Văn hóa – Di sản

Tượng Quan thế âm ở chùa Cung Kiệm (Bắc Ninh) nhận quyết định công nhận Bảo vật Quốc gia

Việt Thương 20:09 05/11/2023

Tượng Quan thế âm được tạo tác năm 1449, là pho tượng Quan thế âm bằng đá được khắc niên đại sớm nhất Việt Nam, đồng thời là pho tượng Quan thế âm thời Lê Sơ duy nhất. Pho tượng có chiều cao 88,7cm, gồm hai phần: Thân tượng và bệ tượng.

rihoh8qx(1).png
Bảo vật quốc gia được trưng bày trang trọng để người dân và phật tử tới tham quan, chiêm bái. (ảnh: báo Nhân dân)

Ngày 30.1.2023, Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số 41/QĐ-TTg công nhận Pho tượng Quan Thế âm tại chùa Cung Kiệm - Thượng Phúc Tự, phường Nhân Hòa là bảo vật quốc gia.

Ngày 4.11 tại thị xã Quế Võ, tỉnh Bắc Ninh đã tổ chức đón nhận Quyết định của Thủ tướng Chính phủ công nhận Bảo vật quốc gia tượng Quan Thế âm chùa Cung Kiện (phường Nhân Hoà).

Chùa Cung Kiệm - Thượng Phúc tự là ngôi Chùa vốn có từ lâu đời. Năm 1950, chùa bị dỡ bỏ. Đến năm 1954, nhân dân dựng tạm 3 gian nhỏ để thờ Phật trên nền đất cũ. Trải qua thời gian, đến năm 2018, chùa được Chính quyền và Nhân dân địa phương dựng lại toàn bộ và đã được UBND tỉnh xếp hạng là di tích lịch sử văn hóa năm 1996.

ff5ohtln.png
Lãnh đạo Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Bắc Ninh trao Bằng công nhận Bảo vật quốc gia Tượng Quan Thế Âm ở chùa Cung Kiệm. (ảnh: báo Nhân dân)

Bảo vật quốc gia tượng Quan Thế Âm bằng đá thời Lê Sơ, niên đại 1449, được Thủ tướng ký quyết định công nhận vào ngày 30/1/2023.

Ngôi chùa hiện bảo lưu được pho tượng quan âm bằng đá được tạo tác năm Kỷ Tỵ, niên hiệu Thái Hòa thứ 7 (1449), niên đại sớm nhất. Đồng thời là pho tượng Quan Âm thời Lê Sơ duy nhất. Bên cạnh ý nghĩa về mặt niên đại lịch sử, pho tượng còn có ý nghĩa về lịch sử phật giáo cũng như lịch sử tạc tượng Việt Nam.

Dựa trên hình tượng nghệ thuật, kinh điển và truyền thuyết về Quan thế âm lưu truyền ở Việt Nam, có thể thấy pho tượng thể hiện ứng thân của Nam Hải Quan Âm (thường được biết đến với tên gọi Quan âm Diệu Thiện).

Pho tượng gồm hai phần: Thân tượng và bệ tượng với chiều cao tổng thể là 88,7 cm. Trên cả 2 phần pho tượng đều khắc minh văn, tất cả 67 chữ cung cấp thông tin về niên đại tạo tác và địa chỉ, tên các tín chủ công đức.

Trên cả hai phần tượng đều khắc minh văn, cung cấp thông tin về niên đại tạo tác và địa chỉ, tên các tín chủ công đức. Sự kiện thể hiện sự trân trọng, ghi nhận của Nhà nước đối với lịch sử vùng đất Quế Võ và chùa Cung Kiệm (Thượng Phúc tự) trong việc bảo tồn, gìn giữ và phát huy giá trị truyền thống, bản sắc văn hóa dân tộc.

Quế Võ là vùng đất có bề dày lịch sử và truyền thống văn hiến. Trải qua trường kỳ lịch sử, hiện nay thị xã Quế Võ còn bảo lưu được 201 di tích lịch sử văn hóa vật thể, trong đó có 9 di tích xếp hạng cấp quốc gia và 36 di tích xếp hạng cấp tỉnh; có 1 di sản văn hóa phi vật thể là nghề gốm Phù Lãng, 1 bảo vật quốc gia là tượng Quan Thế âm chùa Cung Kiệm, phường Nhân Hòa./.

Bài liên quan
(0) Bình luận
Nổi bật Tạp chí Người Hà Nội
Đừng bỏ lỡ
Tượng Quan thế âm ở chùa Cung Kiệm (Bắc Ninh) nhận quyết định công nhận Bảo vật Quốc gia
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO