Lễ hội đền Bà Triệu sẽ trở thành Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia

Thạch Vũ| 11/02/2023 12:08

Nhân kỷ niệm niệm 1775 năm ngày mất Anh hùng dân tộc Triệu Thị Trinh (248 - 2023), từ ngày 11 đến 13/3, tỉnh Thanh Hóa sẽ tổ chức Lễ đón nhận Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia đối với Lễ hội đền Bà Triệu.

z4097777509301_d4828cda5fbfe011844bdf640f92e603.jpg
Lễ khai hội đền Bà Triệu năm 2019.( Ảnh: Sở VHTTDL Thanh Hóa).

Sự kiện diễn ra tại khu di tích lịch sử và kiến trúc nghệ thuật Bà Triệu, xã Triệu Lộc, huyện Hậu Lộc, với các nghi thức dâng hương, rước kiệu, công bố danh hiệu và khai hội đền Bà Triệu năm 2023.

Thông tin từ Ban tổ chức cho biết, trong khuôn khổ lễ hội, chương trình nghệ thuật tái hiện cuộc khởi nghĩa Bà Triệu sẽ được công diễn, qua đó khẳng định vai trò và dấu ấn của nhân vật lịch sử Triệu Thị Trinh cũng như tác động mạnh mẽ của cuộc khởi nghĩa Bà Triệu đối với lịch sử dân tộc.

Cùng với các hoạt động phần lễ, phần hội sẽ bao gồm: Trưng bày hiện vật, sách báo, tranh ảnh giới thiệu về di tích lịch sử và kiến trúc nghệ thuật quốc gia đặc biệt Bà Triệu, nhân vật lịch sử Triệu Thị Trinh, Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia Lễ hội đền Bà Triệu và các di tích lịch sử nổi tiếng xứ Thanh khác; tổ chức các trò chơi, trò diễn xướng dân gian đặc sắc của vùng như: Thi nấu cơm, cờ người...

Lễ hội Bà Triệu là sự kiện văn hóa lịch sử, tín ngưỡng dân gian lớn của cả vùng, được tổ chức hằng năm để tưởng nhớ vị nữ anh hùng Triệu Thị Trinh - người lãnh đạo nhân dân đứng lên chống lại ách đô hộ của nhà Ngô năm 248. Đây cũng là dịp thể hiện tinh thần uống nước nhớ nguồn của người dân Thanh Hóa, đồng thời tôn vinh công lao to lớn và khí phách anh hùng của bà Triệu Thị Trinh. Phần hấp dẫn nhất của lễ hội đền Bà Triệu là nghi lễ rước kiệu và tế lễ (còn gọi là rước bóng) với cung đường từ đền Bà Triệu tới đình Phú Điền, nơi vua Bà được tôn thờ Thành hoàng làng, sau đó rước đến núi Tùng rồi quay về trung tâm lễ hội, tạo nên không gian văn hóa đặc sắc cho lễ hội đền Bà Triệu.

Ngoài ý nghĩa lịch sử vốn có, điều đặc biệt chính là lễ hội vẫn giữ được những yếu tố văn hóa - lịch sử - dân gian, chưa bị sân khấu hóa, hình thức hóa. Người dân địa phương vẫn giữ vai trò chủ nhân - chủ thể tổ chức lễ hội, chứ không phải tham dự chỉ như các du khách giống ở nhiều nơi khác. Với những giá trị vốn có, tháng 8/2022, lễ hội đền Bà Triệu đã được Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch ghi danh vào Danh mục Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia.

Bài liên quan
  • Thêm 10 di sản vào Danh mục di sản văn hóa phi vật thể quốc gia
    Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch (VHTT&DL) vừa công bố các quyết định ghi danh di sản vào Danh mục di sản văn hóa phi vật thể quốc gia. Bộ VHTT&DL yêu cầu các cấp nơi có di sản văn hóa phi vật thể được đưa vào Danh mục, trong phạm vi nhiệm vụ và quyền hạn của mình, thực hiện việc quản lý Nhà nước theo quy định của pháp luật về di sản văn hóa.
(0) Bình luận
Nổi bật Tạp chí Người Hà Nội
  • Tổ quốc trong sáng tác của các cây bút trẻ
    Trong trái tim mỗi người con nước Việt, bóng hình đẹp đẽ và thiêng liêng, kiêu hùng và nhân hậu chính là Tổ quốc. Tổ quốc rạng ngời trên trang viết của bao thế hệ đi trước, rồi được kế thừa bởi thế hệ trẻ hôm nay. Mỗi tác giả có một cách thể hiện khác nhau về đề tài Tổ quốc, mỗi tác phẩm là một nét vẽ riêng về dáng hình Việt Nam, góp phần hình thành nên diện mạo chung của đất nước tráng lệ và linh thiêng trong văn chương nghệ thuật. Tiếp nối sự thành công và dấu ấn sâu đậm mà những cây bút thời kỳ trước ma
  • “Ngày về” - lời ru giàu cảm xúc về làng quê Việt Nam
    “Ngày về” được mở đầu bằng hình ảnh quen thuộc, dễ nhận thấy nhất của làng quê Việt Nam với những giá trị truyền thống thiêng liêng: “Cây đa, bến nước, sân đình/ Con đường gạch lát nối tình xóm thôn”.
  • Nguyễn Đình Thi một bản lĩnh  văn hóa lớn
    Nguyễn Đình Thi là một nhà hoạt động cách mạng lão thành và là người làm văn học nghệ thuật đa tài, nhiều sáng tạo. Ông viết sách khảo luận triết học, viết văn, viết báo, làm thơ, soạn nhạc, soạn kịch, viết lý luận phê bình, và ở lĩnh vực nào, ông cũng thể hiện mình là một bản lĩnh văn hóa lớn. Những chia sẻ của nhà thơ Bằng Việt - nguyên Phó Chủ tịch Liên hiệp các Hội Văn học nghệ thuật Việt Nam, nguyên Chủ tịch Hội Liên hiệp Văn học Nghệ thuật Hà Nội, người đã tuyển chọn và dịch tác phẩm của Nguyễn Đình
  • 34 tác phẩm xuất sắc đạt giải cuộc thi ‘Việt Nam hạnh phúc’ 2024
    Tối 11/12, tại Nhà hát Lớn Hà Nội, Bộ Thông tin và Truyền thông phối hợp với Hội Nghệ sỹ Nhiếp ảnh Việt Nam long trọng tổ chức Lễ khai mạc Triển lãm và công bố Giải thưởng Cuộc thi ảnh, video “Việt Nam hạnh phúc - Happy Vietnam” năm 2024.
  • CLB Giám đốc các bệnh viện miền Trung chia sẻ kinh nghiệm quản lý, điều hành
    CLB Giám đốc các bệnh viện khu vực miền Trung chia sẻ kinh nghiệm quản lý, điều hành… để hướng tới người bệnh và lấy người bệnh làm trung tâm phấn đấu cho mục tiêu cung cấp dịch vụ y tế chất lượng.
Đừng bỏ lỡ
Lễ hội đền Bà Triệu sẽ trở thành Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO