Văn hóa – Di sản

Huế đề nghị công nhận 4 hiện vật quý thời Nguyễn là Bảo vật Quốc gia

Hà Oai 14:01 03/10/2024

Chuông Ngọ Môn, Ngai hoàng đế Duy Tân, Phù điêu bằng đá thời Minh Mạng và Tượng rồng thời Thiệu Trị đã được lập hồ sơ trình cơ quan chuyên môn thẩm định để công nhận bảo vật Quốc gia.

Ngày 3/10, Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế cho biết, hồ sơ đề nghị công nhận 4 bộ hiện vật là bảo vật Quốc gia đã được UBND tỉnh Thừa Thiên Huế trình Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch thẩm định.

Theo đó, các hiện vật gồm Chuông Ngọ Môn, Ngai hoàng đế Duy Tân, Phù điêu bằng đá thời Minh Mạng (hiện vật gồm 1 hiện vật) và Tượng rồng thời Thiệu Trị (2 hiện vật) được Hội đồng thẩm định tỉnh Thừa Thiên Huế họp đánh giá và thống nhất hồ sơ dựa trên tiêu chí như tính độc bản, độc đáo, có giá trị đặc biệt đánh dấu sự kiện lịch sử quan trọng của đất nước hoặc gắn với nhân vật lịch sử. Là kinh đô của nhà Nguyễn (1802-1945) ngày nay Cố đô Huế vẫn giữ các di sản vật thể và phi vật thể chứa đựng nhiều giá trị nổi bật về văn hóa, lịch sử, kiến trúc… Năm 1993, Quần thể Di tích Cố đô Huế đã được UNESCO công nhận là Di sản Văn hóa của nhân loại.

Cụ thể, Chuông Ngọ Môn được đúc năm Minh Mạng thứ 3 (1822) là tác phẩm mỹ thuật đặc sắc của ngành điêu khắc, hội họa, kỹ nghệ đúc đồng thời Minh Mạng (1820 - 1841) nói riêng và triều Nguyễn (1802 - 1945) nói chung được đúc để đặt tại không gian cổng chính ở phía Nam (cổng lớn nhất trong 4 cổng chính của Hoàng thành Huế) để sử dụng trong tất cả nghi lễ cung đình và được coi là biểu tượng của vương triều Nguyễn.

Chuông ở Ngọ Môn (Kinh thành Huế) có khắc bài minh, đại ý là “Chuông là chỗ ban đầu của âm thanh, của nguyên khí. Âm thành này được dùng trong những buổi triều hội, yến tiệc. Tiếng bong – bong của nó làm cho người nghe phải sinh ra hứng thú. Phép trị nước cũng nhờ đó mà được chấn khởi. Sự vang động rộng lớn của nó sẽ khiến nhân tâm cảm động, từ đó thấm nhuần được cái đức Trời Đất, chứng minh cho người biết cái đạo của âm thanh sẽ thông với các chính hóa. Đó là bằng chức của thời thịnh trị, thái bình”.

Mỗi khi có các dịp lễ lớn, hoàng đế xuất cung hoặc hồi cung, lầu Ngọ Môn đều nổi chuông, đánh trống phối hợp nhịp nhàng với dàn Đại nhạc. Chuông và trống tại Ngọ Môn cũng được dùng để báo giờ và làm hiệu lệnh đóng mở cửa thành.

462089361_1075234454606699_898372883099660815_n.jpg
Chuông Ngọ Môn.

Phù điêu bằng đá thời Minh Mạng là hiện vật bằng đá cẩm thạch duy nhất lưu lại dấu ấn của hoàng đế Minh Mạng và đang được trưng bày trong điện Long An - Bảo tàng Cổ vật cung đình Huế. Bức phù điêu không chỉ thể hiện đỉnh cao của kỹ nghệ chạm khắc đá mà còn thể hiện trình độ, kỹ thuật điêu khắc gỗ của các nghệ nhân dưới thời Nguyễn.

Đặc biệt, đây là những hiện vật, bộ hiện vật độc bản, còn nguyên vẹn các bộ phận cấu thành nên hiện vật, các họa tiết hoa văn đầy đủ, sắc nét. Những hiện vật có hình thức thể hiện độc đáo và có giá trị về lịch sử, văn hóa, nghệ thuật tiêu biểu…

461950942_1075234891273322_1656217516593171667_n.jpg
Phù điêu bằng đá thời Minh Mạng.

Tượng rồng thời Thiệu Trị là bộ hiện vật bằng đồng có giá trị lịch sử, nghệ thuật, văn hóa và là đỉnh cao của sự tích hợp, mô phỏng hình dáng các chiếc “kim ấn bảo tỉ” được đúc từ thời Minh Mạng đến thời Thiệu Trị với kiểu thức “hình rồng quấn”. Đôi tượng rồng được đặt trước điện Càn Thành, sau năm 1947 khi điện Càn Thành không còn và cặp tượng rồng được di chuyển tới đặt trước sân Duyệt Thị Đường cho tới ngày nay.

461901890_1075235047939973_1705324926746942398_n(1).jpg
Tượng rồng thời Thiệu Trị.

Ngai hoàng đế Duy Tân được triều đình đặc chế riêng cho vua Duy Tân khi ông lên ngôi năm 7 tuổi với kiểu thức, hoa văn trang trí áp dụng kỹ thuật sơn, thếp vẽ vàng cùng kỹ thuật chạm nổi thể hiện sự phong phú, đa dạng của nghệ thuật điêu khắc gỗ lúc bấy giờ. Hiện, Ngai Hoàng đế Duy Tân được trưng bày và bảo quản tại Bảo tàng Cổ vật Cung đình Huế.

461944146_1075281787935299_2648403025712582053_n.jpg
Ngai Hoàng đế Duy Tân.

Đến nay, Việt Nam đã có 164 hiện vật/nhóm hiện vật được tôn vinh là Bảo vật Quốc gia. Cố đô Huế có 10 hiện vật, bộ hiện vật với 35 hiện vật đơn lẻ đã được công nhận là bảo vật quốc gia, trong đó Trung tâm Bảo tồn Di tích cố đô Huế đang quản lý và phát huy giá trị của 8 hiện vật/nhóm hiện vật với số lượng là 33 cổ vật đơn lẻ (32 cổ vật thuộc về thời Nguyễn), 2 bảo vật quốc gia còn lại đang được bảo quản tại Bảo tàng Lịch sử tỉnh Thừa Thiên Huế./.

Bài liên quan
(0) Bình luận
  • 45 cây trăm tuổi vừa được công nhận cây di sản Việt Nam
    Hội đồng Cây di sản Việt Nam (Hội Bảo vệ Thiên nhiên và Môi trường Việt Nam) vừa tổ chức họp và xét duyệt 45 cây lâu năm của 6 tỉnh, thành phố đủ điều kiện được công nhận là cây di sản Việt Nam.
  • Giới thiệu gần 200 hình ảnh, tài liệu lưu trữ gốc về tiếp quản Thủ đô
    Nhân kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô (10/10/1954-10/10/2024), sáng 24/9 tại Hà Nội, Trung tâm Lưu trữ quốc gia III, Cục Văn thư và Lưu trữ nhà nước tổ chức sự kiện “Giới thiệu tài liệu lưu trữ quốc gia và Tiếp quản Thủ đô”. Đây là minh chứng góp phần tái hiện những thời khắc lịch sử hào hùng của dân tộc và Thủ đô từ khi Hiệp định Geneva năm 1954 được ký kết.
  • Từ ngôi đình làng Vạn Phúc
    Họa sĩ Nguyễn Nghiêm thật có lý, khi chọn tấm ảnh đình làng Vạn Phúc, như một biểu tượng, để trình bày bìa cuốn “Lịch sử đấu tranh cách mạng của Đảng bộ và nhân dân Vạn Phúc”. Xưởng in Viện Điều tra - Quy hoạch rừng, với máy ốp - sét hiện đại đã thể hiện được gần như trọn vẹn, đường nét và màu sắc, hơn thế nữa, tôn lên vẻ đẹp vốn có của ngôi đình, từ búp bàng non đến lớp rêu phong cổ kính...
  • Nghệ thuật trang trí, chạm khắc ở bảo vật Quốc gia “Thần Oai Vô địch Thượng tướng quân”
    “Cửu vị thần công” được đúc bằng đồng tại Kinh đô Phú Xuân (TP Huế ngày nay) dưới thời vua Gia Long (1762 - 1820) với nghệ thuật trang trí và chạm khắc đỉnh cao thời Nguyễn.
  • Làng gốm cổ Kim Lan - điểm du lịch mới của Thủ đô
    Đầu tháng 8 vừa qua, UBND Thành phố Hà Nội có quyết định về việc công nhận điểm du lịch xã Kim Lan, huyện Gia Lâm. Đây là bước cộng hưởng tuyệt vời trong nỗ lực không mệt mỏi của người dân, nghệ nhân làng nghề gốm cổ, các nhà khoa học, chính quyền địa phương với mục tiêu phát triển bền vững làng nghề nhờ tài nguyên văn hóa độc đáo ở Kim Lan.
  • Nhiều hoạt động đặc sắc trong Lễ kỷ niệm ngày Hai Bà Trưng hội quân, tế cờ khởi nghĩa
    Từ ngày 4-6/10/2024, UBND huyện Phúc Thọ sẽ tổ chức Lễ kỷ niệm ngày Hai Bà Trưng hội quân, tế cờ khởi nghĩa. Đây là sự kiện văn hoá có ý nghĩa đặc biệt đối với người dân huyện Phúc Thọ nói riêng, cả nước nói chung.
Nổi bật Tạp chí Người Hà Nội
  • Kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô: Từ lời kêu gọi của Bác Hồ ngày thu lịch sử, đến Hà Nội “yên ổn và phồn thịnh”
    Thực hiện lời kêu gọi của Bác Hồ nhân ngày Thủ đô Giải phóng (10/10/1954), với truyền thống anh hùng, Hà Nội đã không ngừng vươn lên mạnh mẽ. Sau ngày giải phóng, Hà Nội tiếp tục làm nên chiến thắng “Điện Biên Phủ trên không”, đóng góp sức người sức của cùng cả nước để tạo nên đại thắng mùa Xuân năm 1975, thống nhất đất nước. Và giờ đây, Hà Nội là Thành phố Vì hòa bình, Thành phố Sáng tạo, Thủ đô của lương tri và phẩm giá con người…
  • Tiếng ngày xưa và cả tiếng mai sau...
    "Cả nước nhìn về Thủ đô ta. Thế giới trông vào Thủ đô ta. Tất cả chúng ta phải ra sức giữ gìn trật tự, an ninh, làm cho Thủ đô ta thành một Thủ đô bình yên, tươi đẹp, mạnh khỏe cả về vật chất và tinh thần”. Đó là những lời tâm huyết mà Chủ tịch Hồ Chí Minh đã nhắn gửi tới đồng bào Hà Nội trong ngày tiếp quản Thủ đô 10/10/1954. Lời dặn của Người mùa thu năm ấy cho đến nay vẫn còn vang vọng, như động lực để Thủ đô Hà Nội không ngừng nỗ lực vươn xa.
  • Điều chỉnh thời gian hoạt động phố đi bộ quanh hồ Gươm phục vụ “Ngày hội Văn hóa Vì hòa bình”
    Thông tin từ Phó Chủ tịch UBND quận Hoàn Kiếm Nguyễn Quốc Hoàn, cho biết, ngày 2/10, UBND quận đã ban hành văn bản Thông báo điều chỉnh thời gian hoạt động của các Không gian đi bộ trên địa bàn từ ngày 4 - 6/10/2024 để phục vụ “Ngày hội Văn hóa Vì hòa bình” - sự kiện đặc biệt chào mừng Kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô.
  • Quận Tây Hồ: Phát động tuần lễ hưởng ứng học tập suốt đời năm 2024
    Sáng 3/10, quận Tây Hồ tổ chức Lễ khai mạc và phát động tuần lễ hưởng ứng học tập suốt đời với chủ đề “Phát triển văn hóa đọc thúc đẩy học tập suốt đời” năm 2024.
  • Ghi danh sổ vàng 100 thủ khoa xuất sắc Thủ đô Hà Nội
    Chiều tối ngày 2/10, tại Văn Miếu - Quốc Tử Giám, Thành Đoàn Hà Nội tổ chức lễ ghi danh sổ vàng thủ khoa xuất sắc Thủ đô Hà Nội năm 2024.
Đừng bỏ lỡ
  • Hà Nội tri ân, tôn vinh những người trực tiếp tham gia giải phóng Thủ đô
    Nhân kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô (10/10/1954 - 10/10/2024), sáng 3/10, Thành uỷ - HĐND - UBND - Uỷ ban MTTQ Việt Nam Thành phố Hà Nội tổ chức gặp mặt, tri ân đại biểu cựu chiến binh, cựu Công an Nhân dân, cựu thanh niên xung phong và gia đình chính sách, người có công trực tiếp tham gia giải phóng Thủ đô trong kháng chiến chống Pháp.
  • Xây dựng hồ sơ đề cử Phong Nha - Kẻ Bàng thành Khu dự trữ sinh quyển thế giới
    Vườn quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng được công nhận là khu dự trữ sinh quyển thế giới sẽ đóng góp vào việc bảo tồn đa dạng cảnh quan, hệ sinh thái; thúc đẩy sự phát triển bền vững.
  • Nghệ thuật tạo hình tôn vinh "Hà Nội sức sống và niềm tin"
    70 tác phẩm hội họa, đồ họa, điêu khắc được chọn lọc từ bộ sưu tập Mỹ thuật hiện đại của Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam sẽ được giới thiệu tới công chúng trong triển lãm “Hà Nội sức sống và niềm tin” diễn ra trụ sở Bảo tàng (66 Nguyễn Thái Học, Ba Đình, Hà Nội) từ 8/10 đến 22/10/2024.
  • Trưng bày chuyên đề “Bàng ơi!” tại Di tích lịch sử Nhà tù Hỏa Lò
    Cùng với trưng bày chuyên đề “Bàng ơi…!”, người xem có dịp tìm hiểu nhiều câu chuyện xúc động về những người cộng sản kiên trung gắn liền với cây bàng trong Nhà tù Hoả Lò, trưng bày diễn ra từ ngày 8-10 đến 31-12.
  • Trải nghiệm "Biển đảo trong lòng đồng bào" tại Làng Văn hóa- Du lịch các dân tộc Việt Nam
    Diễn ra từ ngày 1-31/10, với chủ đề là “Biển đảo trong lòng đồng bào” tại Làng Văn hóa - Du lịch các dân tộc Việt Nam sẽ tái hiện lại “Lễ khao lề thế lính Hoàng Sa”, trình diễn di sản “Nghệ thuật bài chòi Trung bộ Việt Nam”… là những hoạt động nổi bật tại Làng Văn hóa Du lịch các dân tộc Việt Nam dịp này, nhằm nhân lên tâm thức hướng biển của người Việt.
  • Quận Nam Từ Liêm: Nhiều hoạt động kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô được tổ chức
    Theo Báo cáo tình hình thực hiện Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội, quốc phòng an ninh 9 tháng năm 2024 của UBND quận Nam Từ Liêm (TP. Hà Nội), đến nay, quận đã chú trọng phát triển toàn diện, đồng bộ các lĩnh vực văn hóa, giáo dục, đặc biệt đã tổ chức, tham gia đầy đủ các hoạt động Kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô (10/10/1954 - 10/10/2024).
  • Phát triển Thủ đô từ “tư duy sáng tạo” trong cải cách thủ tục hành chính
    Kết luận số 80-KL/TƯ của Bộ Chính trị ngày 24/5 nhấn mạnh, trong chiến lược xây dựng và phát triển Thủ đô cần có “tư duy mới, tầm nhìn mới”, chú trọng đẩy mạnh xây dựng thể chế đồng bộ, quản trị hiện đại. Thực tế cho thấy Hà Nội đã, đang không ngừng nỗ lực, sáng tạo, đặc biệt có công tác cải cách hành chính và minh chứng Hà Nội chuẩn bị ra mắt Trung tâm Phục vụ hành chính công thành phố.
  • Đặt tấm bia khắc bài thơ "Việt Bắc" có tiếng Tày ở khu lưu niệm nhà thơ Tố Hữu
    Huyện Quảng Điền (Thừa Thiên Huế) khánh thành tấm bia đá khắc bài thơ Việt Bắc bằng tiếng Việt và tiếng Tày tại khuôn viên Công viên văn hóa và Khu lưu niệm nà thơ Tố Hữu.
  • Hà Nội đón 4,45 triệu lượt du khách quốc tế trong 9 tháng
    Trong 9 tháng năm 2024, khách du lịch quốc tế đến Hà Nội ước đạt 4,45 triệu lượt, tăng 40,8% so với cùng kỳ năm 2023 (bao gồm 3,14 triệu lượt khách du lịch quốc tế có lưu trú).
  • Trưng bày “Hà Nội trong trái tim em”: Thủ đô hào hùng và đa sắc
    Hướng tới kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô (10/10/1954 – 10/10/2024), các trường học trên địa bàn Thành phố Hà Nội đã, đang tổ chức nhiều hoạt động trưng bày tranh, ảnh về sự kiện này. Trong đó, trưng bày ảnh tư liệu, tranh vẽ chủ đề “Hà Nội trong trái tim em” tại Trường tiểu học Quang Trung (phường Trần Hưng Đạo, quận Hoàn Kiếm) góp phần lan tỏa về Thủ đô văn hiến và anh hùng, Thành phố vì hòa bình, Thành phố sáng tạo…
Huế đề nghị công nhận 4 hiện vật quý thời Nguyễn là Bảo vật Quốc gia
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO