họ - sợi dây gắn kết cộng đồng. Nhóm nghiên cứu sự biến đổi của quan họ mới với quan họ gốc, nỗ lực bảo tồn và phát huy giá trị dân ca quan họ của Bắc Ninh nói riêng và Việt Nam nói chung.

Từ đó, các thành viên đánh giá các giải pháp hiện có và đề xuất các ý kiến để khai thác giá trị dân ca quan họ Bắc Ninh bền vững, sáng tạo hơn, trên cơ sở kết hợp du lịch với bảo tồn di sản.

11-1939.jpg
Nhóm Áo dài đoạt giải đội truyền tải giáo dục và kiến thức tốt nhất.

Nhóm Áo dài, với lựa chọn làng nghề áo dài Trạch Xá, xã Hoà Lâm, huyện Ứng Hoà, thành phố Hà Nội làm đối tượng nghiên cứu. Nhóm tập trung tìm hiểu những khó khăn làng nghề đang phải đối mặt để giữ gìn nghề may truyền thống. Qua đó đề xuất giải pháp để phát triển du lịch tại làng nghề Trạch Xá và xây dựng thương hiệu cho làng nghề may Trạch Xá.

Đặc biệt, nhóm Quan họ và nhóm Áo dài đều được hưởng ứng nhiệt liệt khi trình diễn hát quan họ và múa nón với áo dài trên sân khấu.

Ban giám khảo, khách mời và thành viên các đội thi đều vô cùng hào hứng với phần thuyết trình kết hợp biểu diễn sáng tạo, vui vẻ đầy cuốn hút của 2 đội. Đây là thế mạnh vượt trội của nhóm Quan họ và nhóm Áo dài so với các đội thi khác.

Năm nay, Ban Tổ chức thay đổi thể lệ, không chia giải Nhất, Nhì, Ba như năm ngoái mà chia làm bảy lĩnh vực để trao giải. Cụ thể, lĩnh vực về sản xuất video; thuyết trình ấn tượng; quảng bá di sản; giải pháp kết nối cộng đồng; truyền tải giáo dục và kiến thức; giải pháp về công nghệ và giải pháp bảo tồn sáng tạo./.

Bài liên quan
(0) Bình luận
  • Huế đề nghị công nhận 4 hiện vật quý thời Nguyễn là Bảo vật Quốc gia
    Chuông Ngọ Môn, Ngai hoàng đế Duy Tân, Phù điêu bằng đá thời Minh Mạng và Tượng rồng thời Thiệu Trị đã được lập hồ sơ trình cơ quan chuyên môn thẩm định để công nhận bảo vật Quốc gia.
  • 45 cây trăm tuổi vừa được công nhận cây di sản Việt Nam
    Hội đồng Cây di sản Việt Nam (Hội Bảo vệ Thiên nhiên và Môi trường Việt Nam) vừa tổ chức họp và xét duyệt 45 cây lâu năm của 6 tỉnh, thành phố đủ điều kiện được công nhận là cây di sản Việt Nam.
  • Giới thiệu gần 200 hình ảnh, tài liệu lưu trữ gốc về tiếp quản Thủ đô
    Nhân kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô (10/10/1954-10/10/2024), sáng 24/9 tại Hà Nội, Trung tâm Lưu trữ quốc gia III, Cục Văn thư và Lưu trữ nhà nước tổ chức sự kiện “Giới thiệu tài liệu lưu trữ quốc gia và Tiếp quản Thủ đô”. Đây là minh chứng góp phần tái hiện những thời khắc lịch sử hào hùng của dân tộc và Thủ đô từ khi Hiệp định Geneva năm 1954 được ký kết.
  • Từ ngôi đình làng Vạn Phúc
    Họa sĩ Nguyễn Nghiêm thật có lý, khi chọn tấm ảnh đình làng Vạn Phúc, như một biểu tượng, để trình bày bìa cuốn “Lịch sử đấu tranh cách mạng của Đảng bộ và nhân dân Vạn Phúc”. Xưởng in Viện Điều tra - Quy hoạch rừng, với máy ốp - sét hiện đại đã thể hiện được gần như trọn vẹn, đường nét và màu sắc, hơn thế nữa, tôn lên vẻ đẹp vốn có của ngôi đình, từ búp bàng non đến lớp rêu phong cổ kính...
  • Nghệ thuật trang trí, chạm khắc ở bảo vật Quốc gia “Thần Oai Vô địch Thượng tướng quân”
    “Cửu vị thần công” được đúc bằng đồng tại Kinh đô Phú Xuân (TP Huế ngày nay) dưới thời vua Gia Long (1762 - 1820) với nghệ thuật trang trí và chạm khắc đỉnh cao thời Nguyễn.
  • Làng gốm cổ Kim Lan - điểm du lịch mới của Thủ đô
    Đầu tháng 8 vừa qua, UBND Thành phố Hà Nội có quyết định về việc công nhận điểm du lịch xã Kim Lan, huyện Gia Lâm. Đây là bước cộng hưởng tuyệt vời trong nỗ lực không mệt mỏi của người dân, nghệ nhân làng nghề gốm cổ, các nhà khoa học, chính quyền địa phương với mục tiêu phát triển bền vững làng nghề nhờ tài nguyên văn hóa độc đáo ở Kim Lan.
Nổi bật Tạp chí Người Hà Nội
  • Trung đoàn Thủ đô: Vinh quang ngày trở lại
    Lịch sử cách mạng Việt Nam ghi dấu một trung đoàn “có một không hai”: đều là những người con Hà Nội, thành lập đầu tiên ngay sau ngày Toàn quốc kháng chiến, ngay trên chiến lũy Hà Nội; được Bác Hồ trao gửi niềm tin: “Các em là đội cảm tử. Các em cảm tử để cho Tổ quốc quyết sinh”; được Đại tướng Võ Nguyên Giáp nhận định “tượng trưng cho bộ đội của một dân tộc nhược tiểu quyết tâm không muốn làm nô lệ và đã ngang nhiên chống lại quân đội một nước lớn hùng mạnh của đế quốc chủ nghĩa”. Đó chính là Trung đoàn Thủ đô - đơn vị vinh dự được Bác Hồ trao nhiệm vụ tiếp quản Thủ đô (10/10/1954).
  • Bản hùng ca về người Hà Nội trên màn ảnh
    Những thước phim về Hà Nội từ lâu đã khắc họa nên một thành phố không chỉ là trái tim của Việt Nam mà còn là biểu tượng của lòng dũng cảm, tinh thần yêu nước và sự lãng mạn đầy chất thơ. Trải qua 70 năm kể từ ngày giải phóng Thủ đô, điện ảnh Hà Nội đã viết nên nhiều bản hùng ca về con người và vùng đất này. Việc tiếp tục khơi dậy cảm hứng về người Hà Nội trên màn ảnh là một nhiệm vụ đầy thách thức nhưng cũng vô cùng cấp thiết.
  • Bản hùng ca 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô, tôn vinh nền văn hiến, bản sắc văn hóa vì hòa bình Hà Nội
    Sáng 6/10, Thành ủy - HĐND - UBND - Ủy ban MTTQ Việt Nam thành phố Hà Nội tổ chức chương trình “Ngày hội Văn hóa vì hòa bình” – sự kiện đặc biệt chào mừng Kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô (10/10/1954 - 10/10/2024), 25 năm Hà Nội đón nhận danh hiệu “Thành phố Vì hòa bình” của UNESCO (1999 - 2024).
  • Lễ hội liên hoan bánh dân gian ba miền chuẩn bị diễn ra tại Bắc Ninh
    Trong thời gian tổ chức Liên hoan sẽ diễn ra nhiều hoạt động nổi bật, sôi động như: Trình diễn quy trình làm các loại bánh dân gian ba miền bởi các nghệ nhân nổi tiếng; Các hoạt động trải nghiệm làm nghề truyền thống: tranh dân gian Đông Hồ, gốm Phù Lãng…
  • Prudential Việt Nam tổ chức talkshow “Thành công vẫn cần thay đổi”
    Những năm đầu tiên của thị trường bảo hiểm tại Việt Nam tập trung vào việc xây dựng nhận thức cho người dân về khái niệm “bảo hiểm”. Tuy nhiên, thách thức ngày nay đã trở nên phức tạp hơn.
Đừng bỏ lỡ
  • Ngày ấy... quê hương & chúng tôi
    Quê tôi - thị trấn Vân Đình, huyện Ứng Hòa, TP. Hà Nội xưa có tên là Ngã Tư Đình thuộc tỉnh Hà Tây. Sở dĩ có tên gọi này là bởi khi ấy Ngã Tư Đình có đường thông bốn ngả: phía Bắc ra Hà Nội; phía Nam xuống Hà Nam, Nam Định, Ninh Bình…; phía Tây sang Mỹ Đức vào Hòa Bình; phía Đông tới Thường Tín, vượt sông Hồng đến Hưng Yên... Tuy chỉ là con phố nhỏ nhưng nơi đây vẫn được xem là trung tâm chính trị, kinh tế của huyện Ứng Hòa.
  • Ra mắt tập 14 truyện tranh kinh điển “Tý Quậy”
    Tròn 10 năm kể từ ngày tác giả của bộ truyện tranh “Tý Quậy” đi xa, các cộng sự của ông vẫn luôn ấp ủ, tâm huyết để phát triển bộ truyện. Tập 14 của bộ truyện tranh “Tý Quậy” mà NXB Kim Đồng ra mắt bạn đọc mới là minh chứng.
  • Những bức ảnh lưu dấu khoảnh khắc ngày tiếp quản Thủ đô
    Nói đến lịch sử Hà Nội có lẽ không thể không nhắc đến thời khắc lịch sử ngày 10/10/1954. Sớm thu năm ấy, các cánh quân của Đại đoàn Quân Tiên phong 308, dẫn đầu là Trung đoàn Thủ đô từ các cửa ô rầm rập tiến vào tiếp quản Hà Nội, trước sự chào đón nồng nhiệt của người dân. Những hình ảnh sống động đó đã được một số nhà báo, nhiếp ảnh gia thu vào ống kính. Dù số lượng không nhiều nhưng những bức ảnh để đời ấy chính là những tư liệu lịch sử vô giá của Thủ đô.
  • Thưởng lãm 289 tác phẩm tại Triển lãm Mỹ thuật Thủ đô 2024
    289 tác phẩm hội họa, đồ họa và điêu khắc vừa được Hội Mỹ thuật Hà Nội lựa chọn giới thiệu tới công chúng trong Triển lãm Mỹ thuật Thủ đô 2024.
  • [Podcast] Cột cờ Hà Nội: Biểu tượng thiêng liêng của Thăng Long – Đông Đô – Hà Nội
    Sau chiến thắng Điện Biên Phủ lừng lẫy 5 châu, chấn động địa cầu, ngày 10/10/1954, năm cửa ô rộng mở, ngập trong cờ hoa và biểu ngữ đón chào đoàn quân tiến về Hà Nội. Và cũng trong ngày 10/10/1954 lễ thượng cờ diễn ra tại Cột cờ Hà Nội đã trở thành giây phút thiêng liêng, đánh dấu mốc son cho lịch sử dân tộc Việt Nam: Thủ đô Hà Nội được hoàn toàn giải phóng.
  • Khai mạc Triển lãm tranh sơn mài "Dấu thiêng"
    Nhân dịp kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô chiều tối 5/10, tại Hoàng Thành Thăng Long đã diễn ra lễ khai mạc triển lãm các tác phẩm tranh sơn mài “Dấu thiêng" của họa sĩ Chu Nhật Quang.
  • “Cờ ngày nào tung bay trên phố”
    Từ thuở ấu thơ đến lúc trưởng thành, tôi đã bao lần hòa giọng ca của mình cùng bạn bè hát bài “Tiến về Hà Nội” (Nhạc và lời của Văn Cao). Lần nào hát đến câu: “Cờ ngày nào tung bay trên phố…” tôi đều xúc động đến nghẹn lời. Ký ức những ngày mùa thu lịch sử năm 1954 như hiển hiện ra trước mắt, đưa tôi trở về với tuổi thơ trong ngôi nhà cổ kính bên hồ Hoàn Kiếm ngày xưa.
  • [Podcast] Truyện ngắn: Trên đỉnh gió
    Không lãng mạn như hình dung, chiếc tàu chở Lam từ bến cảng thành phố ra đảo chính là “tàu há mồm” có niên đại còn nhiều hơn tuổi của cô. Thủy thủ trên tàu lại càng không như cô vẫn thường tưởng tượng về những chàng lính hải quân đẹp trai, từng trải với trái tim nồng nàn và tâm hồn cực kì bay bổng.
  • Ứng dụng công nghệ số bảo tồn, phát huy giá trị di sản, văn hóa Huế đạt giải Chuyển đổi số Việt Nam
    Ứng dụng công nghệ số bảo tồn, phát huy giá trị di sản, văn hóa Huế của Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế đạt Giải thưởng Chuyển đổi số Việt Nam năm 2024.
  • Ngày hội Văn hóa vì Hòa bình: Tái hiện một Hà Nội hào hùng, văn hiến
    "Ngày hội Văn hóa vì Hòa bình" là sự kiện trọng điểm trong chuỗi các hoạt động văn hóa đặc sắc, được chỉ đạo bởi Thành ủy, HĐND, UBND và Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam thành phố Hà Nội. Chương trình mang ý nghĩa sâu sắc trong việc tôn vinh giá trị lịch sử của Ngày Giải phóng Thủ đô.
Việt Nam đoạt giải thưởng quốc tế về bảo tồn di sản văn hóa châu Á
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO