Văn hóa – Di sản

Xây dựng Quy tắc ứng xử nghề nghiệp của người làm công tác di sản văn hóa

Mai Chi 04/11/2023 07:38

Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch vừa ban hành Quyết định kèm theo Kế hoạch xây dựng “Quy tắc ứng xử nghề nghiệp của người làm công tác di sản văn hóa”.

Theo đó, Cục Di sản văn hóa là cơ quan chủ trì, phối hợp với các cơ quan, đơn vị liên quan xây dựng “Quy tắc ứng xử nghề nghiệp của người làm công tác di sản văn hóa”. Tổ Soạn thảo Quy tắc gồm 26 người, trong đó bà Lê Thị Thu Hiền, Cục trưởng Cục Di sản văn hóa, làm Tổ trưởng.

di-san.jpg
Các bạn trẻ đang tham quan khu vực bia Tiến sĩ tại Văn Miếu Quốc Tử Giám và được cán bộ chuyên môn giới thiệu về lịch sử, ý nghĩa của các bia Tiến sĩ. (Ảnh minh họa).

Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch yêu cầu Tổ Soạn thảo có nhiệm vụ triển khai xây dựng “Quy tắc ứng xử nghề nghiệp của người làm công tác di sản văn hóa” đảm bảo chất lượng, đúng tiến độ, quy trình và thủ tục theo quy định hiện hành. Mục đích của việc xây dựng Quy tắc nêu trên nhằm xác định các chuẩn mực trong hành vi ứng xử, thống nhất nhận thức, hành động của người làm công tác di sản văn hóa, ngăn ngừa hiệu quả các hành vi tiêu cực, làm biến dạng, sai lệch và có nguy cơ mai một, biến mất di sản trong hoạt động bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa.

Đồng thời, góp phần khẳng định vai trò, trách nhiệm của người làm công tác di sản trong việc bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa, xây dựng và phát triển văn hóa, con người Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc và đóng góp vào kho tàng di sản văn hóa thế giới, đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững đất nước.

Kế hoạch xây dựng “Quy tắc ứng xử nghề nghiệp của người làm công tác di sản văn hóa” của Bộ Văn hóa - Thể thao và Du lịch, yêu cầu việc xây dựng Quy tắc đảm bảo tính khách quan, chuẩn mực đạo đức xã hội và thuần phong mỹ tục của dân tộc, phù hợp với đặc trưng văn hóa vùng miền của địa phương và điều kiện thực tiễn của từng khu vực. Việc xây dựng Quy tắc cũng phải đảm bảo chất lượng, đúng kế hoạch, đáp ứng yêu cầu thực tiễn.

Dự kiến trong tháng 11/2023 sẽ hoàn thiện, xây dựng Dự thảo lần 2 và gửi Dự thảo lấy ý kiến của các Bộ, cơ quan ngang Bộ, các địa phương, đối tượng chịu tác động và đơn vị, cá nhân liên quan. Dự thảo “Quy tắc ứng xử nghề nghiệp của người làm công tác di sản văn hóa” được đăng tải rộng rãi trên cổng thông tin của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch để tổng hợp, tiếp thu các ý kiến góp ý. Dự thảo lần 3 cũng sẽ hoàn thiện trong tháng 11/2023 và Tổ soạn thảo họp để góp ý, hoàn thiện Dự thảo.

Trong tháng 12/2023 sẽ hoàn thiện Dự thảo lần 4, hoàn chỉnh hồ sơ và trình lãnh đạo Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch xem xét, phê duyệt và có Quyết định ban hành “Quy tắc ứng xử nghề nghiệp của người làm công tác di sản văn hóa”./.

Bài liên quan
(0) Bình luận
Nổi bật Tạp chí Người Hà Nội
  • Khúc ca tình mẫu tử khi đối thoại với thời gian
    Bài thơ “Mẹ” của Đỗ Trung Lai thuộc đề tài quen thuộc nhưng luôn mang sức gợi lớn: đề tài người mẹ. Bài thơ được chọn vào sách giáo khoa Ngữ văn 7 (tập 1, bộ Cánh diều). Xuyên suốt bài thơ là bóng dáng vất vả, tảo tần của người mẹ gắn liền với tình cảm thiêng liêng, sâu đậm mà người con dành cho mẹ. Bằng nét bút tinh tế và nghệ thuật biểu đạt đầy sáng tạo, bài thơ tựa như một khúc ru trầm, nhẹ nhàng mà da diết, chạm đến từng góc khuất trong tâm hồn người đọc.
  • Hà Nội thông qua Nghị quyết quản lý công trình kiến trúc có giá trị và công trình, hạng mục công trình hạ tầng văn hóa, thể thao
    Tại Kỳ họp 19 (kỳ họp chuyên đề) ngày 19/11 của HĐND Thành phố Hà Nội, UBND Thành phố đã trình Dự thảo quy định việc nhượng quyền khai thác, quản lý công trình kiến trúc có giá trị và công trình, hạng mục công trình hạ tầng văn hóa, thể thao thuộc phạm vi quản lý của thành phố (thực hiện điểm a, b khoản 4 Điều 41 Luật Thủ đô). HĐND Thành phố đã xem xét và thông qua Nghị quyết về nội dung này.
  • Cô giáo Lan và những bài học không chỉ đến từ kiến thức
    Trong cuộc sống của mỗi chúng ta, có những khoảnh khắc và những con người đặc biệt mà ta không thể nào quên. Đối với tôi, một trong những người để lại ấn tượng sâu sắc nhất là cô Lan - giáo viên trường Tiểu học Liên Bảo (Vĩnh Yên, Vĩnh Phúc).
  • Hội chợ đặc sản vùng miền Việt Nam 2024 diễn ra tại Hà Nội
    Với sự góp mặt của 250 gian hàng của hơn 200 đơn vị đến từ 63 tỉnh thành trên cả nước, Hội chợ Đặc sản Vùng miền Việt Nam 2024 sẽ là sự kiện mở đầu cho chuỗi hoạt động xúc tiến thương mại dịp cuối năm tại Thủ đô Hà Nội. Đây là dịp để các doanh nghiệp giới thiệu đến khách hàng những sản phẩm có sức tiêu thụ lớn nhất trong dịp cuối năm.
  • Hà Nội triển khai 5 giải pháp phát triển kinh tế tập thể, hợp tác xã Thành phố năm 2025
    Phó Chủ tịch UBND Thành phố Hà Nội Hà Minh Hải vừa ký ban hành Kế hoạch phát triển kinh tế tập thể, hợp tác xã Thành phố Hà Nội năm 2025. Trong đó, Thành phố sẽ triển khai 5 giải pháp góp phần tạo việc làm, tăng thu nhập cho thành viên HTX, người lao động và đảm bảo an sinh xã hội…
Đừng bỏ lỡ
Xây dựng Quy tắc ứng xử nghề nghiệp của người làm công tác di sản văn hóa
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO