Hà Nội

Lễ hội đền Kim Liên góp phần bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa đặc sắc của địa phương.

Ly Ly 14:22 24/04/2024

Năm nay, Lễ hội truyền thống di tích quốc gia đặc biệt Thăng Long Tứ Trấn - đền Kim Liên, phường Phương Liên, quận Đống Đa, Hà Nội (gọi tắt Lễ hội đền Kim Liên năm 2024) diễn ra vào ngày 23 và 24/4 (tức ngày 15-16/3 âm lịch).

Chiều 23/4, Sở VH&TT Hà Nội do Trưởng phòng Xây dựng Nếp sống văn hóa và gia đình (Sở VH&TT Hà Nội) Bùi Minh Hoàng làm trưởng đoàn đã kiểm tra công tác tổ chức Lễ hội đền Kim Liên năm 2024.

153.jpg
Đoàn Sở Văn hoá và Thể thao Hà Nội do đồng chí Bùi Minh Hoàng - Trưởng phòng Xây dựng Nếp sống văn hóa và gia đình dâng hương tại đền Kim Liên trong buổi kiểm tra công tác tổ chức Lễ hội nơi đây.

Theo thông tin từ Ban Tổ chức Lễ hội, toàn bộ phần lễ chính được tổ chức vào ngày 24/4 (tức ngày 16 tháng 3, âm lịch.

15.jpg
151.jpg
Đến ngày 23/4 (tức ngày 15/3 âm lịch), công tác chuẩn bị Lễ hội đã hoàn thành 99%.

Phó Chủ tịch UBND phường Phương Liên Trần Vũ Đại cho biết, năm nay Lễ hội đền Kim Liên sẽ tổ chức rước kiệu. Sau phần nghi lễ, rước kiệu, hội đền Kim Liên có nhiều trò chơi dân gian truyền thống thể hiện nét đẹp trong sinh hoạt văn hóa cộng đồng được các thế hệ con người nơi đây trân trọng, giữ gìn và trao truyền cho các thế hệ nối tiếp nhằm bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa đặc sắc của địa phương, giáo dục tình yêu quê hương, đất nước và giữ gìn thuần phong mỹ tục của vùng đất phía Nam của kinh thành Thăng Long xưa. Đặc biệt, về phần lễ sẽ do Nhà hát tuồng Trung ương phụ trách, bao gồm biểu diễn màn sử thi về thần Cao Sơn Đại Vương, sau đó là các phần trống hội, múa cờ, giá chầu văn…

“Để đảm bảo lễ hội diễn ra an toàn, văn minh, Ban Tổ chức đã phân công nhiệm vụ, các lực lượng, địa điểm trông xe, bố trí trông giữ xe, các phương tiện của đại biểu, của quý khách, nhân dân đã xong. Trong ngày chính hội có phần rước kiệu, chúng tôi cũng đã có văn bản gửi các cơ quan liên quan để hỗ trợ Ban tổ chức như đội cảnh sát giao thông, đội giao thông vận tải, công an trật tự, tổ dân phố, dân phòng, công ty điện lực, phòng cháy chữa cháy”, ông Trần Vũ Đại cho biết thêm.

ngay-165.jpg
Một cảnh tại chương trình chính hội ngày 24/4/2024 (tức ngày 16/3 âm lịch)

Ông Đại cho biết thêm, về phần lễ sẽ do Nhà hát tuồng Trung ương phụ trách, bao gồm biểu diễn màn sử thi về thần Cao Sơn Đại Vương, sau đó thì đến các phần trống hội, múa cờ, giá chầu văn… Vào tối ngày 23/4, sẽ diễn ra chương trình ca múa nhạc quần chúng của hai đền - đình Kim Liên và Trung Tự với sự tham gia của tất cả các đoàn thể, ban ngành của phường để chào mừng lễ hội đền Kim Liên.

Để Lễ hội thuận lợi, thành công, Đảng uỷ, chính quyền phường đã thành lập Ban tổ chức, Trưởng ban tổ chức là đồng chí Chủ tịch UBND phường, cùng các Phó Ban Thường trực là Phó Chủ tịch UBND phường, Trưởng ban quản lý di tích của phường Phương Liên và các thành viên thuộc các đoàn thể, ban ngành, của phường.

ngay-16.jpg
ngay-163.jpg
ngay-162.jpg
Một số hình ảnh tại ngày chính hội 24/4/2024 (tức ngày 16/3 âm lịch).

Phát biểu tại buổi kiểm tra, Trưởng phòng Xây dựng Nếp sống văn hóa và gia đình Bùi Minh Hoàng đề nghị, do khu vực diễn ra lễ hội nằm trên một trong những nút giao thông quan trọng và khá đông vào giờ cao điểm nên Ban Tổ chức cần phải có các phương án phân luồng, bảo đảm giao thông trật tự của khu vực. Bên cạnh đó, công tác vệ sinh an toàn thực phẩm, phòng chống cháy nổ cần phải được kiểm tra thường xuyên, nhất là khi Hà Nội đang bước vào những ngày nắng nóng.

Đền Kim Liên được Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch xếp hạng danh mục di tích lịch sử - văn hóa cấp quốc
gia từ năm 1990.

Đền Kim Liên được thiết kế dựa trên hình tượng đầu rồng – một linh vật thần thoại xưa kia, hướng về
sông Kim Ngưu – Đê La Thành. So với ba ngôi đền còn lại, đền Kim Liên được xây dựng muộn hơn, khoảng thế kỷ 16, 17. Đền Kim Liên tọa lạc tại số 148 phố Kim Hoa, quận Đống Đa, Hà Nội. Ngôi đền được xây dựng trên một gò đất cao ở phía Đông đầm Kim Liên. Đền thờ Cao Sơn đại vương – một nhân vật quan trọng trong Điện Thần Việt cổ. Đến nay, đền Kim Liên
còn lưu giữ 39 đạo sắc phong cho thần Cao Sơn Đại Vương, trong đó có hai sáu đạo thời Lê Trung Hưng, mười ba đạo thời nhà Nguyễn; sớm nhất trong số đó là sắc phong có niên đại Vĩnh Tộ năm thứ hai (1620).

Bài liên quan
(0) Bình luận
Nổi bật Tạp chí Người Hà Nội
  • Báo chí cách mạng Việt Nam 100 năm đồng hành cùng dân tộc
    Tròn một thế kỷ kể từ ngày báo Thanh Niên ra số đầu tiên (21/6/1925), báo chí cách mạng Việt Nam luôn song hành cùng dân tộc trên mọi chặng đường lịch sử, từ phong trào giải phóng dân tộc đến công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Với sứ mệnh là vũ khí tư tưởng sắc bén, báo chí không chỉ là cầu nối giữa Đảng, Nhà nước và nhân dân mà còn là diễn đàn dân chủ, nơi lan tỏa những giá trị nhân văn, thúc đẩy đổi mới và phát triển xã hội. Trong kỷ nguyên mới của dân tộc, báo chí cách mạng tiếp tục khẳng định vai trò tiên phong, kiên định bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng, đồng thời thích ứng linh hoạt để truyền tải tinh thần yêu nước, khát vọng vươn lên và bản sắc văn hóa Việt đến với công chúng trong nước và quốc tế.
  • Bác Hồ với báo chí cách mạng Việt Nam
    Trong hành trình 100 năm hình thành và phát triển (1925 - 2025), báo chí cách mạng Việt Nam đã lớn mạnh không ngừng về nội dung, hình thức và đội ngũ làm báo. Dưới sự lãnh đạo của Đảng, đặc biệt là vai trò định hướng của Chủ tịch Hồ Chí Minh, nền báo chí cách mạng Việt Nam từng bước khẳng định vai trò là vũ khí tư tưởng sắc bén phục vụ sự nghiệp cách mạng. Chủ tịch Hồ Chí Minh không chỉ là lãnh tụ vĩ đại, anh hùng giải phóng dân tộc, danh nhân văn hóa kiệt xuất mà còn là người đặt nền móng xây dựng, phát triển nền báo chí cách mạng Việt Nam. Suốt cuộc đời hoạt động cách mạng, Người đã để lại gần 2.000 bài báo dưới hàng trăm bút danh, thể hiện tư duy sắc sảo, tình cảm thiết tha với dân tộc và trách nhiệm xã hội sâu sắc.
  • Ra mắt sách tập hợp 40 bài viết của Chủ tịch Hồ Chí Minh về báo chí cách mạng
    Nhân kỷ niệm 100 năm Ngày Báo chí Cách mạng Việt Nam (21/6/1925 – 21/6/2025), Nhà xuất bản Chính trị quốc gia Sự thật phát hành cuốn sách “Báo chí trước hết phải phục vụ cách mạng, phục vụ nhân dân”. Ấn phẩm tuyển chọn 40 tác phẩm tiêu biểu của Chủ tịch Hồ Chí Minh, bao gồm các bài viết, bài phát biểu, thư, điện, lời kêu gọi gửi tới bạn đọc, người làm báo, các cơ quan báo chí trong nước và quốc tế từ năm 1922 đến năm 1962.
  • Báo Tuổi trẻ Thủ đô vinh dự đón nhận Huân chương Lao động hạng Ba
    Chiều 18/6, Báo Tuổi trẻ Thủ đô tổ chức lễ kỷ niệm 100 năm Ngày Báo chí Cách mạng Việt Nam (21/6/1925 – 21/6/2025) và Đón nhận Huân chương Lao động hạng Ba.
  • Phát động Cuộc thi báo chí viết về bình đẳng giới và mất cân bằng giới tính khi sinh năm 2025
    Ngày 18-6, Chi cục Dân số, Trẻ em và Phòng, chống tệ nạn xã hội thành phố Hà Nội chính thức phát động cuộc thi các tác phẩm báo chí viết về bình đẳng giới và mất cân bằng giới tính khi sinh năm 2025.
Đừng bỏ lỡ
  • “Nhìn lại quá khứ”: Lời tự thú lịch sử và bài học từ một cuộc chiến
    Cuốn sách “Nhìn lại quá khứ: Tấn thảm kịch và những bài học về Việt Nam” của cựu Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Robert S. McNamara vừa được Nhà xuất bản Chính trị quốc gia Sự thật phát hành tại Việt Nam nhân dịp kỷ niệm 30 năm ngày ra mắt ấn phẩm đầu tiên tại Hoa Kỳ. Không chỉ là một tài liệu lịch sử quý giá, cuốn sách còn là lời mời đối thoại để cùng thấu hiểu, bao dung và tiến xa hơn trong hành trình hòa giải, hợp tác giữa hai quốc gia.
  • Lan tỏa những điển hình phụ nữ Thủ đô
    Chào mừng 100 năm Ngày Báo chí Cách mạng Việt Nam (21/6/1925–21/6/2025) và hướng tới Kỷ niệm 80 năm Cách mạng tháng Tám và Quốc khánh 2/9, sáng ngày 18/6, tại trụ sở Hội Liên hiệp Phụ nữ Hà Nội, Báo Phụ nữ Thủ đô phối hợp với Ban Thi đua – Khen thưởng Thành phố Hà Nội tổ chức chương trình giao lưu gương điển hình tiên tiến, người tốt, việc tốt năm 2025 với chủ đề “Phụ nữ Thủ đô Tự tin – Hội nhập – Kết nối thành công”.
  • [Video] Hành trình tôn vinh người làm báo qua lăng kính nghệ thuật
    Triển khai kế hoạch của Ban Tuyên giáo và Dân vận Trung ương và Thành ủy Hà Nội về Kế hoạch Kỷ niệm 100 năm Ngày Báo chí cách mạng Việt Nam (21/6/1925-21/6/2025), Tạp chí Người Hà Nội (Hội Liên hiệp Văn học Nghệ thuật Hà Nội) đã xây dựng Kế hoạch tổ chức và phát động “Cuộc vận động sáng tác văn học nghệ thuật về Nghề báo - Người làm báo Thủ đô và cả nước” để tôn vinh nghề báo và những “chiến sĩ thông tin trên lĩnh vực tư tưởng văn hóa” trên mọi miền Tổ quốc.
  • Chùm thơ của tác giả Quang Hoài
    Tạp chí Người Hà Nội xin trân trọng giới thiệu chùm thơ (hai bài) của tác giả Quang Hoài.
  • Trưng bày “Báo chí Huế trong dòng chảy Báo chí Cách mạng Việt Nam”
    Nhân kỷ niệm 100 năm Ngày Báo chí Cách mạng Việt Nam, Hội Nhà báo Thành phố Huế phối hợp Ban Tuyên giáo và Dân vận Thành uỷ, Sở Văn hoá Thể thao tổ chức Triển lãm trưng bày “Báo chí Huế trong dòng chảy Báo chí cách mạng Việt Nam”.
  • Phó Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội Vũ Thu Hà: Bản sắc riêng là nguồn lực để tạp chí Người Hà Nội phát triển
    “Tạp chí Người Hà Nội có bản sắc riêng và không hòa lẫn với với những tạp chí, cơ quan báo chí khác. Chúng ta phải tìm được lối đi, cách làm riêng chuyên sâu về văn hóa, con người Hà Nội” - Phó Chủ tịch UBND Thành phố Hà Nội Vũ Thu Hà nhấn mạnh.
  • Trại viết Lý luận, phê bình VHNT “50 năm Văn học Nghệ thuật Việt Nam đồng hành cùng dân tộc”
    Liên hiệp các hội Văn học nghệ thuật Việt Nam tổ chức Trại viết Lý luận, phê bình VHNT “50 năm Văn học Nghệ thuật Việt Nam đồng hành cùng dân tộc” tại Thành phố Huế.
  • Hành trình của người họa sĩ từ cao nguyên Mộc Châu đến xưởng họa giữa lòng Thủ đô
    Sinh ra và lớn lên tại thôn Văn Minh, xã Cam Thượng, huyện Ba Vì, Hà Nội, họa sĩ Quách Chiến Thắng (sinh ngày 17/11/1994) đã trải qua một hành trình nghệ thuật đầy biến động nhưng không kém phần đam mê. Từ những ngày đầu chập chững vào nghề cho đến nay, anh đã và đang khẳng định được tên tuổi với những tác phẩm sơn dầu giàu cảm xúc, và gần đây là những thử nghiệm mới mẻ với chất liệu sơn mài truyền thống.
  • Khắc họa chân dung người làm báo giữa lửa đạn
    Hướng tới Kỷ niệm 100 năm Ngày Báo chí Cách mạng Việt Nam (1925-2025), Bảo tàng Báo chí Việt Nam tổ chức chiếu phim tài liệu “Kim Toàn, Nhà báo - Chiến sĩ”. Bộ phim khắc họa chân thực cuộc đời, sự nghiệp và tinh thần chiến đấu vì Tổ quốc của nhà báo Kim Toàn, một hình mẫu tiêu biểu của thế hệ “nhà báo - chiến sĩ”.
  • Triển lãm tranh cổ động kỷ niệm các ngày lễ lớn của dân tộc
    Triển lãm do Hội Mỹ thuật Việt Nam tổ chức, với sự tham dự của các họa sỹ chuyên sáng tác tranh cổ động đến từ thành phố Hà Nội và các tỉnh Thái Bình, Hải Dương, Vĩnh Phúc, Quảng Ninh, Hà Nam.
Lễ hội đền Kim Liên góp phần bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa đặc sắc của địa phương.
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO