Đời sống văn hóa

Độc đáo Lễ hội Mục Đồng tôn vinh trẻ chăn trâu, cầu mong mưa thuận gió hoà

Anh Min 09/05/2024 19:52

Lễ hội Mục Đồng làng Phong Lệ (xã Hòa Châu, huyện Hòa Vang, TP Đà Nẵng) độc đáo, duy nhất trong cả nước tôn vinh trẻ chăn trâu và nét đẹp văn hóa.

z5423850619680_3429b1e7dbadbc364c7f5a02770196f1.jpg
Lễ hội Mục Đồng làng Phong Lệ.

Trong ngày 7 và 8/5, UBND huyện Hòa Vang phối hợp UBND xã Hòa Châu phục dựng và tổ chức Lễ hội Mục Đồng làng Phong Lệ năm 2024 diễn ra tại Đình Thần Nông, Cồn Thần và không gian làng cổ Phong Lệ (thôn Phong Nam, xã Hòa Châu, huyện Hòa Vang, TP Đà Nẵng).

Lễ hội Mục Đồng gắn với Đình Thần Nông (thuộc làng Phong Lệ, xã Hòa Châu) là lễ hội độc đáo, duy nhất trên toàn quốc nhằm tôn vinh trẻ chăn trâu với ý nghĩa cầu mong thần linh phù hộ cho một năm mưa thuận gió hòa, mùa màng bội thu, dân làng được ấm no hạnh phúc. Trước đây, lễ hội được tổ chức 3 năm một lần, sau đó là 12 năm một lần và lần cuối tổ chức vào năm 1936, sau nhiều năm gián đoạn lễ hội Mục đồng được phục dựng và tổ chức được 3 lần ở các năm 2007, 2010, 2014.

Lễ hội Mục Đồng gồm có 3 phần lễ và 1 phần hội là rước Thần Nông từ Cồn Thần về đình Thần Nông. Tiếp theo là lễ an vị thần, các chư phái tộc thay nhau vào đình dâng hương, sau cùng là lễ rước Thần Nông dạo đồng Phong Lệ trong một ngày.

Theo truyền khẩu, làng Phong Lệ xưa có một cồn cỏ. Ngày nọ, có người xua đàn vịt lên cồn, chân vịt bỗng bị dính chặt xuống đất như có bàn tay ai đó níu lại. Người dân cho rằng có thần linh giáng hạ nên chẳng ai dám bén mảng đến cồn. Từ đó, cồn có tên là Cồn Thần. Một hôm, có đàn trâu đi lạc lên cồn, đám trẻ chăn trâu đến tìm nhưng không trẻ nào hề hấn gì. Từ đó, tiếng lành đồn xa là Cồn Thần chỉ cho các trẻ chăn trâu đến gần mà thôi. Xóm Cồn về sau được gọi là xóm Đồng, là nơi tụ tập của các mục đồng trong làng. Xuất phát từ câu chuyện lạ lùng ấy, sau nhiều thế hệ dần hình thành một lễ hội dành riêng cho trẻ chăn trâu, gọi là Lễ hội Mục Đồng làng Phong Lệ diễn ra vào ngày 1/4 âm lịch hàng năm.

Theo ông Lê Đức Hùng - Chủ tịch UBND xã Hòa Châu (huyện Hòa Vang, TP Đà Nẵng) thông tin, việc phục dựng thành công lễ hội rước Mục Đồng góp phần tôn vinh nét đẹp văn hóa đa dạng của dân tộc, đồng thời nâng cao nhận thức của người dân trong việc giữ gìn, bảo tồn, phát huy giá trị lịch sử - văn hóa. Hiện địa phương đã triển khai thực hiện đề án của huyện Hòa Vang về xây dựng làng văn hóa đặc trưng Phong Nam, xây dựng đề án phục dựng lại lễ hội Mục đồng cũng như quy hoạch, tôn tạo lại không gian văn hóa, di tích, di sản gắn với truyền thống của lễ hội và sẽ được tổ chức 3 năm một lần.

z5423850841052_9e6fb93b5682f24df1f4bc82654f8e48.jpg
Đánh trống khai mạc lễ hội Mục Đồng làng Phong Lệ năm 2024.
z5423850169460_d9462a33eef123193775b8f6864f8b7f.jpg
Lễ hội Mục Đồng là lễ hội duy nhất trong cả nước tôn vinh trẻ chăn trâu.
z5423850246091_9eabe8e33bfbfb5c9b0cecf3048d9702.jpg
Đông đảo người dân tham gia lễ hội Mục Đồng làng Phong Lệ.
z5423850257126_914cc910476dccf56ad469b5e298cfed.jpg
Lễ hội Mục Đồng làng Phong Lệ với nhân vật chính là trẻ em chăn trâu.

Lễ hội truyền thống rước Mục Đồng giữ một vai trò đặc biệt quan trọng trong đời sống văn hóa tinh thần của người dân làng Phong Lệ, là sản phẩm sáng tạo thể hiện sự gắn kết cộng đồng. Bản sắc văn hóa trong Lễ hội rước Mục Đồng đã và đang được duy trì thực hành, lưu truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác, có tính lan tỏa mạnh mẽ trong đời sống văn hóa tâm linh của người dân làng Phong Lệ.

Bài liên quan
(0) Bình luận
Nổi bật Tạp chí Người Hà Nội
  • [Podcast] Thu Hà Nội – Mùa của tình yêu và nỗi nhớ
    Bốn mùa, xuân, hạ, thu, đông của Hà Nội, mỗi mùa đều mang trong mình nét đẹp riêng bới hương, bởi sắc của mỗi mùa. Nhưng có lẽ, mùa thu vẫn là một mùa thật đặc biệt của Người Hà Nội. Mỗi độ thu về như gói gọn cả một Hà Nội cổ kính, trầm mặc, một Hà Nội thơ mộng và trữ tình. Chính bởi vẻ đẹp đó mà mùa thu đã trở thành nỗi nhớ cho những ai đã từng gắn bó với Hà Nội mà nay phải chia xa, là niềm ước ao một lần được “chạm vào” của nhiều du khách.
  • Khám phá Tây Bắc tại triển lãm "Tây Park - Ngàn"
    Triển lãm thị giác "Tây Park - Ngàn" được thực hiện dựa trên quá trình 10 năm đi và trải nghiệm tại Tây Bắc (Việt Nam) kết hợp sáng tạo nhiếp ảnh của Nguyễn Thanh Tuấn.
  • Khúc ca tình mẫu tử khi đối thoại với thời gian
    Bài thơ “Mẹ” của Đỗ Trung Lai thuộc đề tài quen thuộc nhưng luôn mang sức gợi lớn: đề tài người mẹ. Bài thơ được chọn vào sách giáo khoa Ngữ văn 7 (tập 1, bộ Cánh diều). Xuyên suốt bài thơ là bóng dáng vất vả, tảo tần của người mẹ gắn liền với tình cảm thiêng liêng, sâu đậm mà người con dành cho mẹ. Bằng nét bút tinh tế và nghệ thuật biểu đạt đầy sáng tạo, bài thơ tựa như một khúc ru trầm, nhẹ nhàng mà da diết, chạm đến từng góc khuất trong tâm hồn người đọc.
  • Trường đại học đầu tiên đạt chứng chỉ EDGE uy tín toàn cầu
    Sở hữu khuôn viên xanh rộng 6.5 hecta với tổng vốn đầu tư 165 triệu USD, Trường Đại học Anh Quốc Việt Nam (BUV) mới đây đã đạt chứng chỉ xanh EDGE uy tín, “bảo chứng” của nhiều công trình xanh quy mô trên toàn cầu.
  • Chung kết cuộc thi: Đổi mới phong cách của cán bộ y tế hướng tới sự hài lòng của người bệnh
    Ngày 21/11, Công đoàn Y tế Việt Nam tổ chức Chung kết Cuộc thi tuyên truyền kết quả thực hiện kế hoạch “Đổi mới phong cách, thái độ phục vụ của cán bộ Y tế hướng tới sự hài lòng của người bệnh” và giải pháp giai đoạn 2 “Thấu hiểu, tận tâm – Nâng tầm, đổi mới”.
Đừng bỏ lỡ
Độc đáo Lễ hội Mục Đồng tôn vinh trẻ chăn trâu, cầu mong mưa thuận gió hoà
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO