Chính sách & Quản lý

Đào tạo kiến thức về xây dựng chương trình giáo dục di sản văn hóa

Quỳnh Hoa 07:36 12/05/2023

Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch tổ chức lớp đào tạo, bồi dưỡng kiến thức chuyên môn, hướng dẫn triển khai công tác giáo dục truyền thống cho học sinh, sinh viên thông qua di sản văn hóa năm thứ nhất.

Cụ thể, Bộ VH-TT&DL vừa ban hành Quyết định số 1113/QÐ-BVHTTDL, cho biết sẽ tổ chức 3 lớp đào tạo, bồi dưỡng kiến thức chuyên môn, nâng cao nghiệp vụ về công tác thuyết minh, giới thiệu, diễn giải và xây dựng chương trình giáo dục di sản văn hóa và hướng dẫn triển khai công tác giáo dục truyền thống cho học sinh, sinh viên thông qua di sản văn hóa năm thứ nhất (2022-2023).

bia-scaled.jpg
Nhóm sinh viên một trường đại học tham gia chương trình "Hướng dẫn viên Bảo tàng" tại Bảo tàng Chứng tích chiến tranh. (Ảnh minh họa).

Mục đích của việc mở lớp học nhằm thực hiện chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước về bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa. Đồng thời bồi dưỡng, cập nhật kiến thức, nâng cao kỹ năng chuyên môn, nghiệp vụ cho đội ngũ cán bộ làm công tác thuyết minh tại bảo tàng, di tích. Tạo điều kiện để viên chức trực tiếp làm công tác thuyết minh tại các bảo tàng, di tích có cơ hội giao lưu, tăng cường sự phối hợp, học hỏi, trao đổi kinh nghiệm trong khi thực hiện nhiệm vụ.

Việc mở các lớp học cũng nhằm đổi mới, nâng cao tính hấp dẫn và chất lượng phục vụ khách tham quan. Tăng cường sự phối hợp giữa ngành văn hóa, thể thao và du lịch và ngành giáo dục đào tạo trong công tác giáo dục truyền thống cho học sinh, sinh viên thông qua di sản văn hóa. Nâng cao hiệu quả công tác giáo dục truyền thống yêu nước, tinh thần dũng cảm kiên cường đấu tranh bảo vệ Tổ quốc, ý thức giữ gìn, tôn vinh bản sắc văn hoá dân tộc cho thế hệ trẻ.

Rèn luyện tính chủ động, tích cực, sáng tạo trong đổi mới phương pháp học tập, góp phần đào tạo, bồi dưỡng nguồn lực con người - yếu tố có ý nghĩa quyết định thắng lợi của sự nghiệp đổi mới, phát triển và hội nhập quốc tế của đất nước.

Theo kế hoạch, sẽ có khoảng 450 học viên tham gia 3 lớp đào tạo kể trên. Tại các lớp học, học viên sẽ được các giảng viên là chuyên gia về công tác thuyết minh, xây dựng chương trình giáo dục di sản văn hóa đào tạo, bồi dưỡng chủ yếu gồm về các nội dung như tổng quan về lý thuyết về công tác thuyết minh, giới thiệu và diễn giải nội dung trưng bày cho các bảo tàng, di tích. Các phương pháp, kỹ năng trong công tác hướng dẫn, thuyết minh tại bảo tàng, di tích phục vụ đối tượng học sinh, sinh viên.

Mô hình và kinh nghiệm quốc tế trong việc tổ chức hoạt động giáo dục, trải nghiệm di sản văn hóa tại bảo tàng, di tích và nhà trường. Phương pháp xây dựng nội dung và hình thức tổ chức hoạt động giáo dục, trải nghiệm di sản văn hóa tại bảo tàng, di tích và nhà trường phục vụ đối tượng học sinh, sinh viên. Thực hành xây dựng nội dung và hình thức tổ chức hoạt động giáo dục, trải nghiệm di sản văn hóa.

Ứng dụng công nghệ trong tổ chức hoạt động giáo dục, trải nghiệm di sản văn hóa tại bảo tàng, di tích và nhà trường; thực hành trải nghiệm các ứng dụng công nghệ cơ bản và các phần mềm ứng dụng liên quan phục vụ hoạt động giáo dục, trải nghiệm di sản văn hóa tại bảo tàng, di tích và nhà trường. Khảo sát điều kiện thực tế tại bảo tàng và di tích tại địa phương, đánh giá sự phù hợp của cơ sở vật chất nhằm bảo đảm nâng cao hiệu quả sử dụng di sản văn hóa trong công tác giáo dục truyền thống.

Bài liên quan
  • Thêm 10 di sản vào Danh mục di sản văn hóa phi vật thể quốc gia
    Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch (VHTT&DL) vừa công bố các quyết định ghi danh di sản vào Danh mục di sản văn hóa phi vật thể quốc gia. Bộ VHTT&DL yêu cầu các cấp nơi có di sản văn hóa phi vật thể được đưa vào Danh mục, trong phạm vi nhiệm vụ và quyền hạn của mình, thực hiện việc quản lý Nhà nước theo quy định của pháp luật về di sản văn hóa.
(0) Bình luận
Nổi bật Tạp chí Người Hà Nội
  • Khúc ca tình mẫu tử khi đối thoại với thời gian
    Bài thơ “Mẹ” của Đỗ Trung Lai thuộc đề tài quen thuộc nhưng luôn mang sức gợi lớn: đề tài người mẹ. Bài thơ được chọn vào sách giáo khoa Ngữ văn 7 (tập 1, bộ Cánh diều). Xuyên suốt bài thơ là bóng dáng vất vả, tảo tần của người mẹ gắn liền với tình cảm thiêng liêng, sâu đậm mà người con dành cho mẹ. Bằng nét bút tinh tế và nghệ thuật biểu đạt đầy sáng tạo, bài thơ tựa như một khúc ru trầm, nhẹ nhàng mà da diết, chạm đến từng góc khuất trong tâm hồn người đọc.
  • Hà Nội thông qua Nghị quyết quản lý công trình kiến trúc có giá trị và công trình, hạng mục công trình hạ tầng văn hóa, thể thao
    Tại Kỳ họp 19 (kỳ họp chuyên đề) ngày 19/11 của HĐND Thành phố Hà Nội, UBND Thành phố đã trình Dự thảo quy định việc nhượng quyền khai thác, quản lý công trình kiến trúc có giá trị và công trình, hạng mục công trình hạ tầng văn hóa, thể thao thuộc phạm vi quản lý của thành phố (thực hiện điểm a, b khoản 4 Điều 41 Luật Thủ đô). HĐND Thành phố đã xem xét và thông qua Nghị quyết về nội dung này.
  • Cô giáo Lan và những bài học không chỉ đến từ kiến thức
    Trong cuộc sống của mỗi chúng ta, có những khoảnh khắc và những con người đặc biệt mà ta không thể nào quên. Đối với tôi, một trong những người để lại ấn tượng sâu sắc nhất là cô Lan - giáo viên trường Tiểu học Liên Bảo (Vĩnh Yên, Vĩnh Phúc).
  • Hà Nội phê duyệt đề án vận tải công cộng bằng xe buýt sử dụng năng lượng xanh
    UBND TP Hà Nội vừa có Quyết định số 6004/QD-UBND về việc, phê duyệt “Đề án phát triển hệ thống giao thông vận tải công cộng bằng xe buýt sử dụng điện, năng lượng xanh trên địa bàn Thành phố”.
  • Trường THCS Xuân La: Viết tiếp trang sử vàng truyền thống
    Hòa chung không khí hân hoan của cả nước chào mừng ngày Nhà giáo Việt Nam, ngày 20/11, Trường THCS Xuân La (Tây Hồ, Hà Nội) long trọng tổ chức Lễ kỷ niệm 42 năm ngày Nhà giáo Việt Nam và tuyên dương tập thể, cá nhân có thành tích xuất sắc trong công tác giảng dạy năm học 2024.
Đừng bỏ lỡ
Đào tạo kiến thức về xây dựng chương trình giáo dục di sản văn hóa
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO