Văn hóa – Di sản

Nghề rèn của người Mông (Điện Biên) là Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia

Việt Thương 14:26 23/10/2023

Nghề rèn của người Mông tỉnh Điện Biên là Di sản văn hóa phi vật thể được Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch công nhận đưa vào danh mục di sản văn hóa phi vật thể cấp quốc gia theo Quyết định số 1406/QĐ-BVHTTDL ngày 1/6/2023.

156236img_0293.jpg
Trình diễn nghề rèn của người Mông tại Làng Văn hoá – Du lịch các dân tộc Việt Nam (Sơn Tây, Hà Nội). Ảnh: báo Văn hóa

Trong khuôn khổ Tuần Văn hóa, Thể thao và Du lịch huyện Tủa Chùa năm 2023, sáng nay 21.10, UBND huyện Tủa Chùa (tỉnh Điện Biên) đã tổ chức Lễ công bố và trao Giấy chứng nhận Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia nghề rèn của người Mông tỉnh Điện Biên.

Theo Quyết định số 1406/QĐ-BVHTTDL ngày 1/6/2023 của Bộ trưởng Bộ VHTTDL, nghề rèn của người Mông tỉnh Điện Biên được vào danh mục Di sản văn hóa phi vật thể cấp quốc gia.

Cùng với nghề rèn của người Mông, các di sản của tỉnh Điện Biên được công nhận cấp quốc gia trong đợt này gồm: Tập quán xã hội tín giưỡng Lễ cúng dòng họ của người Mông trắng huyện Tuần Giáo, huyện Điện Biên, huyện Điện Biên Đông; Tri thức dân gian Nghệ thuật làm trang phục dân tộc Hà Nhì, xã Sín Thầu, xã Leng Su Sìn, xã Sen Thượng, xã Chung Chải, huyện Mường Nhé; Nghệ thuật trình diễn dân gian Nghệ thuật Múa của người Lào huyện Điện Biên, huyện Điện Biên Đông.

Không chỉ là niềm vui, niềm tự hào của đồng bào dân tộc Mông, sự ghi nhận và động viên xứng đáng của các cấp, các ngành đối với di sản và những chủ thể nắm giữ di sản cũng trở thành tiền đề, động lực quan trọng để Đảng bộ, chính quyền và Nhân dân các dân tộc tỉnh Điện Biên tiếp tục nỗ lực thực hiện tốt hơn nữa công tác giữ gìn và phát huy di sản văn hóa các dân tộc, khơi dậy ý thức, trách nhiệm của cộng đồng trong việc phát hiện, gìn giữ, bảo tồn và phát huy giá trị của các loại hình di sản văn hóa, văn hóa phi vật thể tại địa phương.

Để làm ra một sản phẩm, người thợ rèn phải trải qua rất nhiều công đoạn, từ cắt sắt tạo hình, nung, đập, nhúng nước, rồi lại nung, đập cho tới khi định hình được sản phẩm thì mài cho sắc, làm tay cầm.

Để rèn được một con dao nhanh và đẹp từ hình dáng cũng như sử dụng tốt, thông thường có hai cách rèn chính. Có người rèn dao sẽ được hình thành từ phần chuôi trước, rồi mới đến phần lưỡi. Nhưng có người thì ngược lại, khi nào rèn được phần lưỡi ưng ý người ta mới trau chuốt đến phần chuôi. Đây là cách rèn hay được áp dụng nhiều nhất.

Nghề rèn không chỉ giúp đồng bào Mông ở Điện Biên tạo ra những nông cụ thiết thực, phục vụ đời sống mà còn là nét văn hóa độc đáo. Hiện nay, trong các thôn, bản người Mông, chỉ còn rất ít hộ lưu giữ nghề rèn truyền thống nhưng nhu cầu sử dụng nông cụ rèn vẫn rất lớn, do đó, một số hộ vẫn giữ nghề rèn, tạo ra nông cụ để bán tại các phiên chợ, tăng thêm thu nhập.

Tại buổi lễ, ông Lò Văn Tiến, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Điện Biên khẳng định: Sự đóng góp không ngừng nghỉ của các thế hệ nghệ nhân, cộng đồng dân tộc Mông đã nâng niu, trao truyền và gìn giữ nét văn hóa đặc sắc này. Do đó trong thời gian tới, các chủ thể cần tiếp tục tuyên truyền, quảng bá các giá trị của di sản; khuyến khích việc tăng cường truyền dạy nghề rèn cho thế hệ trẻ, nâng cao chất lượng sản phẩm...

Trong khuôn khổ Tuần Văn hóa, Thể thao và Du lịch huyện Tủa Chùa năm 2023, Ủy ban Nhân dân huyện Tủa Chùa (tỉnh Điện Biên) đã tổ chức Lễ công bố và trao Giấy chứng nhận Di sản Văn hóa Phi vật thể Quốc gia Nghề rèn của người Mông tỉnh Điện Biên./.

Bài liên quan
(0) Bình luận
  • Cổ vật triều Nguyễn được định danh và triển lãm trên không gian số
    Định danh số 10 cổ vật triều Nguyễn và ra mắt không gian triển lãm văn hóa metaverse đầu tiên tích hợp Apple Vision Pro.
  • Công nhận Mộc bản ở chùa Dâu (Bắc Ninh) là Bảo vật Quốc gia
    Bộ mộc bản chùa Dâu gồm 107 ván khắc là hiện vật gốc duy nhất, độc bản, toàn vẹn và có tính xác thực với nhiều loại hình văn bản như: truyền thuyết về Phật Tứ pháp, kể hạnh về Phật Tứ pháp, kinh Phật, các nghi lễ cầu mưa, cầu tạnh, cúng tế các vị Tổ chùa...
  • Gìn giữ nét Việt cùng giấy Dó giữa lòng Hà Nội
    Vùng Bưởi xưa nổi danh Hà thành với nhiều làng nghề truyền thống, trong đó đặc biệt nhất phải kể đến nghề làm giấy dó làng Yên Thái. Nghề làm giấy dó xưa đã đi vào ca dao người Việt, niềm tự hào nét tinh hoa văn hóa của người Kẻ Bưởi: Mịt mù khói tỏa ngàn sương/Nhịp chày Yên Thái, mặt gương Tây Hồ.
  • Lễ hội làng Keo được công nhận là Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia
    Lễ hội truyền thống làng Keo thuộc thôn Giao Tất, xã Kim Sơn (huyện Gia Lâm, Hà Nội) gắn liền với tín ngưỡng thờ thần Thành hoàng, vị thần bảo trợ của cộng đồng làng Keo là tướng quân Đào Phúc và Tiên Anh công chúa đã có công cùng đại danh tướng Lý Thường Kiệt lập phòng tuyến trên sông Như Nguyệt, đánh tan quân Tống, quân Chiêm Thành xâm lược.
  • Phát huy giá trị di sản văn hóa Hội thề Trung hiếu đền Đồng Cổ
    Ngôi đền Đồng Cổ nằm trong không gian di sản bên bờ Hồ Tây, Hà Nội độc đáo vì gìn giữ được Hội thề trung hiếu từ thời nhà Lý đến nay. Đây là di sản không chỉ có giá trị văn hóa mà còn có mang ý nghĩa giáo dục bồi đắp lòng kiên trung, hiếu học theo khát vọng của người xưa.
  • Hiểu rõ hơn lịch sử Quốc Tử Giám dưới thời nhà Lý
    Tại Nhà Đông vu, khu Đại Thành thuộc Văn Miếu - Quốc Tử Giám (Hà Nội), những hiện vật được trưng bày thường xuyên với chủ đề “Quốc Tử Giám - Trường Quốc học đầu tiên” giúp du khách tìm hiểu rõ hơn về lịch sử Quốc Tử Giám dưới thời Lý.
Nổi bật Tạp chí Người Hà Nội
  • Khai mạc triển lãm "Tấm lòng của họa sĩ Việt kiều với Bác Hồ”
    Sáng 17/5, tại Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam đã diễn ra lễ khai mạc triển lãm "Tấm lòng của hoạ sĩ Việt kiều với Bác Hồ”. Triển lãm do Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam và Hội Thái Việt tại tỉnh Nakhon Phanom Thái Lan phối hợp tổ chức nhân dịp kỷ niệm 134 năm ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh 19/5/1890 – 19/5/2024.
  • Mai nở vì ai
    Từ Huệ Phần (hội viên Hội nhà văn Thượng Hải, Ban Thường trực Trung Quốc Vi hình Tiểu thuyết Học hội) là một nhà văn đương đại Trung Quốc chuyên sáng tác truyện ngắn mini và tản văn. Nhiều tác phẩm của bà được tuyển chọn vào sách giáo khoa Ngữ văn và các tập tinh tuyển toàn quốc hằng năm. Người Hà Nội xin trân trọng giới thiệu một truyện ngắn của bà qua bản dịch của dịch giả Châu Hải Đường.
  • “Âm vang Việt Nam” hào hùng qua từng khúc hát
    Hướng đến kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô, tối 16/5 tại Không gian biểu diễn Nghệ thuật - Ẩm thực đường phố quận Tây Hồ tiếp tục diễn ra Chung khảo “Liên hoan Tiếng hát cựu Thanh niên xung phong (TNXP) Hà Nội 2024” (cụm 2), với những phần trình diễn đặc sắc, để lại nhiều ấn tượng trong lòng người dân Thủ đô.
  • Sôi động “Đường chạy sắc màu”, triển lãm ảnh “Công an Thừa Thiên Huế - Vì cuộc sống bình yên”
    Công an tỉnh Thừa Thiên Huế tổ chức “Đường chạy sắc màu - Những bước chân vì cộng đồng” và triển lãm ảnh “Công an Thừa Thiên Huế - Vì cuộc sống bình yên”.
  • Bộ Y tế lần đầu cấp phép lưu hành vaccine sốt xuất huyết
    Ông Vũ Tuấn Cường, Cục Quản lý Dược, Bộ Y tế vừa ký ban hành công văn về việc Cục này cấp phép cho 40 vaccine, sinh phẩm y tế, trong đó có vaccine sốt xuất huyết do Takeda sản xuất. Vaccine sốt xuất huyết sử dụng cho người từ 4 tuổi trở lên, bất kể đã hoặc chưa từng mắc bệnh. Đây là vaccine sốt xuất huyết đầu tiên được cấp phép tại Việt Nam.
Đừng bỏ lỡ
Nghề rèn của người Mông (Điện Biên) là Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO