Văn hóa – Di sản

Festival Thực hành Tín ngưỡng thờ Mẫu Thượng Ngàn

Việt Thương 16:30 18/10/2023

Đây là sự kiện mở đầu chuỗi các hoạt động Festival Thực hành tín ngưỡng thờ Mẫu Thượng Ngàn và Lễ hội Cơm mới đền Đông Cuông năm 2023, diễn ra từ ngày 17-26.10 tại Di tích lịch sử cấp Quốc gia đền Đông Cuông (huyện Văn Yên, tỉnh Yên Bái).

302421-cf76308d25faf2a4abeb.jpg
Festival tín ngưỡng thờ Mẫu Thượng Ngàn gắn với Lễ hội cơm mới năm 2023 cùng nhiều hoạt động văn hóa đặc sắc. (ảnh: dangcongsan.vn)

Festival mở màn với các hoạt động thực hành Tín ngưỡng thờ Mẫu Tam phủ, tôn vinh những giá trị truyền thống của di sản đã được UNESCO ghi danh là di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại.

Diễn xướng hầu đồng là một nghi lễ đặc biệt mang đậm màu sắc văn hóa tâm linh trong Di sản Thực hành tín ngưỡng thờ Mẫu Tam phủ của người Việt nói chung, tín ngưỡng thờ Mẫu Thượng Ngàn tại đền Đông Cuông nói riêng. Nghi lễ này đã được UNESCO vinh danh và thế giới công nhận là Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại.

Festival thu hút hơn 100 nghệ nhân, đồng đền, đồng điện, thanh đồng đến từ các bản hội trong cả nước như: Yên Bái, Hải Phòng, Lào Cai, Hưng Yên, Hải Dương, Hà Nội, Bắc Ninh, Bắc Giang, Thái Nguyên, Thanh Hoá, Hoà Bình, Sơn Tây, Nam Định, Hà Nam… cùng tham gia diễn xướng hầu đồng, dâng hương kính Mẫu, cầu tài, cầu lộc, cầu sức khỏe, cầu bình an và cầu cho Quốc thái dân an, mùa màng tốt tươi, con người khỏe mạnh.

Nghi lễ diễn xướng hầu đồng tại Festival thực hành tín ngưỡng thờ Mẫu Thượng NgànLễ hội Cơm mới Đền Đông Cuông năm 2023 là dịp để những bản hội, thanh đồng, cung văn và nghệ nhân hát chầu văn trong cả nước tề tựu về đền Đông Cuông dâng hương kính Mẫu, góp phần bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa tín ngưỡng thờ Mẫu Tam phủ.

Festival thực hành tín ngưỡng thờ Mẫu Thượng với các nội dung chính là Festival thực hành tín ngưỡng thờ Mẫu Thượng Ngàn gắn với Lễ hội cơm mới đền Đông Cuông. Điểm nhấn của Lễ hội là Liên hoan hát chầu văn huyện Văn Yên lần thứ Nhất năm 2023, chủ đề "Linh thiêng đất Mẫu" với sự tham gia của các đội hát chầu văn. Một hoạt động mang tính truyền thống và không thể thiếu trong các lễ hội diễn ra hàng năm ở Di tích lịch sử, văn hóa cấp quốc gia đền Đông Cuông là mâm cốm dâng Mẫu.

Lễ hội năm nay, ngoài cốm dâng Mẫu, các thôn, bản của xã Đông Cuông còn chuẩn bị các sản vật đặc sắc của địa phương. Đây là hoạt động nhằm bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa truyền thống tại Festival thực hành tín ngưỡng thờ Mẫu Thượng ngàn gắn với Lễ hội cơm mới đền Đông Cuông, giúp du khách và người dân địa phương được sống trong không khí lễ hội rực rỡ sắc màu văn hóa, vừa linh thiêng vừa vui tươi đồng thời là dịp để người dân địa phương giao lưu, học tập kinh nghiệm, nâng cao chất lượng sản phẩm cốm, từng bước đưa sản phẩm cốm đền Đông Cuông trở thành hàng hóa phục vụ du khách.

Trong khuôn khổ sự kiện sẽ có 5 hoạt động kèm theo, gồm: thực hành diễn xướng hầu đồng; rước các sản vật của địa phương dâng Mẫu; Liên hoan hát chầu văn huyện Văn Yên lần thứ Nhất năm 2023; trưng bày tranh ảnh, thực hành nghi lễ thờ Mẫu; một số trò chơi dân gian và các hoạt động thể thao, trong đó có hoạt động đua mảng trên sông Hồng.

Ngoài ra không gian Lễ hội là các hoạt động sôi động như: các thanh đồng, bản hội trình diễn nghệ thuật hầu đồng tại cung Công Đồng, cung Chúa và phủ Sơn Trang; triển lãm các tác phẩm hội họa, nhiếp ảnh về chủ đề Mẫu Thượng Ngàn Đông Cuông, các lễ hội ở Văn Yên, các sinh hoạt tín ngưỡng văn hóa, văn nghệ ở Văn Yên và các hình ảnh về đất và người Văn Yên nói riêng; gian hàng giới thiệu, quảng bá, tiêu thụ các sản phẩm chủ lực của địa phương.

Đặc biệt, trong đêm khai mạc và bế mạc Festival tín ngưỡng thờ Mẫu Thượng ngàn gắn với Lễ hội cơm mới năm 2023 sẽ diễn ra chương trình nghệ thuật đặc sắc và rước các sản vật của địa phương dâng Mẫu Thượng ngàn với sự tham gia của các nghệ nhân dân tộc Tày huyện Văn Yên; các bản hội từ các tỉnh, thành phố trong cả nước tham gia; các doanh nghiệp kinh doanh du lịch, lữ hành; các xã, thị trấn trong huyện.

Nghi lễ diễn xướng hầu đồng tại Festival thực hành tín ngưỡng thờ Mẫu Thượng Ngàn và Lễ hội Cơm mới đền Đông Cuông năm 2023 là dịp để những bản hội, thanh đồng, cung văn và nghệ nhân hát chầu văn trong cả nước tề tựu về Đền Đông Cuông dâng hương kính Mẫu, góp phần bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa tín ngưỡng thờ Mẫu Tam phủ đã được UNESCO vinh danh../.

Bài liên quan
(0) Bình luận
  • Thông qua quyết định về bảo tồn Hoàng thành Thăng Long-Hà Nội tại Kỳ họp thứ 46 của Ủy ban Di sản thế giới
    Hồ sơ bảo tồn và phát huy giá trị Di sản thế giới Khu trung tâm Hoàng thành Thăng Long được thông qua mở ra việc khơi thông Trục Hoàng Đạo, tiến tới khôi phục không gian và Chính điện Kính Thiên.
  • Điệu múa trống bồng làng Triều Khúc
    Múa bồng đã xuất hiện ở nhiều nơi tại nhiều lễ hội và mỗi nơi múa bồng lại có dáng vẻ riêng. Tuy nhiên đến nay chỉ duy nhất ở làng Triều Khúc điệu múa này còn giữ được nguyên hồn cốt và thần thái.
  • Làm "sống lại" trò chơi được vua quan triều Nguyễn yêu thích
    “Đầu hồ” trò chơi truyền thống được vua, hạ thần, quan lại thời nhà Nguyễn yêu thích vừa được “Trung tâm Trải nghiệm thực tế ảo (VR) – Đi tìm Hoàng Cung đã mất” ra mắt và du khách có thể trải nghiệm trong Đại Nội Huế.
  • Đề nghị Lễ hội Sayangva vào danh mục Di sản văn hóa
    Lễ hội Sayangva còn gọi là lễ cúng thần Lúa hay là Mừng lúa mới. Đây là lễ hội lớn nhất của người Chơro, thường diễn ra từ rằm tháng 2 đến rằm tháng tư âm lịch hàng năm vào những ngày trời đẹp, đêm có trăng sáng. Lễ hội truyền thống này mang ý nghĩa cầu cho mưa thuận gió hòa, mùa màng bội thu, cuộc sống no đủ.
  • Vẻ đẹp của ngôi chùa thờ vị thiền sư đầu tiên được phong hiệu Quốc sư
    Chùa Non Nước tên Hán là Sóc Thiên Vương Thiền Tự, nằm trong quần thể di tích Đền Sóc (xã Phù Linh, huyện Sóc Sơn, TP. Hà Nội) không chỉ là nơi có cảnh đẹp kỳ vĩ giữa núi rừng mà nơi đây còn lưu giữ những giá trị lịch sử lâu đời của văn hóa Phật giáo Việt Nam.
  • “Bão Thánh Gióng hái cà” ở làng Bẽ
    Nói đến sự tích Thánh Gióng, mọi người đều nhớ chuyện cậu bé làng Gióng ở huyện Gia Lâm. Sau ba năm từ lúc sinh ra, cậu nằm trên chõng tre im lặng, chẳng biết nói cười. Đến một ngày nghe tiếng loa của sứ giả vua Hùng gọi tìm người tài, cậu vươn vai đứng dậy tình nguyện đi đánh giặc Ân.
Nổi bật Tạp chí Người Hà Nội
Đừng bỏ lỡ
Festival Thực hành Tín ngưỡng thờ Mẫu Thượng Ngàn
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO