Đó là khẳng định của TS. Nguyễn Thị Bích Thủy - Giám đốc Ban Quản lý Di tích Nhà tù Hỏa Lò (TP. Hà Nội), nhằm đưa Di tích Nhà tù Hỏa Lò trở thành điểm đến của du khách trong và ngoài nước khi đến với Thủ đô Hà Nội.
Theo nội dung Tờ trình “Chương trình mục tiêu quốc gia về phát triển văn hóa giai đoạn 2025 – 2035”, cơ quan, đơn vị thực hiện chương trình là toàn hệ thống chính trị từ Trung ương đến cơ sở và toàn xã hội, trong đó chủ thể là nhân dân, lực lượng văn nghệ sỹ, trí thức, người thực hành văn hóa tại các cộng đồng địa phương.
Theo Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch Nguyễn Văn Hùng, trên cơ sở kế thừa các nội dung còn phù hợp của Luật Di sản văn hóa năm 2001, sửa đổi và bổ sung năm 2009, Dự thảo Luật Di sản văn hóa (sửa đổi) tập trung vào 3 nhóm chính sách đã được Chính phủ thông qua tại Nghị quyết số 159/NQ-CP.
Dự án Luật Di sản văn hóa (sửa đổi) do Bộ VH-TT&DL chủ trì xây dựng, dự kiến được các đại biểu Quốc hội cho ý kiến tại Kỳ họp thứ 7, Quốc hội khóa XV diễn ra sắp tới. Việc sửa đổi Luật Di sản văn hóa được kỳ vọng sẽ “phá băng” các quy định chung chung của Luật hiện hành để bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa của dân tộc.
Sửa đổi, bổ sung Luật Di sản văn hóa cùng các văn bản quy định chi tiết, hướng dẫn thi hành Luật được các chuyên gia đánh giá rất cần thiết để bắt kịp sự vận động và biến chuyển của xã hội. Quá trình xây dựng Dự án Luật Di sản văn hóa (sửa đổi), Bộ VH-TT&DL cũng đã chỉ ra một số vấn đề phát sinh trong thực tiễn cần được bổ sung mới trong Luật, nhằm phát huy giá trị di sản văn hóa Việt Nam.
Thông tin từ UBND huyện Gia Lâm (TP. Hà Nội), từ 13 – 15/5/2024 (mùng 6 đến mùng 8 tháng Tư năm Giáp Thìn) sẽ diễn ra Lễ hội truyền thống Làng Keo (xã Kim Sơn, huyện Gia Lâm) và Lễ Công bố Quyết định Lễ hội Làng Keo là Di sản văn hóa phi vật thể Quốc gia.
Nghị định “Quy định biện pháp quản lý, bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa phi vật thể trong các Danh sách của UNESCO và Danh mục di sản văn hóa phi vật thể quốc gia” vừa được Chính phủ ban hành, quy định không lợi dụng di sản để thực hiện các hành vi, hoạt động phân biệt đối xử, kỳ thị văn hóa, dân tộc, vùng miền.
Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch Nguyễn Văn Hùng vừa ban hành các quyết định ghi danh di sản vào Danh mục Di sản văn hóa phi vật thể Quốc gia.
Đình làng Minh Kha, xã Bình Minh, huyện Thanh Oai thờ tướng quân Phạm Ngũ Lão – vị tướng tài dưới thời nhà Trần, người góp công lớn trong hai lần chống quân Nguyên xâm lược trong lịch sử Việt Nam. Phạm Ngũ Lão cũng được Nhân dân tôn thờ là Thành hoàng làng.
Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch tổ chức lớp đào tạo, bồi dưỡng kiến thức chuyên môn, hướng dẫn triển khai công tác giáo dục truyền thống cho học sinh, sinh viên thông qua di sản văn hóa năm thứ nhất.
Ngày 1/3, Lễ hội đền A Sào - Di sản văn hóa phi vật thể cấp quốc gia tại Khu di tích lịch sử, văn hóa quốc gia Đình, Đền, Bến Tượng A Sào (xã An Thái, huyện Quỳnh Phụ, tỉnh Thái Bình) đã đón đông đảo du khách thập phương về tham dự.
Ngày 19/2, tại Di tích lịch sử - văn hóa Chùa Bà (thôn An Hòa, xã Phước Quang, huyện Tuy Phước, Bình Định), đại diện Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch (VH-TT&DL) đã trao bằng chứng nhận di sản văn hóa phi vật thể quốc gia cho lễ hội Chùa Bà - Cảng thị Nước Mặn.
Nhân kỷ niệm niệm 1775 năm ngày mất Anh hùng dân tộc Triệu Thị Trinh (248 - 2023), từ ngày 11 đến 13/3, tỉnh Thanh Hóa sẽ tổ chức Lễ đón nhận Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia đối với Lễ hội đền Bà Triệu.
Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch vừa có Quyết định số 73/QĐ-BVHTTDL về việc đưa Lễ hội đền Đông Cuông, huyện Văn Yên, tỉnh Yên Bái vào Danh mục di sản văn hóa phi vật thể cấp quốc gia.
Ngày 13-9, UBND quận Nam Từ Liêm tổ chức Lễ đón nhận Bằng Di sản văn hóa phi vật thể cấp quốc gia “Hội thổi cơm thi Thị Cấm” và khánh thành tu bổ, tôn tạo đình Thị Cấm, phường Xuân Phương.