Đời sống văn hóa

18 bảo vật quốc gia được trưng bày tại Bảo tàng Hải Phòng

Việt Thương 08:22 12/05/2024

Bộ sưu tập 21 bảo vật của Hải Phòng, trong đó là 18 bảo vật quốc gia của nhà Sưu tập An Biên và đặc biệt là Bộ Kim phẩm bằng vàng, bạc trong Thánh cung Đền Nghè được Bảo tàng Hải Phòng lưu giữ, bảo quản và tiếp nhận vào tháng Hai năm 2024, lần đầu tiên được công bố và đưa ra trưng bày tại Lễ hội Hoa Phượng Đỏ 2024.

9-co-vat.jpg
Các cổ vật tại Trưng bày "Bảo vật quốc gia - Sưu tập An Biên" (ảnh: Thế giới di sản)

Ngày 11/5, Sở Văn hóa và Thể thao giao Bảo tàng Hải Phòng phối hợp nhà sưu tập An Biên trưng bày “Bảo vật quốc gia - Sưu tập An Biên” tại Bảo tàng Hải Phòng. Đây là sự kiện nằm trong khuôn khô Lễ hội Hoa Phượng đỏ 2024.

Có hơn 300 cổ vật được trưng bày thuộc Bộ sưu tập An Biên có niên đại từ Văn hóa Đông Sơn đến quốc gia Đại Việt thế kỷ 19. Trong đó, có 18 bảo vật quốc gia và bộ kim phẩm bằng vàng, bạc trong Thánh cung Đền Nghè được Bảo tàng Hải Phòng lưu giữ, bảo quản và tiếp nhận vào tháng 2-2024.

Bộ kim phẩm bằng vàng, bạc trong Thánh cung Đền Nghè là bộ hiện vật có giá trị và ý nghĩa to lớn đối với người dân Hải Phòng, gắn liền với tín ngưỡng thờ Nữ tướng Lê Chân, người đặt nền móng cho TP Hải Phòng ngày nay được nhân dân suy tôn là Thánh Mẫu, Thành hoàng của thành phố Cảng.

Những di sản trong không gian trưng bày là những dấu ấn văn hóa nghệ thuật minh chứng tư duy, thẩm mỹ, óc sáng tạo và đôi bàn tay khéo léo của tổ tiên qua từng vương triều, giai thời trong quá khứ.

Đây là sự kiện được tổ chức trong khuôn khổ của Lễ hội Hoa Phượng Đỏ - Hải Phòng 2024. Lễ hội Hoa phượng đỏ là sự kiện chính trị - văn hóa, xã hội, niềm tự hào của người dân Hải Phòng diễn ra thường niên vào tháng 5, gắn với kỷ niệm Ngày giải phóng Hải Phòng (13/5/1955).

Năm nay, Lễ hội Hoa phượng đỏ - Hải Phòng 2024 với chủ đề “Hải Phòng – Bừng sáng miền di sản”, diễn ra từ ngày 10-14/5/2024 tại TP Hải Phòng với nhiều sự kiện văn hóa, nghệ thuật đặc sắc./.

Hải Phòng là vùng đất truyền thống lịch sử, văn hóa và đậm đặc các di sản văn hóa vật thể, phi vật thể, với hơn 553 di tích được xếp hạng, trong đó 118 di tích cấp quốc gia, 2 di tích cấp quốc gia đặc biệt, 12 di sản văn hóa phi vật thể quốc gia và 21 bảo vật quốc gia.

Bài liên quan
(0) Bình luận
Nổi bật Tạp chí Người Hà Nội
Đừng bỏ lỡ
  • [Podcast] Truyện ngắn: Trên đỉnh gió
    Không lãng mạn như hình dung, chiếc tàu chở Lam từ bến cảng thành phố ra đảo chính là “tàu há mồm” có niên đại còn nhiều hơn tuổi của cô. Thủy thủ trên tàu lại càng không như cô vẫn thường tưởng tượng về những chàng lính hải quân đẹp trai, từng trải với trái tim nồng nàn và tâm hồn cực kì bay bổng.
  • Ứng dụng công nghệ số bảo tồn, phát huy giá trị di sản, văn hóa Huế đạt giải Chuyển đổi số Việt Nam
    Ứng dụng công nghệ số bảo tồn, phát huy giá trị di sản, văn hóa Huế của Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế đạt Giải thưởng Chuyển đổi số Việt Nam năm 2024.
  • Ngày hội Văn hóa vì Hòa bình: Tái hiện một Hà Nội hào hùng, văn hiến
    "Ngày hội Văn hóa vì Hòa bình" là sự kiện trọng điểm trong chuỗi các hoạt động văn hóa đặc sắc, được chỉ đạo bởi Thành ủy, HĐND, UBND và Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam thành phố Hà Nội. Chương trình mang ý nghĩa sâu sắc trong việc tôn vinh giá trị lịch sử của Ngày Giải phóng Thủ đô.
  • Quận Long Biên: Gắn biển tuyến đường nối Nguyễn Văn Cừ - Ngọc Thụy
    Ngày 5/10, quận Long Biên tổ chức khánh thành và gắn biển dự án “Xây dựng tuyến đường 40m nối từ đường Nguyễn Văn Cừ đến hết khu tái định cư Ngọc Thụy” với tổng mức đầu tư trên 1.200 tỷ đồng.
  • [Video] Lễ hội Áo dài Du lịch Hà Nội: tái hiện hình ảnh Thủ đô 70 năm lịch sử
    Nằm trong chuỗi các hoạt động cao điểm chào mừng 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô (10/10/1954 – 10/10/2024), tối 4/10 tại Trung tâm Di sản văn hóa Thế thế giới Hoàng thành Thăng Long, Sở Du lịch Hà Nội đã tổ chức khai mạc Lễ hội Áo dài Du lịch Hà Nội 2024 chủ đề “Hà Nội - Tinh hoa áo dài”. Chương trình nghệ thuật đem đến cho các đại biểu, người dân và du khách quốc tế các tiết mục nghệ thuật được dàn dựng công phu, tái hiện hình ảnh Thủ đô 70 năm lịch sử.
  • Những hình ảnh ấn tượng trong buổi tổng duyệt "Ngày hội văn hoá vì hoà bình"
    Để chuẩn bị cho "Ngày hội văn hoá vì hoà bình" trong chuỗi các sự kiện kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô (10/10/1954 - 10/10/2024), các đơn vị tham gia chương trình đã có buổi tổng duyệt vào chiều 4/10.
  • Tây Hồ gắn biển 2 công trình chào mừng 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô
    Ngày 5/10, UBND quận Tây Hồ đã tổ chức gắn biển 2 công trình chào mừng kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô gồm: Dự án cải tạo, nâng cấp trường Tiểu học Xuân La; Dự án cải tạo, nâng cấp Trung tâm GDNN - GDTX quận Tây Hồ (cơ sở 2).
  • Ngày hội Văn hóa vì Hòa bình - Kỷ Niệm 70 năm Giải Phóng Thủ Đô và 25 năm danh hiệu Thành phố vì hòa bình
    Chương trình sẽ diễn ra từ 7h00 – 10h00 sáng ngày 6/10/2024 tại khu vực Hồ Hoàn Kiếm, mở đầu với nghi lễ dâng hương tại Tượng đài vua Lý Thái Tổ, tưởng nhớ công lao các bậc tiền nhân đã có những đóng góp to lớn cho sự nghiệp giải phóng và xây dựng Thủ đô...
  • "Bay qua Hồ Gươm": Khắc họa Hà Nội qua những vần thơ
    Tập thơ “Bay qua Hồ Gươm” của tác giả Huỳnh Mai Liên ra mắt ngày 4/10, tại Hà Nội, nhân kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô, giống như bức “ký họa” về Hà Nội xưa và nay ở nhiều sắc độ, phong vị.
  • Ký ức phía sau bức ảnh “Phố Hàng Đào trong ngày tiếp quản”
    Thời khắc các cánh quân của Đại đoàn quân tiên phong từ các cửa ô tiến vào tiếp quản Thủ đô năm 1954 mãi mãi đi vào lịch sử và in đậm trong ký ức của bao người Hà Nội. Đã có nhiều tác phẩm nhiếp ảnh ghi dấu thời khắc hào hùng “đoàn quân kéo về mùa thu ấy/ nhịp trống rung ba mươi sáu phố phường” ấy trong đó có tác phẩm “Phố Hàng Đào trong ngày tiếp quản” của ông Lê Sửu (một người dân Hà Nội). Bức ảnh giản dị, chân thực, có ý nghĩa lịch sử không chỉ với riêng gia đình ông mà còn là khoảnh khắc vô cùng đặc biệt của Thủ đô Hà Nội.
18 bảo vật quốc gia được trưng bày tại Bảo tàng Hải Phòng
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO